Đối với một chiếc laptop, chip hay còn gọi là CPU được xem như bộ não điều khiển mọi hoạt động của thiết bị và chúng cũng được chia thành nhiều dòng khác nhau. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về cách phân biệt các loại chip laptop qua bài viết sau đây nhé!
1Chip laptop là gì?
Chip laptop – CPU (Central Processing Unit) có nhiệm vụ điều khiển toàn bộ hoạt động của thiết bị. Bộ phận này sẽ tiếp nhận và phân tích các thông tin từ thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím,… hay các phần mềm, sau đó xuất kết quả lên màn hình.
Cấu tạo của chip laptop bao gồm hàng triệu bóng dẫn được xếp trên cùng một bảng mạch nhỏ và chứa các thành phần như:
- Khối tính toán (Arithmetic Logic Unit – ALU) : Có nhiệm vụ thực hiện các phép tính logic một cách kỹ càng, đảm bảo xuất ra kết quả chuẩn xác nhất.
- Khối điều khiển (Control Unit): Các thao tác của người dùng sẽ được chuyển thành ngôn ngữ máy tính, nhờ đó mà khối này có thể đọc hiểu và chỉ đạo toàn bộ hoạt động của bộ vi xử lý một cách chính xác.
- Thanh ghi (Registors): Có cấu tạo tương tự như RAM và nằm trong CPU để lưu trữ tạm thời những kết quả từ bộ xử lý ALU.
2Các loại chip laptop
Chip Intel
Intel được xem là nhà sản xuất chip laptop lớn nhất trên thế giới hiện nay. CPU Intel có mặt trong hầu hết các thiết bị máy tính để bàn, laptop và được chia thành 4 dòng chính.
Chip Intel Pentium
Intel Pentium được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2000, là dòng chip 2 nhân với xung nhịp từ 1.1 – 3.5 GHz và có khả năng tương thích với nhiều loại mainboard khác nhau.
Thế hệ thứ 4 (Haswell) của dòng chip này có ưu điểm là tiết kiệm điện năng cùng hiệu suất mạnh mẽ nhờ được sản xuất trên dây chuyền có tiến trình 22 Nm hiện đại.
Mặc dù vậy, dòng chip này lại không hỗ trợ công nghệ Turbo Boots hay công nghệ siêu phân luồng giống như trên các loại cao cấp hơn. Do đó, chip Intel Pentium chủ yếu được trang bị cho các mẫu laptop học tập – văn phòng, có hiệu năng đủ dùng.
Chip Intel Celeron
Intel Celeron là dòng chip ra đời sau và được xem như phiên bản rút gọn của dòng Pentium. Dòng chip này cũng đã được nâng cấp lên thế hệ Haswell, giúp laptop có thể xử lý tốt các tác vụ văn phòng cơ bản cũng như lướt web nhẹ nhàng.
Dòng chip Intel Celeron có dung lượng bộ nhớ cache nhỏ và chỉ số bán dẫn hạn chế. Do đó, hầu như dòng chip này không còn được trang bị trên các sản phẩm laptop mới, bạn chỉ có thể tìm thấy chúng trong các loại máy đời cũ.
Chip Intel Xeon
Intel Xeon được cho ra mắt vào năm 2013 và được đánh giá là dòng chip có hiệu năng mạnh nhất của hãng với CPU nhiều lõi (tối đa lên đến 56 lõi). Bộ nhớ cache L3 có dung lượng từ 15 – 30 MB cũng giúp chip lưu trữ và xử lý được nhiều dữ liệu cùng lúc hơn.
Bên cạnh đó, dòng chip này còn được tích hợp công nghệ phân luồng có sẵn, hỗ trợ tốt cho RAM ECC, đặc biệt là có độ bền cao. Chính vì vậy, Intel Xeon thường được trang bị cho các máy trạm hay các dòng laptop đồ họa – kỹ thuật.
Hiện nay, chip Intel Xeon được chia thành 3 loại chính bao gồm: E3, E5, E7. Tuy nhiên, nhược điểm lớn của dòng chip này là chúng có giá thành cao và chỉ được trang bị trên những mẫu laptop cao cấp.
Chip Intel Core i
Intel Core i là dòng chip được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, bạn có thể dễ dàng bắt gặp chúng trên hầu hết các mẫu laptop trên thị trường và được chia thành 4 loại sau:
- Core i3: Là dòng chip 2 nhân, xung nhịp dao động từ 1.8 – 2.3 Ghz và được hỗ trợ công nghệ siêu phân luồng. Hạn chế của i3 là bộ nhớ cache nhỏ hơn 3 MB và không hỗ trợ Turbo Boost. Thích hợp với các tác vụ soạn thảo, lướt web nhẹ nhàng.
- Core i5: Dòng chip 4 nhân với xung nhịp từ 2.3 – 2.7 Ghz, được hỗ trợ công nghệ Turbo Boost và Hyper Threading, bộ nhớ cache có dung lượng từ 3 – 5 MB, xử lý ổn các tác vụ đồ họa cơ bản.
- Core i7: Đây là dòng chip có khả năng đa nhiệm cao với bộ nhớ cache từ 4 – 8 MB, được hỗ trợ công nghệ Turbo Boost và Hyper Threading với xung nhịp tối đa từ 2.4 – 3.3 Ghz.
- Core i9: Dòng chip Core i mạnh mẽ nhất, sở hữu 6 – 12 nhân với mức xung nhịp từ 3.5 – 4.5 Ghz. Ngoài ra, chip còn được tích hợp công nghệ Turbo Boost Max Technology 3.0, mang đến khả năng xử lý đa nhiệm với tốc độ cao.
Chip AMD
AMD là hãng sản xuất chip laptop lớn thứ 2 thế giới và cũng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Intel. Dòng chip này cũng rất đa dạng về chủng loại cũng như giá thành, từ mức hiệu năng cơ bản đến cao cấp, được trang bị phổ biến trên nhiều mẫu laptop hiện nay.
AMD Ryzen
Dòng chip phổ thông AMD Ryzen được sản xuất dựa trên tiến trình từ 14 – 7 Nm với 16 nhân và 32 luồng. Ưu điểm lớn của dòng chip này là khả năng tiết kiệm năng lượng nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất làm việc ổn định.
Chip AMD Ryzen được phân thành 4 loại với mức hiệu năng tăng dần gồm:
- Ryzen 3: Có giá thành rẻ và tiết kiệm năng lượng, thường được trang bị trên các mẫu laptop phổ thông.
- Ryzen 5: Thuộc phân khúc tầm trung, có khả năng xử lý đồ họa ở mức cơ bản.
- Ryzen 7 và Ryzen 9: Thuộc dòng cao cấp có khả năng xử lý đa nhiệm mượt mà, thường được trang bị trên những mẫu laptop cấu hình cao.
AMD FX
FX được xem là dòng chip đời đầu của nhà AMD, có cấu tạo gồm 8 nhânvới 8 luồng xử lý mang đến sức mạnh đủ để đáp ứng các nhu cầu sử dụng thông thường.
Tuy nhiên, dòng FX có nhược điểm lớn là tiêu thụ điện năng cao và hiện AMD cũng đã dừng sản xuất dòng chip này và thay bằng Ryzen.
AMD Threadripper
AMD Threadripper được xem là dòng chip mạnh nhấttrong gia đình AMD khi được trang bị đến 16 nhân và 32 luồng. Đồng thời, dòng chip này còn được tích hợp công nghệ SenseMI giúp tăng cường hiệu suất hoạt động, bên cạnh đó là Ryzen Master giúp tối ưu khả năng tiết kiệm điện.
Chip AMD Threadripper sử dụng cấu trúc Zen tương tự như như các thế hệ Ryzen mới nhất. Chúng thường được trang bị trên các máy trạm, phù hợp với những bạn làm các công việc chuyên về đồ họa như render video, dựng phim,…
AMD Athlon
Chip AMD Athlon được thiết kế theo kiến trúc Zen tương tự dòng Ryzen. Dòng chip này thuộc phân khúc giá rẻ, được trang bị 2 nhân và 4 luồng với mức xung nhịp lên đến 3.2 Ghz, có thể đáp ứng tốt các tác vụ văn phòng cơ bản và chơi game online nhẹ nhàng.
AMD Epyc
Chip AMD Epyc là dòng sản phẩm chuyên được trang bị trên các máy chủ với cấu tạo bao gồm 23 nhân với 48 luồng mang đến khả năng xử lý đa nhiệm ở tốc độ cao.
Dòng chip này được phát triển dựa trên kiến trúc AMD Infinity Architecture, với ưu điểm lớn là có thể ngăn các lỗi ở bộ xử lý, tính bảo mật cao và khả năng tương thích với các thiết bị bên ngoài tốt.
3So sánh chip AMD và chip Intel
Bảng so sánh chip AMD và chip Intel
Tiêu chí | Chip AMD | Chip Intel |
Thông số và tính năng |
Từ 8 – 23 nhân, 4 – 32 luồng. Hiệu năng đa luồng tốt. |
2 – 12 nhân, ít luồng hơn. Hiệu năng đơn luồng tốt |
Phần mềm và trình điều khiển | Card đồ họa tích hợp có hiệu năng cao hơn. | Card đồ họa tích hợp hiệu năng kém hơn. |
Ép xung |
|
|
Hiệu suất chơi game |
|
|
Mức giá | Từ 720.000 VNĐ trở lên (cập nhật tháng 10/2022) | Từ 1.080.000 VNĐ trở lên (cập nhật tháng 10/2022) |
Tổng kết
Các dòng chip Intel có ưu điểm lớn chính là sự phổ biến và đa dạngmẫu mã, mang đến nhiều lựa chọn cho người dùng. Ngoài ra, là khả năng tương thích tốt với hầu hết các thiết bị hiện nay trên thị trường, thuận tiện cho việc sử dụng.
Tuy nhiên, chip Intel lại có giá bán tương đối cao so với mặt bằng chung hiện nay. Đối với các laptop được trang bị chip Intel có card đồ họa tích hợp sẽ không thể xử lý quá tốt các tác vụ liên quan đến xử lý hình ảnh, video.
Trong khi đó, chip AMD có giá thành rẻ hơn chip Intel cùng một mức hiệu năng. Bên cạnh đó, dòng chip này cũng có mức tiêu hao năng lượng ít hơn so với đối thủ.
Nhược điểm lớn của dòng chip AMD là chưa thể tương thích với các driver một cách tối ưu nhất. Ngoài ra, khả năng xử lý các tác vụ đồ họa và render video cũng kém hơn một chút so với chip Intel.
- So sánh Laptop Workstation và Laptop Gaming: Đâu là sự lựa chọn phù hợp?
- So sánh Laptop Dell Inspiron và Dell Vostro. Nên mua loại nào phù hợp nhất?
- So sánh iMac và MacBook: Đâu là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn?
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích. Nếu vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận để được tư vấn nhé!