Phân tích chí khí anh hùng của Từ Hải trong Truyện Kiều

Phân tích chí khí anh hùng của Từ Hải trong Truyện Kiều
Bạn đang xem: Phân tích chí khí anh hùng của Từ Hải trong Truyện Kiều tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

 1. Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm:

Chí khí anh hùng thể hiện ý chí của đấng nam nhi. “Chí” là ý chí của con người hướng đến những mục tiêu, khát khao, hoài bão lớn lao, “khí” là nghị lực, là tài năng để đạt được mục đích đó. Như vậy, chí khí anh hùng là lý tưởng, nghị lực và mục đích cao cả, lớn lao của người anh hùng. Đoạn trích ca ngợi chí làm trai, chí tang bồng của “kẻ sĩ quân tử”, bậc “đại trượng phu” của Từ Hải. Bởi trong xã hội xưa, đã là người con trai thì phải có chí lớn, khao khát lập được công danh, sự nghiệp để lưu danh trong sử sách. Tấm chân tình của Từ Hải và Thúy Kiều dành trọn cho nhau bằng niềm tin tưởng vào tương lai, ở đó, ta thấy tình yêu giữa họ không chỉ là tình yêu đôi lứa, mà nó đã trở thành “tâm phúc tương tri”, hiểu nhau sâu sắc, nàng hiểu ta cũng như ta hiểu nàng.

2. Hướng dẫn lập dàn ý cho tác phẩm:

Hệ thống luận điểm phân tích đoạn trích có thể chia là 4 luận điểm:  

– Luận điểm 1: Từ Hải với những ý chí, khát vọng vùng vẫy trong trời đất

– Luận điểm 2: Từ Hải với chí khí, hoài bão, lớn lao, phi thường.

– Luận điểm 3: Từ Hải với tình yêu và khát vọng hạnh phúc đời thường.

– Luận điểm 4: Từ Hải – nhân vật với nét tính cách dứt khoát, tự tin, đầy bản lĩnh

3. Dàn bài phân tích chí khí anh hùng của Từ Hải trong Truyện Kiều chi tiết nhất:

3.1. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du và trích đoạn “Chí khí anh hùng”

3.2. Thân bài:

Giới thiệu khái quát về đoạn trích trong tác phẩm truyện Kiều:

– Vị trí đoạn trích

– Nội dung chính

Lí tưởng cao cả, khát vọng lớn lao của nhân vật Từ Hải:

– Từ “trượng phu” kết hợp cụm ước lệ “lòng bốn phương” thể hiện thái độ trân trọng, ngưỡng mộ, khâm phục để diễn tả chí nguyện lập công, lập danh lớn lao của người anh hùng.

– Bậc “trượng phu” luôn hướng đến những không gian bao la, những khát vọng vĩ đại mang tầm vóc vũ trụ của “trời bể mênh mang”.

– Từ Hải hiện lên với ước vọng làm chủ trời đất: một người, một ngựa, một gươm hiên ngang, mạnh mẽ “lên đường thẳng rong”.

Niềm tin sắt đá “lập công, lập danh” của Từ Hải:

– Trước mong muốn của nàng Kiều, Từ Hải đưa ra những lí lẽ từ chối “thấu tình đạt lí” 

– Ngày hứa hẹn “rước nàng nghi gia” thể hiện niềm tin sắt đá của nhân vật vào sự nghiệp của bản thân với “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất”, “bóng tinh rợp đường”

Tư thế ra đi hiên ngang, tư thế làm chủ vũ trụ của Từ Hải:

– Những động từ “quyết”, “dứt áo”, “ra đi” đã thể hiện phong thái hành động dứt khoát, mạnh mẽ, không do dự của người anh hùng.

– Giữa không gian trời đất “gió mây”, “dặm khơi” kì vĩ, rộng lớn, con người hiện lên với tư thế sánh ngang tầm vũ trụ.

– Hình ảnh “chim bằng” trên bầu trời cao rộng, bao la “dặm khơi” cùng gió, cùng mây đã làm nổi bật tư thế của người anh hùng có bản lĩnh và ý chí phi thường.

3.3. Kết bài: 

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích 

– Khái quát hình tượng nhân vật Từ Hải. 

4. Dàn bài phân tích chí khí anh hùng của Từ Hải trong Truyện Kiều ngắn gọn nhất:

4.1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều và đoạn trích Chí khí anh hùng

– Giới thiệu nhân vật Từ Hải là hình tượng trung tâm của đoạn trích thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của tác giả.

4.2. Thân bài:

a) Từ Hải với những ý chí, khát vọng vùng vẫy giữa trời đất

– Trượng phu thể hiện sự trân trọng đối với những bậc anh hùng có tài năng, đức độ hơn người

– Không gian đối lập: “Hương lửa đương nồng” Không gian nhỏ hẹp, gắn với thói thường nhật và “Bốn phương”, “trời bể mênh mang” thể hiện không gian vũ trụ mênh mông, rộng lớn nâng tầm vóc người anh hùng lên tầm vũ trụ mang ước mơ, khát vọng lớn lao của người anh hùng.

Người anh hùng Từ Hải quyết tâm từ bỏ không gian gia đình ấm êm để đến với không gian vũ trụ để vùng vẫy với những khát vọng lớn lao. 

– Tính từ “thoắt” gợi sự mau lẹ, quyết đoán, không do dự. => Sự thức dậy của ý chí và khí phách anh hùng vượt lên những điều bình thường để làm những điều phi thường.

– Ánh mắt “trông vời” và tư thế “thẳng dong” đã khắc họa hình tượng người tráng sĩ mang bao khát vọng vùng vẫy giữa trời cao

b) Nhân vật Từ Hải với chí khí, hoài bão, lớn lao, phi thường:

– Chi tiết “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường” thể hiện hoài bão phi thường của Từ Hải, muốn xây dựng cơ đồ, tầm vóc xứng tầm của một bậc anh hũng.

– Hình ảnh “bốn bể không nhà” kết hợp với câu hỏi tu từ “theo càng thêm bận biết là đi đâu” Gợi cảm giác cô đơn thấp thoáng của bậc anh hùng khi thực hiện hoài bão.

– “Một năm” thể hiện thái độ tự tin, quyết tâm thực hiện và sự ước hẹn, cho thấy chí khí hoài bão, khát vọng lớn lao phi thường của người anh hùng Từ Hải.

c) Từ Hải với tình yêu và khát vọng hạnh phúc phi thường:

– Trước lời nói của Kiều, Từ Hải trách móc nhẹ nhàng:

+ “Tâm phúc tương tri” gợi hình ảnh những người tri kỉ, hiểu rõ lòng dạ của nhau.

+ “Nữ nhi thương tình”: Thói nữ nhi tầm thường, Kiều không phải cô gái tầm thường mà là người thông minh, sắc sảo, tinh tế.

→ Lời trách móc nhẹ nhàng cho thấy tình cảm của chàng Từ Hải đối với Thúy Kiều không chỉ tình cảm tầm thường mà hết sức phi thường, đó là mối tình tri kỉ, trân quý lẫn nhau.

– Khát vọng hạnh phúc phi thường của Từ Hải:

+ “Làm cho rõ mặt phi thường”

+ “Rước nàng nghi gia” ước hẹn rước Thúy Kiều danh chính ngôn thuận về làm vợ, cho nàng một danh phận.

→ Từ Hải mang chí lớn ra đi không chỉ hướng đến sự nghiệp của một bậc anh hùng mà còn hướng đến khát vọng hạnh phúc phi thường của “trai anh hùng với gái thuyền quyên”, một mong ước rất đỗi bình dị. 

d) Từ Hải – con người dứt khoát, tự tin, đầy bản lĩnh:

– “Quyết lời” thể hiện sự dứt khoát, quyết đoán

– “Dứt áo ra đi” thái độ mạnh mẽ, quyết tâm.

– “Gió mây bằng đã…đến kì dặm khơi”: Bằng bút pháp lí tưởng hoá, tác giả đã đặc tả dáng vẻ tựa như cánh chim bằng cất mình bay thẳng vào muôn trùng dặm khơi của người anh hùng Từ Hải. 

Từ đây cho thấy, Từ Hải là người có chí khí anh hùng, hoài bão lớn lao cùng bản lĩnh phi thường.

* Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật

– Bút pháp miêu tả đã khắc họa nhân vật qua dáng vẻ, hành động, lời nói.

– Ngôn ngữ đối thoại trực tiếp để bộc bạch rõ nét tâm trạng của nhân vật.

– Hình ảnh thơ ước lệ với các danh từ, động từ, tính từ giàu giá trị biểu đạt.

4.3. Kết bài:

– Khái quát vẻ đẹp nhân vật và nghệ thuật bài thơ.

– Mở rộng: liên hệ hình tượng người anh hùng Từ Hải với quan niệm về người anh hùng trong thời đại mới.

5. Mẫu bài văn phân tích chí khí anh hùng của Từ Hải trong Truyện Kiều hay nhất:

Người đời nói rằng anh hùng chí ở bốn phương, Nguyễn Công Trứ lại có câu:

“Chí làm trai nam bắc đông tây

 Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể“.

Sau nửa năm có một mái ấm gia đình chung của Thúy Kiều và Từ Hải, đương lúc tình cảm giữa hai người nồng đượm nhất, Từ Hải lại “thoắt động lòng bốn phương”. Quan niệm xưa cho rằng, nam nhi chi trí, đầu đội trời, chân đạp đất, sống là phải làm rạng danh dòng họ, rạng danh gia đình, “Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”. Phải chăng, chính chế độ phong kiến đã tách Từ Hải ra khỏi Kiều – bởi chính chế độ ấy đã đem tư tưởng nam nhi áp đặt lên đầu chàng.

“Nửa năm hương lửa đương nồng​

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”​

Dường như, nhân vật Từ Hải đã luôn ở trong vị thế sẵn sàng – chàng luôn cầm chắc thanh gươm, bởi lẽ chàng biết chẳng chóng thì chầy chàng cũng sẽ ra đi. Chàng là một nam tử hán, “nam nhân thà rơi máu chứ không rơi lệ”. Từ Hải đã chuẩn bị sẵn tinh thần để không lưu luyến, bịn rịn:

“Trông vời trời bể mênh mang​

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.”​

Câu thơ mở ra không gian rộng lớn, bao la, khoáng đạt, mênh mang đến cùng trời cuối bể như khắc họa thêm vào bóng lưng quyết liệt, dứt khoát của chàng: 

“Quyết lời dứt áo ra đi​

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”​

Hình ảnh Từ Hải quyết tâm dứt áo ra đi thể hiện được phong thái của một đấng anh hùng phi thường, như một vị tiên nhân lướt gió, đạp mây mà đi; vượt bể, vượt núi cao, vượt qua bao sóng gió. Dường như, mọi vướng bận cũng không thể làm xao xuyến được trái tim chàng, chàng vẫn “quyết lời”, vẫn “dứt áo ra đi”. Bởi:

“Sinh vi nam tử yếu hy kỳ​

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di”​

Từ Hải muốn thực hiện được ước vọng lớn lao của đáng nam nhi, muốn cho Kiều một cuộc sống hạnh phúc, muốn được đường hoàng rước nàng về dinh. Chàng tự tin vào tài năng của mình, giống như cách Đào Uyên Minh tự tin:

“Thiếu thời tráng thả lệ

Vũ kiếm độc hành du”.

Câu thơ:

“Bao giờ mười vạn tinh binh​

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường​

Làm cho rõ mặt phi thường​

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”​

Gợi tả một ước hẹn, một mong ước muốn cho Kiều một cuộc sống hạnh phúc. Từ Hải tin rằng chàng sẽ thực hiện được hoài bãolà trở thành một vị tướng quân dẫn “mười vạn tinh binh”, chiêng trống “dậy đất”, cờ xí “rợp đường”. Mọi người rồi sẽ biết chàng tài năng thế nào, đến lúc ấy, chàng sẽ cho kiệu tám người khiêng, đường đường chính chính rước nàng vào phủ đệ, để những kẻ từng hãm hại Kiều phải ngày đêm sợ hãi. Dường như, sự ra đi của chàng không chỉ thể hiện ước muốn thành dang của một đáng nam nhi, mà nó còn mang theo cả khát vọng mang lại hạnh phúc cho người con gái mà mình thương.

Cuộc đối đáp trước khi lên đường của hai người thể hiện được biết bao tìm cảm của đôi nam nữ trước giờ phút chia ly. Từ Hải một mặt trách “sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”, một mặt lại lo lắng:

“Bằng nay bốn bể không nhà​

Theo càng thêm bận biết là đi đâu”​

Chính chàng cũng rất mâu thuẫn, muốn vợ mình cũng là một cô gái phóng khoáng, hiệp nghĩa để sánh đôi với chàng, tựa như Mộc Lan trong thơ của Đào Uyên Minh:

“Vạn dặm đi theo quân​

Vượt núi ải như bay​

Tướng quân đánh trăm trận rồi chết​

Tráng sĩ mười năm mới trở về”​

Nhưng đồng thời, Từ Hải cũng không muốn Kiều phải theo mình chịu khổ sở, buổi đầu anh hùng lập nghiệp, ngao du tứ phương xem đất tựa giường, rơm tựa nệm chăn. Đó là tấm lòng hết sức yêu thương, nuông chiều của một kẻ võ biền, thật đáng quý biết bao.

Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã xuất sắc miêu tả một Từ Hải – một con người bình thường, với những hoài bão và ý chí to lớn, với những hành động phi thường, và rồi lại trở lại như một người chồng quen thuộc – một người chồng luôn lo lắng, quan tâm đến vợ. Như nhà văn John S.Mill nhận định rằng: “Châm ngôn sự thật luôn chiến thắng tội ác là lời dối trá ngọt ngào nhất mà con người cứ nhắc đi nhắc lại cho đến khi nó trở nên phổ biến. Lịch sử tràn ngập ví dụ về lòng bác ái và sự thật bị quật ngã bởi tội ác”. Truyện Kiều cũng là tác phẩm như vậy. Dù chỉ với một đoạn xuất hiện ngắn ngủi, nhưng nhân vật Từ Hải cũng đã soi sáng khát khao về một cuộc sống công bằng và hạnh phúc – một cuộc sống lý tưởng cho tất cả mọi người của Nguyễn Du.