Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Bạn đang xem: Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu chính là bản anh hùng ngợi ca những người nông dân nghĩa sĩ dũng cảm, hiên ngang, bất khuất, kiên cường. Để hiểu rõ hơn về những người nông dân nghĩa sĩ ấy, mời các bạn cùng tham khảo ngay bài Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc dưới đây nhé!

1. Dàn ý phân tích hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:

Mở bài

– Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

– Khái quát về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm.

Thân bài

a, Nguồn gốc của người nông dân nghĩa sĩ

– Họ là những người nông dân nghèo khổ, dân ấp, dân lân

– Hoàn cảnh sống thiếu người nương tựa, cô đơn, lặng lẽ âm thầm lao động nhưng vẫn suốt đời nghèo khó.

– Sử dụng nghệ thuật tương phản: “chưa quen” >< “chỉ biết”, “vốn quen” >< “chưa biết”.

=> Tác giả nhấn mạnh việc những người nông Nam Bộ quen với đồng ruộng và chưa quen với những chiến trận trong quân sự nhằm tạo ra sự đối lập về tầm vóc anh hùng có trong đoạn sau tác phẩm.

=> Họ là những người nông dân lương thiện và nghèo khổ, chính vì tình cảnh đã buộc cho họ phải trở thành chiến sĩ và đến cuối cùng trở thành “nghĩa sĩ”.

b, Người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với tình yêu đất nước thắm thiết

– Lúc đầu người dân cảm thấy lo sợ khi thực dân Pháp đến xâm lược sau đó đến trông chờ tin quan rồi chuyển thành ghét và căm thù giặc, cuối cùng họ đã đứng lên chống lại.

+ Họ vốn là những người nông dân nghèo khổ không hề biết binh đao, điều mà họ sợ hãi là chuyện thường tình.

+ Chờ đợi tin quan như việc chờ đợi “trời hạn trông mưa”

+ Họ ghét giặc như “nhà nông ghét cỏ” căm thù giặc đến tột cùng điều đó được diễn tả qua những hình ảnh vô cùng mạnh mẽ mà rất đỗi chân thực.

– Nhận thức về đất nước: Họ tự nguyện chiến đấu hết mình vì Tổ quốc.

=> Chính tình yêu đất nước và lòng căm thù giặc sâu sắc cộng thêm với sự thờ ơ của “quan”, chính điều đó đã khiến cho họ đứng lên chiến đấu tự lực tự nguyện.

c, Tinh thần chiến đấu hi sinh cao đẹp của những người nông dân nghĩa sĩ

– Tinh thần chiến đấu cao đẹp: Họ vốn là người dân ấp, dân lân không phải là người lính diễn binh thực sự mà “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”

– Quân trang của họ trang bị rất thô sơ: manh áo vải, ngọn tầm vông, ….. Điều đó càng làm nổi bật sự anh dũng cao đẹp của những người nông dân nghĩa sĩ…

– Những chiến công đáng tự hào đã được họ lập nên: đốt nhà dạy đạo, chém đầu quan hai.

– Động tự mạnh “đạp rào”, “xô cửa”, …. chỉ hành động của những người nông dân mạnh mẽ cùng với nhịp độ sôi nổi, khẩn trương sôi nổi.

– Động từ chéo “đâm ngang” và “chém ngược” làm cho trận đánh càng trở nên quyết liệt hơn.

=> Tượng đài nghệ thuật về những người nông dân nghĩa sĩ cao đẹp đánh giặc giữ nước.

d, Người nông dân nghĩa sĩ đáng kính đã hy sinh vô cùng anh dũng

– Cách nói đến sự hi sinh của những người nông dân nghĩa sĩ rất chân thành, tiếc thương “xác phàm vội bỏ”, “da ngựa bọc thây”.

– Họ tự nguyện chiến đấu và hi sinh anh dũng trên chiến trường khốc liệt để lại niềm tự hào và thương tiếc cho những người ở lại.

=> Hình tượng của những người nông dân nghĩa sĩ xứng đáng được đi vào sử sách lịch sử.

Kết bài

– Khái quát đặc sắc nét nghệ thuật tiêu biểu.

– Nêu giá trị nội dung của tác phẩm.

2. Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hay nhất:

Tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu được coi là một bức tượng đài bi tráng về những người nông dân nghĩa sĩ anh hùng. Trong lịch sử văn học, lần đầu tiên hình tượng người nông dân được xây dựng đẹp đẽ và hoàn chỉnh đến thế. Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng bức tranh về vẻ đẹp của người anh hùng, dũng cảm của những người nông dân nghĩa sĩ.

Đến với tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” hình ảnh người nông dân lần đầu tiên trong văn học Việt Nam đã được xây dựng lên hoàn chỉnh và đẹp đẽ đến vậy. Những người nông dân nghĩa sĩ được khắc họa từ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cho đến trong đời sống về tinh thần, họ mang dáng vẻ chất phác, hồn hậu với tâm lòng kiên cường, anh dũng sẵn sàng đứng lên để bảo vệ Tổ quốc. Nguyễn Đình Chiểu đã phát hiện ra điều mới mẻ của những người nông dân – lực lượng nòng cốt ở trong mọi cuộc kháng chiến của dân tộc, song họ lại rất ít khi có thể nhận thức đúng đắn về vai trò của lịch sử.

Mở đầu tác phẩm, nhà thơ đã khái quát bối cảnh của thời đại qua đó khẳng định được vị trí, vai trò, ý nghĩa của những người nghĩa sĩ nông dân:

“Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ

Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ”.

Đây là thời đại vô cùng vĩ đại, bi tráng và đó là thời đại những người nông dân nghĩa sĩ với tấm lòng yêu nước nồng nàn đã được sinh ra. Câu văn ngắn, chỉ có tám chữ “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” đã gợi ra không khí đang sôi sục, căng thẳng và vô cùng quyết liệt của nhân dân khi chiến đấu với kẻ thù tang ác. Câu văn tuy ngắn gọn nhưng lại mang trong mình ý nghĩa quan trọng, từ đó tạo ra bệ đỡ để cho người đọc có thể thấy được vẻ đẹp của những người nông dân nghĩa sĩ phía sau.

“Nhớ linh xưa:

Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó.

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.”

Khi chưa có thực dân Pháp xâm lược những người nghĩa sĩ nông dân sống và làm việc cực nhọc, lam lũ, cực nhọc, họ “cui cút” làm việc. Cuộc đời của những người nghĩa sĩ nông dân chỉ quẩn quanh phía sau lũy tre làng với những công việc đồng áng đầy lam lũ, vất vả. Họ chỉ biết cuốc, cày, bừa, cấy, những việc tay vốn đã quen làm. Việc “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó” liên quan đến binh đao họ hoàn toàn xa lạ. Cuộc đời họ chỉ gắn bó với làng ruộng và quê hương, chính vì thế khi nghe tin có quân giặc đến xâm lược nước ta, họ chỉ biết đặt niềm tin vào triều đình với lòng căm thù giặc sâu sắc:

“Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn mong mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.”

Không những thế, những người nghĩa sĩ nông dân còn có ý thức trách nhiệm đối với quê hương, đất nước khi đang trong hoàn cảnh lâm nguy, họ sẵn sàng tự nguyện đứng lên chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc cho dù họ không được học binh pháp. Những người nông dân chỉ biết tay cuốc, tay cày nhưng trong trận đánh Tây họ đã đứng lên chiến đấu trở thành những người anh hùng hiên ngang, lẫm liệt. Họ đã trưởng thành cùng với tinh thần chiến đấu sôi sục không còn là hình bóng của người chỉ biết đến trong làng bộ với tầm nhìn hạn hẹp nữa. Vũ khí của họ được trang bị rất thô sơ, đa số là các vật dụng sinh hoạt trong cuộc sống đời thường: ngọn tầm vông, lưỡi dao phay… Nhưng tinh thần chiến đấu của những con người ấy lại sôi sục khí thế và vô cùng nhiệt huyết chiến đấu với kẻ thù tàn ác “đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không”, “xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”,… Hành động chiến đấu của hộ vô cùng quyết liệt và mạnh mẽ. Đoạn thơ đã được Nguyễn Đình Chiểu miêu tả không khí trận chiến một cách hào hùng với hàng loạt các động từ như: đạp, xô, xông, đâm,… góp phần làm tăng thêm không khí hào hùng và thể hiện hành động hết sức dứt khoát, anh dũng mãnh của những con người nghĩa sĩ.

Tác giả đã sử dụng bút pháp hiện thực để khắc hoạ hình tượng người nông dân nghĩa sĩ từ dáng vẻ bên ngoài cho đến đời sống lao động lam lũ, vất vả hàng ngày,… Với nhiều biện pháp nghệ thuật như so sánh, thủ pháp đối lập,…. góp phần khắc họa lên vẻ đẹp bi tráng và anh hùng của những người nông dân nghĩa sĩ. Tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” chính là bản anh hùng ngợi ca những người nông dân nghĩa sĩ dũng cảm, hiên ngang, bất khuất, kiên cường. Hình tượng về những người nông dân nghĩa sĩ là minh chứng cho tình yêu nước nồng nàn, qua đó người đọc có thể thấy được triết lý ngàn đời của dân tộc ta “Chết vinh còn hơn sống nhục”.

3. Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ấn tượng:

Trong văn học Việt Nam, hình ảnh người nông dân yêu nước chống giặc ngoại xâm chỉ thực sự được xuất hiện vào nửa cuối thế kỉ XIX với tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của nhà thơ mù của dân tộc Nguyền Đình Chiểu. Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng nên tượng đài nghệ thuật đầu tiên về những người nông dân nghĩa sĩ. Đó là hình tượng chân thực mang đầy tính bi tráng, hào hùng nhưng cũng bi thương vì cuộc sống yên ấm, độc lập, tự chủ của đất nước. Dù buồn thương là thế nhưng Nguyễn Đình Chiểu vẫn luôn hướng về một tương lai tốt đẹp với niềm tin vào sức mạnh của Tổ quốc.

Cái đạo của tác giả là đạo thương dân, yêu nước. Điều đó đã khiến thơ văn ông có sức rung cảm to lớn, góp phần làm nên tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học nước nhà. Nhà thơ mở đầu khúc bi ca của mình một cách rất có lí sâu sắc:

“Hỡi ôi!

Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ.”

Qua cuộc chiến khốc liệt ấy, tấm lòng yêu nước nồng nàn của những người nông dân tưởng chừng rất bình thường này nhưng trong vẻ đẹp tâm hồn của họ thực sự được tỏ bày cùng với đất trời. Trước đây, họ sống trong sự thầm lặng với cuộc sống từng vất vả biết bao:

“Nhớ linh xưa:

Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó.”

Trong tám tiếng ngắn ngủi những lượng thông tin về những người nông dân nghĩa sĩ đã nói đến đầy đủ với người đọc về hoàn cảnh vất vả, lam lũ của người nông dân Cần Giuộc. Bóng dáng của những con người nông dân thật cô đơn, nhỏ bé. Trong cuộc sống họ chỉ biết lặng lẽ cặm cụi làm ăn trên những cánh đồng, chỉ biết cam chịu biết bao nhiêu gánh nặng của cuộc sống, cam chịu sự khắc nghiệt từ thiên nhiên đã được hiện lên rõ nét qua từng câu chữ. Tưởng chừng như những vất vả lo toan ấy cũng đã đủ đối với những người nông dân ấy, họ sẽ không lo toan nghĩ gì ngoài “nghèo khó”. Nhưng không, quân giặc đã đến xâm lược đất nước, chúng tàn phá đến tận những ngôi nhà yên ấm của họ. Những con người nông dân ấy phải đứng lên trở thành những người nông dân nghĩa sĩ chiến đấu vì độc lập dân tộc của Tổ quốc. Với tấm lòng yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc vì hành động cướp nước của chúng:

“Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn mong mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.”

Lòng căm thù giặc sâu sắc của những người nông dân nghĩa đã làm nảy sinh ra khát vọng đánh giặc cao độ. Đó là ước muốn hoàn toàn tự nguyện. Người nông dân qua nét bút của Nguyễn Đình Chiểu thật đã tự nguyện hết mình chiến đấu, đó chính là bản chất thực sự trong hành động của người nghĩa sĩ:

“Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm chốn ngược, chốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.”

Những người nông dân nghĩa sĩ bắt đầu cuộc chiến vào lúc đáng lẽ ra quân triều đình phong kiến phải tiến hành cuộc chiến cứu nước ấy từ lâu nhưng họ lại “án binh bất động”. Những người nông dân nghĩa sĩ ấy còn là những người:

“Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.”

Khi bước vào nơi chiến trường khốc liệt mà những con người nông dân nghĩa sĩ ấy chỉ mang theo mình những trang bị thô sơ để cày ruộng. Trước quân giặc tàn ác với những vũ khí hiện đại “tàu thiếc tàu đông” cùng với ”đạn nhỏ đạn to”, còn họ chỉ là những người nông dân nghèo khó không có chút kiến thức nào về quân sự, họ chỉ có “manh áo vải”, “ngọn tầm vông” và “lưỡi dao phay”. Chắc hẳn người đọc có thể nhận thấy được kết thúc cuộc chiến đấu đó là thế nào rồi khi lực lượng và vũ khí có sự chênh lệch rõ ràng như vậy. Đó không chỉ là tấn bi kịch của những con người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc mà còn là của nước ta vào cái thời kì nghiệt ngã cái họa mất nước kéo dài cả hàng thế kỷ. Nhưng bản hùng ca của cuộc đời đã cất lên trong cái bi kịch ấy. Trước hết là hùng ca ở sự kiên cường, hiên ngang của những người quyết tâm chiến đấu vượt lên nỗi lo thất bại để giành được chiến thắng, lấy tinh thần anh dũng để bù đắp lại mọi sự chênh lệch so với kẻ thù:

“Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

Chi nhọc quan quản trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

Kẻ đâm ngang, người chém dọc, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ.”

Họ đã chiến đấu anh dũng như những người lính thực sự, thật là tự hào đáng kính. Họ đã phát huy tối đa sức mạnh tinh thần và tỏ rõ hiệu quả của cái sức mạnh đấy. Quả thực trong văn chương Việt Nam chưa hề có bức tranh chiến đấu về những người lính áo vải mà hào hùng như thế. Hình ảnh những người nông dân nghĩa sĩ sự kết tinh những điều vốn có trong bản chất của họ. Người nông dân Cần Giuộc đó đã đi vào vĩnh cửu trong những phút giây tuyệt vời ấy. Nhà văn Nguyễn Đình Chiểu đã thành công trong việc xây dựng nên một bức tượng đài về người nông dân, nghĩa sĩ Cần Giuộc. Và cũng là bức tượng đài của nhiều người và của cả một tập thể anh hùng, bất khuất.

“Nghĩa sĩ Cần Giuộc” chính là tên gọi chung của bức tượng đài mà Nguyễn Đình Chiểu xây dựng nên và những người nghĩa sĩ trên đó họ đều là vô danh. Họ đã sống một cuộc đời của quần chúng vô danh và chết cũng của quần chúng vô danh. Trong chiến đấu họ không hề làm điều gì cho riêng có lợi cho mình. Và điều duy nhất họ làm là để lại cho đời, đó cũng là điều mà nhà văn Nguyễn Đình Chiểu đã nêu lên, giống như tiêu chí chung dưới bức tượng đài của họ.

4. Sơ đồ tư duy hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chính xác nhất:

Sơ Đồ Tư Duy Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Hay Nhất

5. Sơ đồ tư duy hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc dễ nhớ nhất:

Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *