1. Dàn bài phân tích khổ thơ thứ 2 Sang thu của Hữu Thỉnh:
Mở bài:
– Giới thiệu đôi nét về tác phẩm Sang thu và nhà văn Hữu Thỉnh.
– Bài thơ chính là những cảm nhận tinh tế, sâu sắc, ấn tượng của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi, chuyển biến của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
– Bài thơ được sáng tác vào năm 1977 và được in lần đầu trên báo Văn nghệ, sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ khác.
Thân bài:
Phân tích cảm nhận tinh tế, ấn tượng của nhà thơ trong hình ảnh gió se về tín hiệu sang thu:
Cảm nhận những tín hiệu thu về ở không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế. Biểu hiện ở một số những hình ảnh:
– Hương ổi chín – đặc trưng của mùa thu, báo hiệu mùa thu đã đến, lan vào không gian, phả vào gió se.
– Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, những làn sương cứ chùng chình chậm chạp, lững thững trôi đi, chuyển động chầm chậm, từ từ nơi đường thôn ngõ xóm như muốn ở lại để hưởng thụ vẻ đẹp của tiết trời mùa thu.
– Từ “bỗng” diễn tả sự ngạc nhiên, cảm giác sững sờ, ngỡ ngàng, ngạc nhiên của nhà thơ trước những phát hiện được những
– Động từ “phả” đã gợi lên hương thơm của ổi chín như sánh đặc lại, thổi xen vào trong gió gợi lên cho người đọc hình dung được những hình ảnh không gian và thời gian của tiết sang thu
– Gợi ra hình dung của hương ổi chín tràn đặc cuốn trong không gian, phả vào gió se.
– “Chùng chình” – là một từ ngữ cho thấy tính
Cảm nhận những chuyển biến tinh tế, ấn tượng của đất trời lúc thu sang
– Khoảnh khắc giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” – hình ảnh nghệ thuật nhân hóa diễn tả sự nuối tiếc, quyến luyến, sự lưỡng lự trước khi chuyển mùa.
– Hình ảnh dòng sông trôi thanh thản, nhẹ nhàng, êm dịu chính là sự lắng đọng, dòng sông không còn mang dòng chảy vội vã, hối hả mà hiện tại giờ đây nó lại đi chậm lại, từ từ để cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp yên bình, trong trẻo của mùa thu. “Dềnh dàng” đặc trưng của mùa thu.
– Chim thì “vội vã”: Một hình ảnh nghệ thuật nhân hóa ấn tượng, dường như chim cũng muốn cảm nhận được hết sự chuyển giao, thay đổi của mùa thu mới về nên tìm cho mình hướng đi. Trong mùa thu tươi đẹp này đây, hình ảnh đàn chim đã mang nét đối lập với hình ảnh dòng sông. Đám mây thì cũng không còn mang màu xanh ngọc của mùa hè oi bức, mây đã dần trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn, êm dịu hơn và uốn mình thành một đường cong mềm mại, uyển chuyển để chuyển dần sang mùa thu.
→ Các hình ảnh, chi tiết đặc sắc giàu sức gợi hình, gợi cảm nhằm làm tái hiện chân thật nhất, hiện thực nhất những biến chuyển tinh tế, sâu sắc của cảnh vật góc nhìn cũng như cảm xúc say sưa, uyển chuyển, hòa nhịp của tác giả trong khoảnh khắc, chuyển biến thiêng liêng của đất trời.
Phân tích những tâm tư, suy ngẫm của tác giả
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa”
– Các tính từ chỉ mức độ tần suất như “vẫn còn”, “vơi dần” đã bớt từ chỉ mức độ rằng hạ nhạt dần, nóng hơn, thu đậm nét hơn.
– Quan sát tinh tế, ấn tượng, nhạy cảm của tác giả: “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi”.
+ Hình ảnh hiện thực của cảnh vật tự nhiên sang thu như sấm thưa thớt, không còn dữ dội, giận giữ làm lay động, dao động hàng cây nữa.
+ Nghệ thuật nhân hóa được sử dụng trong cụm từ: “bớt bất ngờ” – một hình ảnh trạng thái của con người.
+ Với hàm ý: biểu hiện hình ảnh con người khi cứng cáp, trưởng thành sẽ không còn hoảng sợ, hay cảm thấy bất ngờ, lo sợ trước những thử thách, sóng gió, bão tố của cuộc đời. Con người đã từng trải sẽ vững vàng, không sợ hãi, luôn kiên định, mạnh mẽ hơn trước những tác động, sự kiện bất thường từ ngoại cảnh.
Kết bài:
– Bài thơ đã khẳng định giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm vô cùng ấn tượng, khéo léo:
+ Sang thu là bài thơ không chỉ đẹp về hình thức cảnh tượng thiên nhiên mà còn đẹp trong cả những câu từ thể hiện trong bài. Những rung động, chuyển động tinh tế, ấn tượng của tác giả trước khoảnh khắc chuyển đổi mùa hạ sang thu. Qua đó nêu bật lên sự chiêm nghiệm tồn tại trong tác giả về cuộc đời, con người.
– Về giá trị nghệ thuật: bài thơ đã sử dụng nhiều từ láy, tính từ gợi hình gợi cảm ấn tượng, qua đó thấy được trạng thái, hình ảnh chân thực.
– Nghệ thuật nhân hóa khéo lép cũng đã mang lại cái hồn cho bài thơ trở nên ấn tượng hơn, nghệ thuật ẩn dụ cũng tạo chiều sâu về mặt cảm xúc và suy nghĩ.
2. Phân tích khổ thơ thứ hai Sang thu của Hữu Thỉnh:
Bài thơ là tập hợp những cảm nhận, cảm giác, những rung động man mác, nhẹ nhàng, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi diệu kì, uyển chuyển, tinh tế, thú vị của thiên nhiên trong buổi giao mùa. Bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh thực sự đã gây ấn tượng mạnh khi làm thấy được giây phút của sự chuyển giao mùa sang thu, cũng đã chạm đến sự rung động của người đọc. Khoảnh khắc đó đã giúp nhận ra rằng thu về vừa ấn tượng, khéo léo nhưng cũng rất dịu dàng và rất tinh tế.
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se”
Câu thơ có thể hiện hương vị ấm nồng của tiết trời chớm thu ở một miền quê nông thôn. Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu về đến không phải hoa cúc vàng hay một loại hoa nào khác mà trong cái tiết trời mát mẻ mà là chi tiết hương ổi. Mùi hương ổi ở quê nhà mộc mạc đã “phả” vào trong gió thoảng, bay trong không gian. Cảm giác suốt hiện thực bất chợt đến với nhà thơ: cụm từ “bỗng nhận ra” – là một sự bất ngờ mà như đã chờ đợi sẵn từ rất lâu lắm. Câu thơ không chỉ miêu tả mà còn gợi hình liên tưởng đến sắc màu vàng ươm nắng, hương thơm lựng, vị giòn, ngọt, chua chua nơi đầu lưỡi của trái ổi vườn quê. Và không chỉ có thể, cả ở trong sương thu như cũng chứa đựng đầy tâm trạng, đầy sự thong thả, chùng chình băng nhẹ nhàng từ từ giăng mắc trên khắp nẻo đường quê:
“Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
Sương thu trong bài thơ đã thực sự được nhân hóa, hai chữ “chùng chình” diễn tả chất rất thơ, nó bước đi chầm chậm từ từ của mùa thu. Nếu ở câu thơ đầu tiên nhà thơ đã sử dụng cụm từ “bỗng nhận ra” thu về cho thấy một cách khá bất ngờ và đột ngột thì sau khi cảm nhận trực tiếp sương thu, gió thu trong sự chuyển biến giao mùa thì, thi sĩ vẫn ngỡ ngàng và phải thốt lên lời thì thầm như tự hỏi: “Hình như thu đã về?”. Tâm hồn của người thi sĩ người nhà văn đó như là nắm bắt những biến chuyển nhẹ nhàng, mong manh của tạo vật, tạo trời, tạo hoá ban tặng trong phút giao mùa cũng êm đềm, bâng khuâng như bước đi nhẹ nhàng, chầm chậm, từ từ của mùa thu. Không gian nghệ thuật trữ tình của bức tranh thu đến được mở rộng hơn bao giờ hết, cái bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến đi nhường chỗ cho những rung cảm mãnh liệt trước không gian thu vời vợi:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Sông nước đầy, dữ dội nên mới “dềnh dàng” nhẹ trôi như cố tình chậm lại, nhẹ nhàng lại, những đàn chim cũng vội vã bay về nơi phương nam… Không gian thu thư thái, yên bình, hữu tình và không gian đó cũng chứa chan thi vị, đặc biệt là hình ảnh:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Câu thơ giúp ta hình dung đến hình ảnh đám mây mỏng nhẹ, nhẹ nhàng, trắng xốp, kéo dài như tấm khăn voan duyên dáng của những cô gái xinh gái, người thiếu nữ thảnh thơi, nhẹ nhàng, dịu dàng “vắt nửa mình sang thu”. Câu thơ có tính tạo hình, gợi cảm không gian nhưng bên cạnh đó còn lại có ý nghĩa diễn tả sự vận động, chuyển mình của thời gian: mùa thu đã bắt đầu sang mùa hạ chưa qua hết, mùa thu vừa chớm đến, rất nhẹ, rất dịu nhẹ, rất êm ấm, mơ hồ, mờ nhạt như cả đất trời đang rùng mình sợ sệt bởi sự chuyển mình thay áo mới… Khổ thơ thứ ba diễn tả rất rõ sự biến chuyển, thay đổi của không gian đất trời và cũng là một thoáng suy tư của người thi sĩ, của nhà thơ trước cảnh vật, đất trời:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.