Phân tích đoạn trích Nghệ thuật băm thịt gà (trích Việc làng)

Bạn đang xem: Phân tích đoạn trích Nghệ thuật băm thịt gà (trích Việc làng) tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Phân tích đoạn trích Nghệ thuật băm thịt gà (trích Việc làng) hay nhất:

Ngô Tất Tố sinh năm 1893, mất năm 1954, quê ở làng Lộc Hà, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay còn được gọi là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội). Vào năm 1915, Ngô Tất Tố đỗ kỳ thi ở địa phương khi ông mới vừa tròn 20 tuổi, ông là người tinh thông nhiều thứ chữ như chữ Hán, chữ Nôm, Quốc ngữ và cả tiếng Pháp, đồng thời cũng là người tinh thông cổ học, trước đây ông đã từng nghiên cứu triết học và dịch nhiều chuyện Trung Hoa. Ngô Tất Tố vừa là nhà báo, vừa là nhà văn với sức viết vô cùng dồi dào, sáng tạo. Sự nghiệp và tác phẩm của Ngô Tất Tố để lại cho đời vô cùng đồ sộ, rất nhiều tác phẩm trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Những tác phẩm tiêu biểu của ông được nhiều quý độc giả đón nhận, trong đó có đoạn trích Nghệ thuật băm thịt gà (trích trong tác phẩm Việc làng). 

Bằng việc trực tiếp chứng kiến một cách kỹ càng cảnh “hàng xóm” và không khí chuẩn bị chè chén, chia chác khẩu phần theo lệ làng tại nhà người bạn Lăng Vân, tác giả đã viết lên phóng sự “Nghệ thuật băm thịt gà” qua đó ngầm phê phán hủ tục xấu xa của chế độ phong kiến đương thời tại chốn làng quê cũ. Nếu như hiểu một cách đơn thuần, thì có lẽ “nghệ thuật băm thịt gà” sẽ chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Việc băm thịt gà điệu nghệ, giàu tay nghề của nhân vật Mới chứng tỏ hắn là một người nghệ sĩ rất tài giỏi, tuy nhiên nếu chúng ta đọc hết đoạn trích thì ý nghĩa của câu nói “nghệ thuật băm thịt gà” sẽ được bộc lộ một cách sâu xa và dung tục nhất.

Cái tài giỏi trong việc “băm thịt gà” của nhân vật Mới không phải xuất phát từ hoàn cảnh đúng đắn, chính nghĩa, mà cái tài giỏi của nó được rèn luyện thông qua nhiều lần “chia cỗ trong làng”, nó không thể không giỏi vì không giỏi sẽ đồng nghĩa với việc “không thể chia một con gà và một mâm xôi ra làm 23 mâm cỗ bằng nhau”. Bằng việc quan sát và miêu tả tỷ mỉ quá trình chia thịt gà, chia mâm xôi của nhân vật Mới, tác giả đã lên án phê phán những hủ tục quái gở của bọn quan chức, chức trách chốn làng quê thời điểm ngày xưa đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh dở khóc dở cười và điêu đứng. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả và nghệ thuật trần thuật đặc sắc, đan xen với đó là nghệ thuật tả trực tiếp sinh động với quá trình sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, giàu hình ảnh khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và thu hút sự chú ý của người đọc. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả động tác, miêu tả âm thanh chặt thịt gà rất chân thật, liệt kê đầy đủ công đoạn chặt một con gà, từ đó khiến cho câu chuyện trở nên hiện thực, hình ảnh chặt gà đang hiện ra trước mắt người đọc, giúp cho người đọc tưởng chừng như mình cũng đang trực tiếp chứng kiến câu chuyện đó. Đây là một yếu tố thành công nhất của tác giả khi viết đoạn trích này.

Đoạn trích Nghệ thuật băm thịt gà của tác giả Ngô Tất Tố có lẽ đã phơi bày được một phần hủ tục quái gở, mọi rợ mà bọn sâu mọt phong kiến đã cố duy trì ở khu vực nông thôn, đặc biệt là nạn xôi thịt và hậu quả nghiêm trọng của nó. Và cái gọi là nghệ thuật ấy chẳng qua cũng chỉ là sự dung tục, không hơn không kém.

2. Phân tích đoạn trích Nghệ thuật băm thịt gà (trích Việc làng) đặc sắc nhất:

Ngô Tất tố sinh ra tại làng Lộc Hà, tỉnh Bắc Ninh. Vào năm 1915, khi ông mới vừa tròn 20 tuổi, ông đã xuất sắc đạt giải cao nhất trong kỳ thi khảo hạch tại địa phương. Ông là người am hiểu nhiều loại chữ khác nhau, uyên bác về cổ học, từng tham gia quá trình nghiên cứu triết học và dịch nhiều tác phẩm cổ điển Trung Hoa, ông vừa là một nhà báo kiệt xuất vừa là nhà văn hiện đại với khối lượng sáng tác vô cùng phong phú. Sự nghiệp của Ngô Tất Tố để lại nhiều tác phẩm quan trọng, ước tính lên khoảng 1.500 tác phẩm trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đoạn trích “Nghệ thuật băm thịt gà” được lấy từ phóng sự dài 12 chương nổi tiếng “Việc làng”, qua đó tác giả phê phán những hủ tục chế độ phong kiến lạc hậu có miền quê ngày xưa.

Đoạn trích miêu tả cụ thể về tài năng chặt thịt gà của nhân vật Mới, tuy nhiên tài năng này không phải tự nhiên mà có, nó được rèn luyện thông qua nhiều lần “chia cỗ cho việc làng”. Hắn phải giỏi vì nếu không giỏi thì sẽ không thể chia một con gà và một mâm xôi thành 23 phần của bằng nhau. Thông qua việc miêu tả chi tiết hình ảnh chia thịt gà và chia xôi của nhân vật Mới, tác giả đã phê phán hủ tục kỳ quái của những kẻ chức trách trong làng, khiến cho người nông dân phải rơi vào hoàn cảnh đau thương, dở khóc dở cười. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả và kể chuyện vô cùng tinh tế, kết hợp với nghệ thuật miêu tả sinh động, ngôn ngữ tự nhiên, giàu hình ảnh, khiến cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn và lôi cuốn. Tác giả Ngô Tất Tố đã khéo léo mô tả âm thanh và động tác chặt thịt gà của nhân vật Mới một cách chân thật, liệt kê chi tiết từng giai đoạn chặt một con gà, khiến cho người đọc như thấy cảnh tượng hiện ra trước mắt. Điều này là một trong những yếu tố thành công nổi bật của tác giả trong đoạn phóng sự. Đoạn trích Nghệ thuật băm thịt gà có lẽ đã phơi bày rõ nét những hủ tục quái đản mà bọn phong kiến cố duy trì ở khu vực nông thôn, kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Đoạn trích được ghi lại thông qua cái nhìn của nhân vật tôi – một người lạ, lần đầu tiên được chứng kiến cảnh tượng đó. Vừa ghi chép, người kể chuyện cũng vừa thể hiện sự ngạc nhiên, tò mò của bản thân mình trước những chuyện mà mình được chứng kiến. Điều đó làm cho người đọc cũng bị lôi cuốn vào câu chuyện. Có lẽ tác giả đã sử dụng một biện pháp đặc trưng của nghiệp vụ báo chí đó là ghi chép tại chỗ và ghi rất cẩn thận bằng góc nhìn khách quan của một người ngoài cuộc. Người đọc bị thu hút vào đoạn trích và được dẫn dắt từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, chọn hình thức này đã khiến cho tác giả tạo nên sự xác thực trong câu chuyện được kể, từ đó giá trị phê phán ngày càng sâu sắc. Không gay gắt, cay nghiệt giống như tác giả Vũ Trọng Phụng khi viết “Kĩ nghệ lấy Tây”, “Cơm thầy cơm cô”… phóng sự của Ngô Tất Tố hầu như thiên về việc phê phán một cách thâm thúy, nhẹ nhàng tuy nhiên vẫn vô cùng sâu sắc, đây là một phong cách nổi bật của nhà Nho viết báo.

3. Phân tích đoạn trích Nghệ thuật băm thịt gà (trích Việc làng) đạt điểm cao:

Ngô Tất Tố là một trong những nhà Nho đầu tiên viết báo và viết rất hiện đại. Việc làng là phóng sự dài 17 Chương, phơi bày những hủ tục lạc hậu ở nông thôn Việt Nam vào thời điểm trước. Chính những hủ tục lạc hậu ấy đã vô tình đẩy người dân vào cảnh cùng quẫn, tạo cơ hội để bọn cường hào địa chủ nhũng nhiễu dân lành. Đoạn trích “Nghệ thuật băm thịt gà” thuộc chương IV của phóng sự, tả một cảnh chia thịt gà hiếm thấy ở một làng quê, thông qua việc chia thịt gà tác giả đã châm biếm bọn cường hào chức dịch tham quan, bần tiện trong làng. Chúng ngồi thật cao, ra vẻ sang trọng nhưng thực chất cũng chỉ là một lũ tham ăn, chia nhau cái sỏ gà. Với cách kể chuyện nhẹ nhàng tự nhiên, tác giả đã châm biếm một cách sâu sắc những hủ tục mọi rợ, miếng ăn đã trở thành miếng nhục trong thời điểm đó. 

Nhà văn xem hoạt động “băm thịt gà” là một nghệ thuật và người băm thịt gà là một người nghệ sĩ. Đây chỉ là cách nói châm biếm, nhà văn thán phục tài băm thịt gà của nhân vật anh Mới, không chỉ thể hiện ở việc chặt đẹp, trình bày nghệ thuật mà còn ở việc chia nhỏ con gà tới hơn 20 mâm cỗ đều nhau, con gà được chặt thành 92 miếng. Tài năng đạt đến trình độ nghệ sĩ nhưng nghệ thuật ấy lại đăng liền với một mục đích dung tục. Cái tài của nhân vật anh Mới chứng tỏ rằng việc băm một con gà to khoảng “một người ăn cố mới hết” thành hơn 100 miếng không thể là tài năng bẩm sinh mà đó là công việc phải rất quen làm, được tôi luyện thông qua nhiều lần khác nhau thì mới có sự thành thạo và điêu luyện đến vậy. Chứng tỏ đây là công việc rất quen thuộc của anh và đó cũng chính là công việc quen thuộc ở làng, miếng ăn trở thành một cái gì đó vô cùng quan trọng, thậm chí nó đã trở thành một tệ nạn. 

Tác giả đã tập trung theo dõi và miêu tả cẩn thận việc chặt thịt gà của anh, từ công việc chuẩn bị đến hành động nhỏ như liếc dao, thử lửa,… Nhân vật tôi quan sát từng miếng sỏ gà, phao câu, cách chia phần, cách lách lưỡi, âm thanh của tiếng dao, tiếng thớt, khoảng cách của những miếng thịt gà,… Người kể chuyện đã không bỏ qua bất kỳ một chi tiết nhỏ nào trong chuỗi hành động băm thịt gà. Nhưng điều tác giả muốn nhắc tới ở đây không phải là ca ngợi tài băm thịt gà của nhân vật Mới, mà là sự châm biếm về quá trình chia phần khủng khiếp ở cái làng này: “Trông những miếng thịt của hắn bốc ra góc mâm, mới đẹp làm sao! Không dập, không nát, không bong da, nó giống như tập cánh con bươm bướm. Nếu để trước môi mà thổi, có thể bay được mười thước.” Qua đó, tác giả đã thể hiện thái độ phê phán của mình đối với một cái “việc làng” sách nhiễu và lạ lẫm này.

THAM KHẢO THÊM: