Bài ca dao là lời than thân trách phận của người nông dân trong xã hội cũ. Đồng thời tố cáo xã hội phong kiến bất công đã áp bức, bóc lột những người vô tội. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả bài phân tích bài ca dao Nước non lận đận một mình hay nhất
1. Dàn ý phân tích bài ca dao Nước non lận đận một mình hay nhất:
Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu và trích dẫn bài ca dao “Nước non lận đận một mình”.
Thân bài
* Nội dung
Bài ca dao là lời than thân trách phận của người nông dân trong xã hội cũ. Đồng thời tố cáo xã hội phong kiến bất công đã áp bức, bóc lột những người vô tội.
*
– Sử dụng từ láy “lận đận” giàu sức gợi hình: ý nói về số phận bấp bênh, vất vả.
– Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh”: thác (chỗ dòng nước chảy xiết, vượt qua vách đá cao chắn ngang sông, suối làm nước đổ mạnh xuống) – ghềnh (chỗ lòng sông bị thu hẹp và nông, có đá lởm chởm nhô cao và nằm chắn ngang làm cho dòng nước dồn lại và chảy xiết) đều là những
– Hình ảnh đối lập: nước non – một mình, lên thác – xuống ghềnh, bể kia đầy – ao kia cạn.
– Hình ảnh ẩn dụ: con cò cũng mang số phận nhỏ bé, thấp kém ngụ ý chỉ thân phận người nông dân trong xã hội xưa.
– Câu hỏi tu từ “Ai…?” diễn đạt nỗi khổ cực, khó nhọc.
Kết bài
Đánh giá lại bài ca dao “Nước non lận đận một mình”.
2. Dàn ý phân tích bài ca dao Nước non lận đận một mình đầy đủ nhất:
Mở bài
Giới thiệu chung về số phận của người nông dân và người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
Giới thiệu bài ca dao
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
Thân bài
* Nội dung chính của bài ca dao
Than thân: Nói lên sự đắng cay, cơ cực, vất vả, gian truân của cuộc đời và thân phận người nông dân.
Phản kháng: Thể hiện thái độ bất bình, phản kháng đối với kẻ đã làm cho người nông dân phải lận đận, lên thác xuống ghềnh.
* Ý nghĩa của hình ảnh thân cò và cò con
Thân cò và cò con: ẩn dụ nói về người nông dân/ người phụ nữ và con cái của họ.
Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ.
Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời.
Làm cả ngày lẫn đêm mà vẫn khổ cực “lên thác xuống ghềnh”
Cuộc sống gian nan của người nông dân
Lên thác xuống ghềnh: chỉ sự vất vả, gian nạn trong cuộc đời.
Cái vòng luẩn quẩn, bế tắc không có lối thoát.
Lời ai oán
Lời ai oán của “thân cò” đau khổ cất lên như thấm đẫm nước mắt.
Cảnh đời trái ngang, loạn lạc, bể đầy ao cạn.
⇒ Tố cáo bọn thống trị gây ra bao cảnh ngang trái làm cho gầy “cò con”.
* Nghệ thuật
Hình ảnh ẩn dụ: “con cò” ⇒ cuộc đời của người nông dân/ người phụ nữ.
Từ láy “lận đận” và thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh” nỗi cơ cực và vất vả của cuộc đời cò tăng lên gấp bội lần.
Biện pháp đối lập: đây là đặc trưng nổi bật của bài ca dao
“Nước non” >< “Một mình”: Đối lập giữa cái mênh mông rộng lớn và cái nhở bé cô đơn, lẻ loi của thân cò.
“Thân cò” >< “thác ghềnh”, “lên” >< “xuống”: đối lập giữa cái nhỏ bé, yếu đuối của thân cò và sự dữ dội, khốc liệt của thiên nhiên.
“Bể kia đầy” >< “Ao kia cạn”: Thái cực của tạo hóa đầy – vơi. Bể kia đã rộng lại còn đầy, còn ao kia nơi cò kiếm ăn hàng ngày đã bé lại còn cạn. Bởi vậy dù cho cò có tần tảo, nhặt nhạnh, bươn chải, thân cò vẫn cứ gầy guộc mong manh.
Câu hỏi tu từ (hai câu cuối) là lời than thở của thân cò – lời than, lời hỏi không có lời giải đáp.
Đại từ phiếm chỉ “ai”.
⇒ Thân phận bé nhỏ, cuộc đời cơ cực, nhọc nhằm của ngươi
Kết bài
Bài ca dao nói lên số phận “con ong cái kiến” của người nông dân/ người phụ nữ.
Phản kháng, lên án xã hội phong kiến.
3. Phân tích bài ca dao Nước non lận đận một mình:
3.1. Phân tích bài ca dao Nước non lận đận một mình – Mẫu 1:
Một tiếng than thân đầy lệ và nhiều ai oán. Thân cò và cò con là ẩn dụ nói về thân phận người phụ nữ nông dân và con cái họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi cô đơn “một mình”, làm ăn ịận đận” vất vả giữa cuộc đời. Có khác nào “thân cờ”, lúc thì “ăn đêm”, lúc thì “đi đón cơn mưa tối tăm mù mịt”, lúc thì “lên thác xuống ghềnh”. Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” chỉ sự khó khăn vất vả. Cuộc đời “lận đận một mình”, “lên thác xuống ghềnh” của “thân cò” đâu chỉ ngày một ngày hai mà đã “bấy nay” trải qua bao năm tháng giữa chốn “nước non” mênh mông:
“Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”.
Lời ai oán của “thân cò”, của người mẹ đau khổ cất lên như thấm đầy lệ:
“Ai làm cho bể kia đẩy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?”
“Bể đầy”, “ao cạn” là hai biểu tượng nói đến cảnh bất công, loạn lạc. “Ai” là đại từ nhân xưng phiếm chỉ. “Ai làm” là lời lên án, tố cáo bọn cầm
Chữ “cho” được điệp tới ba lần: “ai làm cho. .., cho ao kia, cạn, cho gầy cò con” như tiếng nấc, như lời nguyền đay để tố cáo tội ác lũ quan lại thống trị. Các tính từ: “đầy”, “cạn”, “gầy” bổ sung nghĩa, nội dung cho nhau, làm cho giọng điệu bài ca tình mẫu tử càng trở nên day dứt, ám ảnh.
3.2. Phân tích bài ca dao Nước non lận đận một mình – Mẫu 2:
Đêm dài nô lệ của dân tộc đã qua. Những kiếp sống nô lệ, những phận người bi kịch khốn cùng do bóc lột, bất công dưới phong kiến cũng không còn. Nhưng vẫn còn đấy, những câu ca dao, bài ca dao phản ánh hiện thực đau thương của một thời. Ai oán và bi thương, lòng ta không khỏi rưng rưng khi đọc những câu than vãn về bản thân, cho đời, về thân phận của đồng loại đang phải chịu kiếp cò – qua rất nhiều bài ca dao. Một trong số đó là bài ca dao than thân thấm đẫm đau đớn, bi thương:
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
Bài ca dao là lời than thân tràn lệ. Thân cò và cò con trong bài ca dao trên là ẩn dụ nói đến những người mẹ và con của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người phụ nữ thôn quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn mưu sinh khó khăn, chật vật giữa đời. Suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn cơm không đủ no, áo không đủ mặc.
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ngày làm chẳng đủ ăn thi phải kiếm ăn cả đêm. Thật vất vả khổ cực bao nhiêu, đời sống của họ là những khó khăn triền miên.
Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Tần tảo sớm hôm nuôi gia đình con cái nhưng ông trời có lẽ không công bằng, bởi nếu công bằng thì trước những lời ai oán đó ông trời sao không xúc động?
Lên thác xuống ghềnh – chỉ sự vất vả gian nan trong cuộc đời, lận đận một mình. Không phải là ngày một, ngày hai mà là bấy nay; kiếp người đằng đẵng bao năm giữa chốn nước non mênh mông này.
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Trong khung cảnh nước non mênh mông bao la ấy, cái cò chỉ có một mình. Cảnh đời nghèo khổ về
Cây khô xuống nước cũng khô
Phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo
Cái vòng luẩn quẩn, bế tắc ấy người nông dân muốn vượt ra ngoài nhưng không thể thoát được. Do vậy mà lời ai oán của thân cò – người mẹ đau khổ cất lên như thấm đẫm nước mắt.
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con
Cảnh đời ngang trái, sóng gió bể đầy, ao cạn. Ai làm là lời lên án, nguyền rủa bọn thống trị gây ra biết bao cảnh ngang trái làm hao gầy cò con. Đời mẹ đã gian nan trắc trở, đời con thêm đói lạnh khổ đau. LỜI thơ như tiếng nấc, như lời nguyền rủa và lên án lũ thống trị tham quan. Thân phận họ nhỏ bé như con tằm, con kiến. Mà con tằm, con kiến thì:
Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cụt leo ra leo vào..
Cuộc đời là cái vòng quẩn quanh, họ thật sự không làm chủ được bản thân, cuộc sống. Ai làm cho họ đau khổ, buồn bỉ đát họ chỉ biết than thân trách phận mình. Niềm đắng cay, sự áp bức bốc lột biết lúc nào mới hết nỗi khổ đau. Đời con cò gian truân khốn đốn lao đao. Trong họ niềm khát khao cháy bỏng được sống hạnh phúc được thoát khỏi đói nghèo cho bản thân họ và kiếp sau này của họ. Bài ca dao chứa chan tình nhân đạo và giá trị tố cáo phản kháng sâu sắc. Đây cũng chính tiếng nói tập thể của những người dân lao động trong xã hội áp bức bất công. Đọc bài ca dao chúng ta càng đồng cảm hơn với những con người khốn khổ một thời trong xã hội ấy.