Giấm là một nguyên liệu chế biến thường thấy trong các món ăn. Trên thị trường hiện nay đang phổ biến 3 loại giấm đó là giấm gạo, giấm hoa quả và giấm tinh luyện. Vậy giữa các loại giấm này có sự khác biệt như thế nào, cùng mình tìm hiểu nhé.
Giấm được xem là loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp của nhiều gia đình, ngoài khả năng khử mùi và làm sạch, loại gia vị này còn chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cùng lượng vitamin A, vitamin E dồi dào và các axit amin rất tốt cho sức khỏe.
Hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng, trên thị trường hiện nay có không ít các loại giấm với thành phần và công dụng hoàn toàn khác nhau. Ba loại giấm phổ biến được nhiều người sử dụng đó là giấm gạo, giấm hoa quả và giấm tinh luyện. Ngay bây giờ, hãy cùng mình tìm hiểu về sự khác biệt của những loại giấm này nhé.
Thành phần sản xuất
Giấm gạo
Giấm được làm từ rượu gạo hoặc rượu nếp, ở dạng rượu gạo, ở dạng rượu gạo thì nó sẽ được làm từ nhiều loại gạo khác nhau như gạo nếp than, gạo lứt và gạo tẻ.
Giấm hoa quả
Được tạo thành bởi các nguyên liệu chính là hoa quả, nước dừa tươi và đường để lên men. Một số loại hoa quả thường được dùng để làm giấm là chuối, táo, lê, nho, thơm, thanh long.
Tham khảo thêm: Cách làm giấm chuối đơn giản tại nhà, an toàn sức khỏe
Giấm tinh luyện
hay còn được gọi là giấm trắng, là loại giấm đã có từ rất lâu và được sử dụng phổ biến trong nấu ăn. Giấm tinh luyện được làm từ bã bia hoặc đường mật, độ chua của giấm hình thành từ sự lên men của rượu etylic.
Mùi vị
Vì được lên men từ gạo nên giấm gạo có vị chua khá dịu, không gắt và là loại giấm có nồng độ axit axetic cao nhất so với các loại giấm còn lại.
Còn giấm hoa quả thì có mùi thơm dịu nhẹ cùng độ chua vừa phải, khi ăn có thể cảm nhận như vị chua của trái cây.
Và loại giấm cuối cùng là giấm tinh luyện, như đã đề cập ở trên, loại giấm này được hình thành bởi rượu etylic lên men nên có độ chua cao nhất trong 3 loại và mùi vị hơi gắt.
Tham khảo thêm: Xem ngay 6 cách làm giấm nuôi cực đơn giản, làm một lần ăn cả năm nhé!
Công dụng
Với đặc trưng là vị chua dịu nhẹ nên giấm gạo thường được dùng để trộn gỏi, là gia vị để nêm nếm các món soup, món thịt hầm, mì, làm gà rán,..
Tham khảo cách làm gà rán cùng giấm gạo tại: Mách bạn cách làm gà rán Hàn Quốc tại nhà với giấm gạo cực dễ
Còn đối với giấm hoa quả bạn có thể cho trực tiếp vào món ăn để tạo độ chua nhè nhẹ hoặc có thể kết hợp nó cùng với các loại nguyên liệu khác để làm món nước chấm, nước sốt chua ngọt cho món ăn thêm phần đậm đà.
Vì là loại giấm có vị chua nhất nên người ta thường dùng giấm tinh luyện để làm chua các loại thực phẩm như củ cải, củ kiệu, cà pháo,.. Hoặc bạn có thể dùng để khử mùi tanh của thịt cá trước khi chế biến, với nồng độ axit dồi dào trong rượu lên men, loại giấm này sẽ đánh bay đi mùi hôi tanh của thực phẩm, đồng thời cũng có thể dùng để làm sạch nhà cửa.
Tham khảo cách vệ sinh nhà cửa bằng giấm tại: Những công dụng làm sạch nhà cửa không ngờ của giấm
Các loại giấm
Vì được cấu tạo bởi nhiều loại gạo khác nhau nên giấm gạo có rất nhiều màu sắc. Giấm gạo được làm từ gạo tẻ sẽ có màu vàng nhạt, còn làm từ gạo lứt sẽ có màu đỏ hay còn được gọi là giấm Tàu. Và giấm đen thì được làm từ gạo nếp than.
Như đã đề cập ở trên, giấm hoa quả thường được làm từ một số loại trái cây lên men nên loại giấm này có các loại như giấm táo, giấm chuối, giấm thơm,…
Không chỉ là loại gia vị giúp món ăn thêm phần hấp dẫn, đậm đà, giấm còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về từng loại giấm để từ đó biết cách sử dụng cho phù hợp nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH