Papain là gì? Lợi ích của papain đối với hệ tiêu hóa

Papain là gì? Lợi ích của papain đối với hệ tiêu hóa

Bạn đã bao giờ nghe đến Papain, hay lợi ích của papain đối với hệ tiêu hóa là gì? Để hiểu rõ hơn về thành phần này hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu nhé.

Khi mua những sản phẩm thuốc điều trị bệnh về hệ tiêu hóa, bạn sẽ thường thấy papain xuất hiện nhiều trong bảng thành phần, nhưng bạn chưa biết nguồn gốc, công dụng của papain là gì? Lợi ích của papain đối với hệ tiêu hóa ra sao thì hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Papain là gì?

Papain là một loại enzyme có nguồn gốc từ thực vật, được chiết xuất từ trong vỏ của đu đủ chưa chín cắt nhỏ dưới dạng mủ thô. Và đây là một thành phần chính trong những loại thuốc điều trị các bệnh tiêu hóa.

Nhựa quả đu đủ xanh chứa gồm papain, chymopapain A, chymopapain B, Proteinase III, protease IV. Nhưng trong đó, thành phần papain chứa gần 95% trong nhựa quả đu đủ.

Papain là gì? Lợi ích của papain đối với hệ tiêu hóaThành phần papain được chiết xuất từ nhựa quả đu đủ xanh

Lợi ích của papain

Tốt cho hệ tiêu hóa

Loại enzym papain giúp phân giải protein thành các đoạn protein nhỏ hơn hay còn gọi là peptide, axit amin, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động một cách trơn tru, ngoài ra còn tạo nên giá trị dinh dưỡng riêng của các phân tử protein cung cấp cho cơ thể.

Theo Ths.Lưu Liên Hương, PGĐ Trung tâm nghiên cứu, Viện Y học ứng dụng Việt Nam: “Đu đủ chứa loại enzym tiêu hóa tự nhiên papain. Enzym này cùng với chất xơ giúp tiêu hóa thức ăn và hỗ trợ quá trình đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa táo bón hiệu quả”.

Thành phần papain tốt cho hệ tiêu hóaThành phần papain tốt cho hệ tiêu hóa

Giảm viêm

Theo một nghiên cứu vào năm 2013 được công bố trên tạp chí dinh dưỡng, các chuyên gia đã chứng minh rằng papain có khả năng phân giải protein, nhằm ngăn chặn các phức hợp miễn dịch gây bệnh phát triển và ngăn chặn tình trạng sưng viêm ngay từ đầu.

Bên cạnh đó, papain giúp cải thiện bệnh ở những bệnh nhân mắc hen suyễn, viêm khớp và các bệnh lý về viêm khác một cách hiệu quả.

Papain giúp giảm sưng viêmPapain giúp giảm sưng viêm

Giảm đau

Theo một nghiên cứu ở Đức vào năm 1995, enzym có chứa thành phần papain có thể có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh zona trong vòng 14 ngày.

Ngoài ra, thành phần này còn có tác dụng giảm đau cho trường hợp đau cơ do luyện tập cường độ cao hoặc đau họng.

Thành phần papain có tác dụng giảm đauThành phần papain có tác dụng giảm đau

Điều trị nhiễm trùng

Thành phần papain có công dụng điều trị nhiễm trùng nhờ cơ chế phá hủy lớp protein, chống lại sự phát triển của các nấm và virus gây nhiễm trùng. Vậy nên, thành phần này được nhiều chuyên gia khuyên dùng để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng, vừa an toàn vừa hiệu quả.

Điều trị nhiễm trùngĐiều trị nhiễm trùng

Hỗ trợ chữa lành vết thương

Bạn có thể dùng papain trực tiếp lên vết cắn của côn trùng, vết thương bị nhiễm trùng, vết loét, để thúc đẩy điều trị chưa lành vết thương một cách nhanh chóng.

Papain có thể chữa lành vết thương viêm loétPapain có thể chữa lành vết thương viêm loét

Lưu ý khi dùng thuốc chứa papain

Tuy thành phần papain có lợi cho hệ tiêu hóa nhưng thành phần này cũng chống chỉ định cho một số trường hợp nhất định:

  • Đối với phụ nữ có thai và cho con bú nên tránh sử dụng những sản phẩm có chứa thành phần papain. Vì một số chuyên gia nhận định rằng thành phần này có thể gây dị tật bẩm sinh thậm chí là sảy thai trong quá trình thai kỳ.
  • Những bạn bị dị ứng với quả sung và quả kiwi nên chú ý vì thường những trường hợp bị dị ứng với hai loại quả này cũng bị dị ứng với thành phần papain.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc chứa papainNhững lưu ý khi sử dụng thuốc chứa papain

Bên trên là bài viết thông tin chi tiết về papain là gì, cũng như lợi ích của papain đối với hệ tiêu hóa mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng những thông tin này hữu ích!

Nguồn: hellobacsi tham vấn y khoa bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *