Trèo lên cây bưởi hái hoa là một bài ca dao, nói về tình yêu lứa đôi nhưng không có cơ hội có thể đến được với nhau. Bài thơ nói lên nỗi buồn muôn thuở của những mối tình lỡ hẹn trong cuộc sống. Cùng bài viết này tìm hiểu và phân tích bài ca dao này nhé:
1. Nội dung bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa:
Bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa có nội dung như sau:
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay!
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh không hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu, biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng, biết thuở nào ra?
2. Nguồn Gốc Bài Thơ Trèo Lên Cây Bưởi Hái Hoa:
Bài ca dao “Trèo lên Cây Bưởi Hái Hoa” là một chùm thơ đã có trong dân gian từ rất lâu về trước và cho đến ngày nay nhiều người vẫn lầm trưởng rằng đây là chỉ một bài ca dao thuần túy – được lưu truyền từ đời này qua đời khác mà không rõ tác giả. Bài ca dào này là một chùm thơ vì
Ít ai biết, bài ca dao trữ tình này gắn liền với giai thoại về một danh nhân lịch sử, một người người tài hoa đó là Đào Duy Từ.
Đào Duy Từ là một chính trị gia, nhà quân sự lỗi lạc và là một nhà thơ, danh nhân văn hóa kiệt xuất, bậc khai quốc công thần số một của 9 đời Chúa Nguyễn và 13 đời vua nhà Nguyễn. Ông hiệu là Lộc Khê, quê ở xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hoa. Cha của ông là Đào Tá Hán từng làm lính cấm vệ trong triều, sau bị đuổi về quê theo nghề kép hát.
Đào Duy Từ có một cuộc đời đầy thăng trầm, sóng gió. Cha ông mất sớm khi ông vừa mới lên 5 tuổi, sau đó ông được mẹ là bà Vũ Kim Chi nuôi ăn học. Ngay từ khi còn nhỏ, Đào Duy Từ đã tỏ ra là một người thông minh sáng dạ, năm 14 tuổi ông vào học trường của Hương cống Nguyễn Đức Khoa nhưng sau đó không được thi Hương vì luật lệ của nhà Lê lúc bấy giờ cấm con kép hát đi thi (do bố của ông theo nghề kép hát) vì cho rằng nó là sướng ca vô loài. Sau đó, nhờ có mẹ ông xin viên xã trưởng Lưu Minh Phương đổi họ cho ông theo họ mình thành Vũ Duy Từ để được thi.
Ông thi đậu Á Nguyên Khoa thi Hương năm Quý Tị 1593. Sau đó, viên xã trưởng Lưu Minh Phương đòi cưới bà Kim Chi mẹ của ông nhưng bị bà lại viện lý do từ chối. Tức giận, Lưu Minh Phương nộp đơn kiện bà Kim Chi, làm lộ việc đổi họ của Đào Duy Từ. Cuối cùng, cái tên Vũ Duy Từ bị xóa, đánh tuột Á Nguyên và bị lột mũ áo. Mẹ ông ngeh tin tuyệt vọng mà cắt cổ tự vẫn. Thế là Đào Duy Từ đang dự thi ở hội văn trên Thăng Long vừa hỏng thi vừa mất mẹ nên đau buồn lâm bệnh nặng, giận chúa Trịnh đã đối xử bất công với mình cho nên ông bỏ vào Nam sống bằng nghề chăn trâu thuê cho một nhà giàu ở Bình Định.
Thật may mắn, chủ nhà của ông lúc bấy giờ cũng là người ham mê văn học, phát hiện ra tài năng của Đào Duy Từ nên đã tiến cử ông cho Khám lý Trần Đức Hòa và được Trần Đức Hòa đã gả con gái cho. Ông được tiến cử với Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và phong cho ông làm Nha Úy Nội Tán.
Trong chín năm, từ 1625 đến 1634, với tài năng cả về chính trị, kinh tế, quân sự, và văn chương thơ phú, Đào Duy Từ đã giúp chúa Nguyễn xây dựng và mở mang bờ cõi về phương nam.
Năm Đinh Mão (1627), chúa Trịnh Đàng Ngoài muốn bắt họ Nguyễn ở Đàng Trong phải thần phục, nhận sắc phong. Nhờ kế do Đào Duy Từ lập nên, Sãi Vương vừa không nhận sắc phong, nhà Trịnh cũng không thể ra quân đánh chúa Nguyễn. Biết được sự thật đằng sau, Chúa Trịnh tiếc tài năng của Đào Duy Từ, tính kế lôi kéo ông bỏ chúa Nguyễn về với triều đình vua Lê và chúa Trịnh. Hắn lập mưu, sai người mang nhiều vàng bạc bí mật vào biếu Đào Duy Từ, kèm một bức thư riêng với bốn câu thơ:
“Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay!”
Lời thơ ngụ ý anh ở đây là chúa Trịnh và em ở đây là Đào Duy Từ thuở nhỏ, trèo cây hái hoa bưởi, bước xuống vườn cà hái nụ hoa tầm xuân, ý nhắc Đào Duy Từ rằng tổ tiên,
“Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh không hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu, biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng, biết thuở nào ra?”
Chúa Trịnh đọc thơ của ông xong biết khó lòng mà lôi kéo được, nhưng thấy bài thơ kết thúc bằng một câu hỏi bỏ ngỏ, chưa có câu kết, nên vẫn nuôi hy vọng, lại cho người đem lễ vật nhiều hơn và mang theo lá thư của chúa Trịnh vào gặp Đào Duy Từ lần nữa.
Lần này, Đào Duy Từ mới viết nốt hai câu kết để trả lời dứt khoát với chúa Trịnh:
“Có lòng xin tạ ơn lòng,
Đừng đi lại nữa mà chồng em ghen!”
Từ đấy, chúa Trịnh từ bỏ ý định, Đào Duy Từ tiếp tục ở lại giúp chúa Nguyễn ổn định và phát triển vùng đất miền trong, mở mang bờ cõi đất nước ta cho đến lúc qua đời… Hai câu thơ trên cũng là hai câu thơ còn thiếu không được thể hiện trong bài ca dao.
Bài ca dao này lại được truyền từ đời này sang đời khác, trở thành bài hát ru trên cánh võng của mỗi nhà. Người đời sau cứ ngỡ rằng “chồng – em” ở đây là lời tiếc thương một mối tình không thành ngày xưa nhưng câu truyện trên mới là nguồn gốc thật sự của nó. Ngày nay, bài ca dao này nay đã đi vào lòng người qua những giai điệu mượt mà của bài hát Nụ Tầm Xuân do nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.
3. Dàn ý phân tích bài ca dao trèo lên cây bưởi hái hoa:
1. Mở bài:
Giới thiệu về bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa.
2. Thân bài:
a. Phân tích khung cảnh nên thơ, làm nền cho tình yêu đôi lứa (Ba câu đầu):
– Hình ảnh khu vườn trong không khí mùa xuân tươi đẹp với sắc trắng của hoa bưởi và màu xanh biếc của nụ tầm xuân… hiện lên đầy nên thơ trong hồi ức của chàng trai.
Những hành động, cử chỉ trào lên cây bưởi, bước xuống vườn cà mộc mạc, hồn nhiên của chàng trai để hái hoa tặng người con gái mình yêu được hồi tưởng một cách rõ ràng như vừa mới xảy ra hôm qua.
– Những điều này chứng tỏ tình cảm mà chàng trai ấy dành cho cô gái thật vừa trong sáng, chân thành vừa sâu nặng, khó quên với nhiều hi vọng mong manh
b. Phân tích tâm trạng của chàng trai (Câu thứ tư):
– Câu thơ thú tư Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay! được ngắt nhịp chậm, thể hiện sự ngập ngừng của câu nói, tâm trạng hụt hẫng và vô cùng nuối tiếc của chàng trai trước sự thật phũ phàng
– Âm hưởng câu ca dao để lại phía sau một khoảng lặng nghẹn ngào, có vị chua xót, tiếc nuối thấm vào tim.
c. Phân tích lời đáp và tâm sự của cô gái (Sáu câu sau):
– Lời hồi đáp lại của cô gái trách chàng trai vì do dự, phân vân mà để lỡ duyên với cô: Ba đồng một mớ trầu cay, Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không? trong lời trách này có thấy sự nuối tiếc, buồn rầu chứng tỏ cô gái cũng đã chờ đợi chàng trai ấy ngỏ lời. Đây cũng là điều an ủi tâm trạng duy nhất đối với chàng trai trong tình cảnh lỡ làng này.
– Thái độ do dự của chàng trai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân: do nghèo túng, do cha mẹ hai bên chưa thuận, do một vấn đề khách quan nào đó tác động… Nhưng vì lẽ gì thì chuyện cũng đã rồi, khó lòng thay đổi.
– Dẫu có chồng rồi, nhưng những câu thơ tự ví mình “Như chim vào lồng, như cá cắn câu” cho thấy một phần nào đó sự bất lực của cô gái đã bị ràng buộc.
– Tâm trạng của cô là buồn bã: Cá cắn câu biết đâu mà gỡ, Chim vào lồng biết thuở nào ra? Mỗi câu hỏi ở đây không phải để hỏi, mà là lời giãi bày của cô gái, thoáng chút hờn trách chàng trai, vì chàng mà nên nỗi cả hai đều phải nuối tiếc. Cô gái đã
3. Kết bài:
– Bài ca dao là những lời tâm sự đầy chua xót, nuối tiếc của đôi lứa yêu nhau tha thiết nhưng lỡ duyên.
– Chuyện tình trái ngang như vậy rất phổ biến trong xã hội phong kiến ngày xưa bởi nhiều quan điểm lạc hậu, gò bó cuộc sống tự do, khó có tình yêu tự do.
– Âm hưởng bài ca dao là một lời than thở với tâm trạng buồn bã nhưng vẫn có sự trong sáng, lành mạnh, làm thổn thức những trái tim đồng điệu.
4. Mẫu bài văn phân tích bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa hay nhất:
4.1. Mẫu 1:
Trèo lên cây bưởi hái hoa là một bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa, mở đầu là một khu vườn mùa xuân đầy hoa hiện ra trước mắt:
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc…
Trong khu vườn thơ mộng ấy là sự hài hoà tuyệt đẹp giữa các màu trắng của hoa bưởi, màu tím của hoa cà, màu xanh biếc của nụ tầm xuân… khung cảnh nên thơ như tâm hồn của tình yêu đôi lứa.
Hình ảnh nụ tầm xuân được nhắc lại hai lần liền nhau ở hai câu đầu như một sự mở đầu khơi gợi dậy trong kí ức chàng trai những kỉ niệm khó quên của những ngày gặp gỡ giữa mình và cô gái. Cây tầm xuân không phải chỉ là tên một loài hoa đơn thuần được đưa vào câu thơ mà nó còn là một tín hiệu báo mùa xuân tới mang theo cái đẹp, cái tốt, của hi vọng tràn đầy.
Những hình ảnh đầu tiên trong hồi ức của chàng trai tái hiện những điều thật giản dị, cụ thể trong cuộc sống nhưng cũng hết sức sống động. Chàng trai nhớ như in cả những động tác trèo lên, bước xuống sống động, có tính nhí nhảnh và hồn nhiên. Có vẻ những hình ảnh này đã gắn chặt với thời niên thiếu và tình yêu của hai người.
Cả một thời thương nhớ hiện ra với màu sắc, hương thơm, hành động sống động nhưng đều chỉ là ẩn dụ tượng trưng cho những kỉ niệm đẹp của đôi lứa đã qua. Chàng trai thất tình hồi tưởng lại cảnh cũ người xưa trong vô vọng để thốt lên một câu nghẹn ngào chua xót: Em có chổng rồi, anh tiếc lắm thay!
Những câu thơ sau là lời bày tỏ của cô gái, như có khoảng loặng phía trước:
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Cô gái nhẹ nhàng trách chàng trai vì sự do dự của anh mà làm lỡ chuyện tình duyên của cả đôi, đồng thời cũng thể hiện nỗi buồn cho cảnh ngộ bất lực của mình.
Ba đồng một mớ trầu cay nghe giản dị, tự nhiên nhưng bao hàm nhiều ý nghĩa trầu rẻ chỉ ba đồng những cái giá phải trả cho tình duyên đã lỡ làng càng đắt. Không chỉ mỗi chàng trai xót xa mà cả cô gái cũng như vậy. Cô gái trách chàng trai vì sao anh không hỏi cô làm vợ sớm hơn vào những ngày cô còn tự do mà lại do dự, để đến nỗi giờ đây cả hai phải lâm vào cảnh day dứt, khổ tâm.Câu hỏi trách móc này cũng cho thấy, nếu cô không có tình cảm chân thành với anh thì không thể có những lời trách thật lòng như vậy. Đó cũng là điều an ủi duy nhất đối vối chàng trai lúc này.
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lổng như cá cắn câu
Cô gái ví bản thân như Chim vào lồng, cá cắn câu là những thành ngữ quen thuộc nói về hoàn cảnh ràng buộc, mất tự do của người con gái đã có chồng. Dù muốn hay không thì cũng đành lòng vậy, không thể muốn đi là đi. Câu ca dao có âm điệu trầm buồn, tâm trạng thổn thức như tiếng thở dài chua xót cho duyên phận lỡ làng. Người con gái đã có chồng mà vẫn thở than như vậy cũng cho thấy cuộc sống
4.2. Mẫu 2:
Kho tàng ca dao tục ngữ phong phú và đa dạng của nước ta. Một trong những chủ đề quen thuộc đó là ca dao dân ca viết về tình yêu đôi lứa tiêu biểu trong số đó là bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa có nội dung như sau:
“Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng anh tiếc lắm thay”
Trước tiên ở ngay ba câu ca dao đầu đã làm cho ta dường như thấy được một khu vườn xuân rất tươi đẹp trong một khu vườn nhiều màu sắc của cây cối hòa quyện vào nhau. Đó là màu hoa bưởi trắng tinh khôi, hoa cà tím biếc và màu xanh biếc của nụ tầm xuân. Những loài cây này đều rất đỗi quen thuộc với vùng nông thôn Việt Nam. Tất cả gợi nên một khung cảnh nên thơ trữ tình thích hợp với tình yêu đôi lứa.
Hơn thế nữa, hình ảnh nụ tầm xuân đặc biệt được tác giả nhắc đến hai lần ở cuối câu hai và đầu câu ba như một sự nhấn mạnh và làm khơi dậy những kỉ niệm trong lần đầu gặp gỡ của chàng trai và cô gái. Cũng có thể hiểu theo ý nghĩa, chàng trai gặp được cô gái từ thuở ban đầu đã giống như tìm thấy mùa xuân của đời mình. Bởi nụ tầm xuân không chỉ là tên của một loài hoa mà còn là tín hiệu đặc trưng báo hiệu mùa xuân, báo hiệu cho sự tốt đẹp và sự hi vọng đong đầy đang đến.
Ba câu thơ đầu giống như một hồi ức quan trọng nhưng lại hết sức giản dị mà sống động của chàng trai, cả về màu sắc và những hành động giản dị, hồn nhiên. Tuy nhiên, cảnh đẹp nên thơ đó lại được hồi tưởng trong hoàn cảnh nghẹn ngào của chàng trài thất tình.
“Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay”
Đó là câu thốt lên đầy sự nuối tiếc thanh xuân, nuối tiếc tuổi trẻ của chàng trai khi biết rằng người con gái trong lòng mình nay đã có chồng. nối tiếp sự nuối tiếc này là những phản hồi của cô gái kiến chàng trai còn day dứt hơn:
“Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không”
Lời trách móc dịu dàng của cô gái, khi em còn ở với cha mẹ khi em chưa đi lấy chồng thì sao anh không tới hỏi, trầu cau thì chỉ ba đồng là được hẳn một mớ ý nói cái giá phải trả cho sự do dự của chàng. Đáp lại tình cảm đầy nuối tiếc của chàng trai, cô gái cũng thể hiện cảm xúc của mình một cách khôn khéo:
“Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra”
Hình ảnh “chim vào lồng”, “cá cắn câu” gợi nên sự tù túng, bế tắc của người con gái đã có chồng, rơi vào hoàn cảnh mất đi sự tự do của tuổi trẻ và cũng rất có thể cuộc hôn nhân ấy không được hạnh phúc như nàng mong muốn nên trằn trọc “biết đâu mà gỡ”, “biết thuở nào ra”, không thể thay đổi số phận.
Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát với âm điệu nhẹ nhàng, thổn thức thể hiện sự chua xót, sự than thở khi duyên phận lỡ làng. Lời văn giống như lời giãi bày với người bạn năm xưa về một đôi trai gái yêu nhau nhưng không có cơ hội đến được với nhau. Kết thúc rồi nhưng vẫn vang vọng sự tiếc nuối.