1. Dàn bài hướng dẫn phân tích 6 câu thơ đầu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu về đại thi hào Nguyễn Du.
– Khái quát về 6 câu thơ đầu trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích: bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích qua cái nhìn đầy tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều.
1.2. Thân bài:
– Cảnh lầu Ngưng Bích:
+ Không gian: rộng lớn với “non xa”, “trăng gần” gợi tả sự bát ngát của không gian càng làm cho con người trở nên cô đơn, lẻ loi.
Từ “xa trông”: hướng nhìn về một nơi xa xăm, biểu lộ rất rõ tâm trạng thẫn thờ, đón đợi.
⇒ Bức tranh trước lầu Ngưng Bích mở ra không gian, vũ trụ bao la.
Từ “khóa xuân”: Kiều ý thức được mình không còn trẻ tuổi, đoạn tuyệt với tuổi trẻ khi đã rơi vào chốn lầu xanh này.
– Tâm trạng của Thúy Kiều trước không gian bát ngát, mênh mông.
Từ láy “bẽ bàng” gợi tâm trạng hổ thẹn, sự tự vấn, nỗi chán nản hòa với buồn tủi đang tràn ngập trong tâm trạng Kiều.
1.3. Kết bài:
– Khái quát nội dung của sáu câu thơ đầu khắc họa sâu sắc tâm trạng cô đơn, vô vọng của Thúy Kiều.
2. Bài hướng dẫn phân tích 6 câu thơ đầu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích hay nhất:
“Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã nâng tiếng Việt lên thành ngôn ngữ dân tộc”. Quả thật vậy, càng suy ngẫm ta càng thấm thía, càng thấy độc đáo bởi một đại thi hào dân tộc với sự sáng tạo tuyệt vời đã làm cho ngôn ngữ dân tộc vốn đẹp giờ càng đẹp hơn. Tả cảnh ngụ tình là một cách thức để Nguyễn Du thể hiện thành công nét độc đáo của tiếng Việt trong tác phẩm của mình. Sự thành công này được thể hiện qua đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích, trong đó, sáu câu thơ đầu là hoàn cảnh cô đơn, cay đắng, xót xa của nàng Kiều; đó là “tình” trong “cảnh”, “cảnh” trong “tính”:
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.ư
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng…
Sáu câu thơ đầu là mảng tâm trạng buồn rầu, xót xa của Thúy Kiều trước toàn cảnh trước lầu Ngưng Bích qua cái nhìn và tâm trạng của Thúy Kiều. Nàng Kiều trơ trọi giữa không gian mênh mông, hoang vắng. Câu thơ sáu chữ “Bốn bề bát ngát xa trông” gợi lên sự rợn ngợp của không gian, xung quanh chỉ toàn mây nước không một bóng người, vừa hoang sơ, vừa thực vừa ảo. Khung cảnh thiên nhiên có “non xa, trăng gần, cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” nhưng chẳng có lấy một sự tươi vui, náo nhiệt nào. Nàng trơ trọi giữa trời nước mênh mang, không gian hoang vu tiêu điều, trong hoàn cảnh tha hương, lại bị giam hãm trong cái lầu xanh cao ngất nghểu trơ trọi giữa trời và nước.
“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng….”
Một khung cảnh bao la, rộng lớn của đất trời, nhưng lại thấm đẫm một nỗi sầu của nhân vật, đúng như Nguyễn Du viết: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Trong cái không gian rợn ngợp và thời gian quẩn quanh không lối thoát, thành ngữ “mây sớm đèn khuya” gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian, tất cả đang giam hãm con người, như khắc sâu thêm nỗi cô đơn khiến Kiều càng thấy “bẽ bàng” chán ngán, chỉ biết làm bạn với “mây” và “đèn”. Câu thơ “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” diễn ra nỗi buồn sầu, nhưng không chỉ buồn rầu, tủi hổ về thân phận, số phận cay đắng, truân chuyên mà nàng còn xót xa vì cái “tình riêng” khiến lòng nàng như bị xé! Một nửa là tâm sự của Kiều, một nửa là cảnh vật trước lầu Ngưng Bích, hai mối phụ họa với nhau mà tác động đến tâm trạng Thúy Kiều, chia sẻ lòng Kiều khiến cho lòng nàng tan nát, dồn tới lớp lớp những nỗi niềm chua xót đau thương.
Thông qua bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, Nguyễn Du đã thể hiện một cách độc đáo cảnh thực ở lầu Ngưng Bích, đồng thời, đồng thời, khắc họa rõ nét nỗi xót xa, buồn tủi của nàng Kiều về tình riêng dang dở.
3. Bài hướng dẫn hân tích 6 câu thơ đầu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ý nghĩa nhất:
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, để lại nhiều tác phẩm đồ sộ cho đời. Bản thân ông sinh ra trong một gia đình giàu có, quý tộc và có nhiều đời làm quan. Tuy nhiên, vì biến cố gia đình, ông phải trải qua cuộc sống khổ sở và lưu lạc trong 10 năm. Những năm tháng tứ cố vô thân đã giúp ông có cái nhìn sâu sắc về xã hội, cảm thấy thương hại cho số phận của con người, đặc biệt là số phận của phụ nữ trong xã hội xưa. Trong các tác phẩm văn chương của ông, tác phẩm nổi bật nhất là Truyện Kiều. Tác phẩm này có nguồn gốc từ Trung Quốc với cốt truyện là Kim Vân Kiều Truyện của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy nhiên, Nguyễn Du đã chuyển thể thành thơ lục bát bằng chữ nôm, sử dụng bút pháp tài hoa và tài năng thiên phú của mình để cho ra đời tác phẩm Truyện Kiều chữ nôm vang danh thiên sử. Trong đó, trích đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích được coi là đỉnh cao nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, nói lên hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật Kiều. Đặc biệt, ở trong sau câu thơ đầu đoạn trích:
Hai câu thơ đầu tiên mở ra cảnh ngộ của Thúy Kiều:
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Hai câu thơ trên của Truyện Kiều được sử dụng để tả lại tình trạng của nhân vật chính Kiều, người đã bị bán vào lầu xanh và bị giam cầm trong đó. Trong câu thơ đầu tiên “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân”, ngôn ngữ sử dụng tạo ra một cảm giác than thở, buồn bã của Kiều về sự mất mát của tuổi trẻ. Từ “khóa xuân” diễn tả sự bế tắc, Kiều cảm thấy bị “khóa” lại vì đã mất đi tuổi trẻ của mình. Điều này cũng có thể hiểu là cô đã bị bắt ép vào cuộc sống của lầu xanh và không thể thoát khỏi nó.
Câu thơ thứ hai “Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung” tạo ra một cảnh tượng yên tĩnh, đơn độc của Kiều khi cô ở trong lầu ngưng bích. Cảnh tượng này diễn tả sự cô đơn và cô muốn thoát khỏi sự bế tắc hiện tại của mình. Tuy nhiên, cô không thể thoát khỏi sự giam cầm trong lầu xanh. Trăng làm bạn cho Kiều và cảnh non xa trong đêm tạo nên một bức tranh về sự cô đơn, tuyệt vọng và cảm giác bất lực của nhân vật chính. Từng câu thơ được sử dụng để miêu tả tình trạng của Kiều và giúp người đọc hiểu rõ hơn về suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật chính trong cuộc sống của cô.
Qua lăng kính của nhà thơ, ta có thể hình dung ra lầu ngưng Bích khá cao, từ trên cao, nàng có thể nhìn ra xa mọi thứ được, có thể cảm nhận thiên nhiên xung quanh.
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia
Trong câu thơ “Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”, Nàng Kiều đứng trên lầu Ngưng Bích, nhìn ra xa nhưng chỉ thấy xung quanh là những cồn cát vàng và bụi hồng. Tuy nhiên, trong thời gian bị giam giữ, Kiều chỉ có thể tìm kiếm sự gần gũi với thiên nhiên, nhưng thiên nhiên lại rất xa, rộng lớn và khó tiếp cận. Các cồn cát vàng trông như những ngọn núi cát nổi lên ở gần bờ biển, trong khi bụi hồng dặm kia có thể chỉ là những bụi bẩn bám trên đường hoặc do gió thổi mạnh gây ra.
Từ đó, ta có thể thấy rằng Kiều bị giam giữ trong một nơi cao và khó tiếp cận, khiến cho cảnh vật trước mắt của cô trở nên mờ nhạt và khó hình dung. Điều này khiến cho Kiều cảm thấy cô đơn và lạc lõng giữa không gian bao la. Sự xa xôi và khó nhận biết của không gian càng làm cho con người trở nên vô cùng nhỏ bé và tầm thường giữa thiên nhiên vô tận.
Trong Lầu Ngưng Bích, ban đêm chỉ có ánh trăng và núi, ban ngày lại bao phủ bởi cồn cát và bụi bay. Những cảnh tượng ấy khiến người thê lương và người bị giam giữ cảm thấy cô đơn, và không thể tránh khỏi suy ngẫm về sự vô nghĩa của cuộc đời. Nguyễn Du đã tài hoa khi tả cảnh để lộ tâm trạng và hoàn cảnh của Kiều. Cảnh thiên nhiên trong bốn câu thơ đều mang nét u ám, đơn độc và trống vắng. Tất cả chỉ là cát và bụi, không có dấu vết của sự sống, khiến con người trở nên vô cùng tầm thường, cô đơn và mỏi mệt trong không gian bao la ấy.
Chính cảnh thiên nhiên đó đã khiến cho Kiều cảng cảm thất hiu quanh:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Trong đoạn thơ này, “bẽ bàng” có nghĩa là buồn rầu, chán ngán. Nàng Kiều đang sống trong lầu Ngưng Bích, không có gì để làm, cuộc sống nhàm chán lặp đi lặp lại. Cảnh sáng thì nhìn mây, tối thì nhìn đèn, Kiều rất chán cuộc sống như thế này.
“Cảnh” và “tình” trong câu thơ thể hiện tâm trạng rối bời của Kiều. Nàng có lúc nghĩ đến tình, có lúc nghĩ đến cảnh. Câu thơ này có thể hiểu là tâm trạng của Kiều bị xé ra làm đôi, hoặc cũng có thể là nàng Kiều vừa ngắm cảnh vừa suy nghĩ về tình. Điều này cho thấy tài năng của nhà thơ khi viết những câu thơ có thể diễn tả theo nhiều nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, để hiểu đúng ý của câu thơ, ta cần đặt trong bối cảnh của nàng Kiều.
Với bút pháp tả cảnh ngụ tình rất linh hoạt đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh, trong đó nổi lên trên cả đó chính là tâm trạng của nàng Kiều vô cùng chán nản, buồn rầu vì bị giam ở lầu Ngưng bích không bóng người qua lại, hàng ngày chỉ làm bạn với thiên nhiên, trăng núi và cuộc đời nàng có khác gì cát bụi, khiến tâm trạng của nhân vật dường như vướng vào quẩn quanh không nối thoát. Tuy chỉ với 6 câu thơ nhưng người đọc có thể hiểu được hoàn cảnh éo le của Kiều và tâm trạng chán chường của nàng ở nơi cô đơn, hiu quạnh này.