(Phần 2) Đánh giá chi tiết camera LG G4 – Đẳng cấp khác biệt

(Phần 2) Đánh giá chi tiết camera LG G4 – Đẳng cấp khác biệt

Trong bài viết phần 1, các bạn được làm quen với các chế độ chụp tự động và đơn giản, ở phần 2 này, mình sẽ dành riêng cho chế độ Manual và giải thích chi tiết cho các bạn về các thông số trong chế độ này, sẽ hơi khó cho các bạn mới làm quen.

(Phần 2) Đánh giá chi tiết camera LG G4 – Đẳng cấp khác biệt

PHẦN MỀM CHỤP ẢNH

Manual Mode – Chế độ tự thiết lập, chỉnh tay

Manual Mode - Chế độ tự thiết lập, chỉnh tay

Các thông số :

  • AWB – Auto White Balance : Cân bằng trắng tự động
  • WB – White Balance : Cân bằng trắng

Theo Sony.net, cân bằng trắng là chức năng giúp cho mọi thứ có màu trắng khi vào hình vẫn trông đúng là màu trắng bằng cách bù trừ ảnh hưởng của màu sắc ánh sáng trong môi trường chụp.

Cách xếp đặt ánh sáng khác nhau cho ra màu sắc và đặc tính khác nhau. Chẳng hạn như, ánh sáng mặt trời thường có màu hơi vàng trong khi đó vào những ngày nhiều mây mù thường có sắc phớt xanh. Mắt của con người chúng ta có thể tự động bù cho sự ảnh hưởng này dựa trên khái niệm: “mọi thứ màu trắng nên trông có màu trắng”. Tuy nhiên, máy ảnh tái hiện màu sắc mà nó ghi được giống như màu sắc có trong ảnh. Vì vậy, tùy vào cách bố trí ánh sáng xung quanh mà màu trắng có thể ngả thành màu hơi vàng hoặc hơi xanh da trời khi xuất hiện trong ảnh, khác với hình ảnh thực tế nhìn bằng mắt thường.

Việc điều chỉnh tiêu chuẩn của “độ trắng” trong máy ảnh để khắc phục “sắc thái màu” do màu sắc của ánh sáng gây ra như vậy là tính năng nguyên thủy của cân bằng trắng. Ngoài tính năng dùng để tái tạo sắc trắng này, tính năng cân bằng trắng trong các máy ảnh kỹ thuật số còn được dùng làm bộ lọc màu để chỉnh tông màu ngày càng nhiều.

  • AF – Auto Focus : Lấy nét tự động
  • MF – Manual Focus : Lấy nét tay

Theo Sony.net, lấy nét tự động (AF) là tính năng tự động lấy nét chủ thể của máy ảnh. Hầu hết các loại máy ảnh kỹ thuật số và điện thoại thông thường đều có tính năng này.

Lấy nét bằng tay (MF) là tính năng cho phép người chụp chỉnh điểm lấy nét bằng tay thay vì để máy tự động lấy nét.

Mặc dù đối với máy ảnh kỹ thuật số và điện thoại, tính năng lấy nét tự động (AF) phổ biến hơn tính năng lấy nét bằng tay nhưng tính năng lấy nét bằng tay (MF) lại hiệu quả hơn trong trường hợp việc lấy nét tự động gặp khó khăn, chẳng hạn như khi chụp cận cảnh.

  • [+/-] – Brightness : Độ sáng

Brightness [+/-], là độ sáng của một bức ảnh. Thường khi chụp ngược sáng chủ thể trong ảnh sẽ bị tối đi. Tăng giá trị [+/-] sẽ giúp làm sáng chủ thể trong ảnh. Tính năng này thường sẽ được chỉnh tay.

  • ISO –International Organisation for Standardisation : Độ nhạy sáng theo chuẩn quốc tế

Độ nhạy sáng ISO được dùng để cho biết độ nhạy của cảm biến đối với ánh sáng. Việc tăng giá trị ISO sẽ làm tăng mức nhạy sáng, ISO càng nhỏ thì máy càng ít nhạy cảm với ánh sáng và mịn hơn.

Hầu hết mọi người đều có xu hướng để máy trong chế độ tự động (Auto Mode), khi đó máy sẽ lựa chọn ISO thích hợp tùy thuộc vào điều kiện của môi trường. Nhưng hầu hết các máy ảnh và điện thoại đều cho phép bạn lựa chọn ISO theo ý riêng của mình.

  • S – Shutter Speed : Tốc độ màn trập

Tốc độ màn trập là thời gian màn trập ở phía trước cảm biến hình ảnh mở ra. Trong khi màn trập mở, cảm biến hình ảnh được phơi sáng để từ đó hình ảnh được tạo ra. Tốc độ màn trập càng chậm, ảnh sẽ càng bị nhòe đối với chủ thể chuyển động, tốc độ màn trập càng nhanh bạn có thể dễ dàng bắt đứng chuyển động.

  • AE-L : AutoExposure-Lock : Khóa đo sáng

Tính năng này sẽ cố định độ sáng [+/-] mà bạn chọn, máy sẽ không tự động đo sáng lại mỗi khi chụp.

  • F – F-Stop : (liên quang đến) Khẩu độ

Khẩu độ (Aperture) của ống kính máy ảnh là yếu tố rất quan trọng đối với 1 ống kính và máy ảnh. Khẩu độ (hay độ mở) của ống kính càng lớn tức là trong 1 khoảng thời gian nhất định lượng ánh sáng mà cảm biến (hoặc phim) nhận được càng nhiều. Đó là một phần quyết định tốc độ của ống kính. Những ống kính có khẩu độ càng lớn thì càng đắt.

Đơn vị đo khẩu độ là f-stop. Đó là đại lượng tính bằng tỉ lệ giữa tiêu cự của ống kính và đường kính tối đa lỗ hổng lọt sáng (khẩu) tương ứng tiêu cự đó. Thường thì người ta lấy giá trị lớn nhất của khẩu độ để đặt cho ống kính và gọi đó là khẩu độ của ống kính.

Ví dụ : 1 ống kính có tiêu cự = 50mm, đường kính lỗ mở (khẩu) tối đa = 17,9mm -> Khẩu độ sẽ là 50/17,9 = 2,8 và được gọi là f2.8.

ẢNH CHỤP CAMERA SAU

Thông số : f/1.8 S : 1/1000 ISO : 300

ẢNH CHỤP CAMERA SAU

Photography by HTH | Model : Ngọc Trâm | Stock Photo

Thông số : f/1.8 S : 1/1000 ISO : 150

Thông số :  f/1.8                S : 1/1000             ISO : 150

Photography by HTH | Model : Ngọc Trâm | Stock Photo

Thông số : f/1.8 S : 1/1000 ISO : 150

Thông số :  f/1.8                S : 1/1000             ISO : 150

Photography by HTH | Model : Ngọc Trâm, Hoàng Kim| Stock Photo

Thông số : f/1.8 S : 1/6000 ISO : 100

Thông số :  f/1.8                S : 1/6000             ISO : 100

Photography by HTH | Stock Photo

Thông số : f/1.8 S : 1/8 ISO : 150

Thông số :  f/1.8                S : 1/8                    ISO : 150

Photography by HTH | Stock Photo

Tip :

  • Chụp phơi sáng phải sử dụng chân đế để (tripod) giữ máy cố định.
  • Ảnh gốc chụp ra có thể kết hợp với các app như Snapseed hoặc Aviary hoặc Pixlr để tạo nên những bức ảnh độc đáo.
  • Các tip ở chế độ Auto vẫn sử dụng được.

Ảnh chụp có edit :

Thông số : f/1.8 S : 1/1036 ISO : 50

Thông số :  f/1.8                S : 1/1036                             ISO : 50

Photography by HTH | Stock Photo

KẾT LUẬN

Mình có thể kiểm soát các thông số ảnh một cách dễ dàng và cho ra đời những bức ảnh đẹp đến không ngờ. LG G4 đã làm điều mà trước đây không một dòng điện thoại nào của LG làm được. Rất đáng “đồng tiền bát gạo”.

Harris T.Hưng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *