Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc hay nhất

Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc hay nhất
Bạn đang xem: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc hay nhất tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Dàn ý phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc:

Mở bài:

Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc

Khái quát về vấn đề đề bài yêu cầu phân tích: Tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc

Thân bài:

Bốn câu đầu: Lời gợi kỷ niệm về nguồn cội, nghĩa tình.

– Khung cảnh chia tay giữa kẻ ở và người về.

– Cách gọi “mình – ta”: gần gũi như lời ca dao.

– Điệp ngữ và câu hỏi tu từ như khơi dậy bao kỉ niệm, hướng về nỗi nhớ, về thời gian “mười lăm năm”, về không gian: “sông, núi, nguồn”.

=> Đó là khoảng thời gian dài với biết bao kỉ niệm giữa người dân mảnh đất Việt Bắc với người quân nhân

Bốn câu sau: Tiếng lòng người ra đi với bao nỗi nhớ thương.

– Tính từ “bâng khuâng”, “bồn chồn” thể hiện cảm xúc không nỡ rời bước.

– Hình ảnh hoán dụ “áo chàm” tượng trưng cho người dân Việt Bắc giản dị.

– Hành động cầm tay nhau chứa đầy cảm xúc.

– Lời người ở lại nhắn gửi dưới hình thức những câu hỏi về cội nguồn quê hương, nhớ thiên nhiên, nhớ những ngày tháng lịch sử, nhớ kỉ niệm ân tình…

– Nghệ thuật: Liệt kê, Ẩn dụ kết hợp nhân hóa, Điệp từ “mình” và cách ngắt nhịp thơ 4/4 nhắn nhủ người ra đi thật truyền cảm.

=> Thiên nhiên và con người Việt Bắc với người lính cách mạng gắn bó thủy chung.

Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề

2. Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc hay nhất:

Nhân dịp sự kiện lịch sử Trung ương Đảng và Chính phủ từ chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội, Tố Hữu viết nên bài thơ Việt Bắc, để diễn tả lại cuộc chia tay nồng thắm tình quân dân, thủy chung son sắt. Và tình cảm ấy được biểu lộ ấn tượng nhất qua tám câu thơ đầu của bài thơ.

Mình về mình có nhớ ta?
….
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

Đoạn thơ là một nỗi nhớ không thể kìm nén được, cứ tuôn trào theo ngòi bút của tác giả và trở thành những dòng thơ tha thiết, chân thành nhất. Có đến động từ “nhớ” trong đoạn thơ tám câu khắc họa nên nỗi nhớ thật da diết và sâu nặng về quê hương cách mạng, vùng đất thiêng của nghĩa tình.

Khúc hát dạo đầu diễn ra trong khung cảnh tiễn đưa trong nỗi nhớ, với lời hỏi của người ở lại và nhận được câu trả lời chân thành nhất của người ra đi. Câu thơ là tiếng nói ngọt ngào như khúc hát đối đáp giao duyên trong dân ca thấm nhuần đạo lí thủy chung:

“Mình về mình có nhớ ta?

Việt Bắc đã hỏi người cán bộ cách mạng về những tình cảm mặn nồng trong mười lăm năm gắn bó, liệu nhìn cây có nhớ núi, nhìn sông có nhớ nguồn? Lời không chỉ nói lên đạo lý Việt Nam là sự gắn bó thủy chung mà chính là nhắc nhở rằng cái cái đạo lí ấy phải được giữ gìn và phát huy. Bốn chữ “mình”, cùng bốn chữ “nhớ” hòa quyện với chữ “ta”, khiến sự ân tình đó trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả bài thơ Việt Bắc.

Sau đó là cảnh tiễn đưa trong bâng khuâng:

“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

Có âm thanh và màu sắc cùng bước chân bồn chồn với những cái nắm tay lưu luyến mang theo nỗi quyến luyến của người ở lại và người ra đi. Cảm xúc “Bâng khuâng” là bởi họ “đi không nỡ”, và “bồn chồn” vì giờ đây Việt Bắc sẽ trở thành tình yêu, thành tâm hồn. Các từ láy bâng khuâng, bồn chồn thể hiện được tâm trạng và những chuyển động nhẹ nhàng nhất trong cảm xúc và rồi xuất hiện hình ảnh chiếc áo chàm gợi tả con người Việt Bắc:

“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

Màu áo chàm là màu áo của Việt Bắc son sắt như lòng thủy chung của người dân nơi đây nhắc nhở người ra về ký ức khó phai nhòa. Hình ảnh “Cầm tay nhau” mà lại không “biết nói gì” bởi trong lòng họ tràn ngập yêu thương nên không biết nói gì nhưng chính cảm xúc “biết nói gì” ấy chính là tất cả những tấm lòng thương nhớ. Câu thơ với nhịp ngắt 3/3/2 trong tâm trạng ngập ngừng lưu luyến, không muốn rời đi.

Trong màn đối đáp của cuộc chia tay lịch sử ấy, cảm xúc của người dân Việt Bắc và người lính cách mạng chứa chan biết bao ân tình của những người từng đồng cam cộng khổ chính là lời nhắc nhở chân thành, tình nghĩa gắn bó sâu sắc nhất về đạo lý tri ân nhớ cội nguồn mãi muôn đời của dân tộc.

3. Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc của Tố Hữu:

Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, thơ ông đậm đà tính dân tộc và điều đó được thể hiện rõ nhất trong bài thơ “Việt Bắc”. Bài thơ là đỉnh cao của thơ ca đậm chất Tố Hữu và của thơ ca văn học kháng chiến chống Pháp. Ra đời trong hoàn cảnh lịch sử sau thắng lợi trên bàn đàm phán Giơ-ne-vơ, bài thơ là khung cảnh của cuộc chia ly đầy nước mắt giữa cán bộ và nhân dân tình cảm sâu đậm. Đoạn thơ mở đầu với tám câu thơ là những rung động tinh tế và sâu sắc trong trái tim của người đi và kẻ ở trong giờ phút chia ly

Bốn câu thơ đầu được đặt ra với một câu hỏi đậm âm hưởng ca dao về tình yêu: “Mình về mình có nhớ ta”. Nỗi niềm gợi lên ở đây là tình cảm của người ở lại nói với người ra đi trong sự tha thiết, chân thành. Nỗi nhớ ấy tạo nên từ: “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”. Khoảng thời gian trong câu thơ là “Mười lăm năm ấy” là một quãng thời gian khó khăn đầy đau thương, mất mát nhưng tất cả đã qua giờ đây chỉ còn là sự “thiết tha mặn nồng giữa “ta” và “mình”. Nhà thơ sử dụng cặp đại từ nhân xưng mình – ta tự nhiên, linh hoạt mang nhiều sắc thái làm cho bài thơ tràn đầy cảm xúc với những lời nhắn nhủ, hò hẹn, thề ước thể hiện tình cảm cách mạng sâu rộng với yếu tố trữ tình sử thi rõ rệt. 

Đến câu thơ thứ ba với câu hỏi: “Mình về mình có nhớ không” được lặp lại giống câu thơ đầu nhưng đối tượng hỏi không chỉ là “ta – mình” mà hướng tới không gian “núi rừng” cùng “sông nguồn”. Đây chính là không gian gắn liền với sự gắn bó của người ở lại và người ra đi. Không gian đó là nơi chứa đầy kỉ niệm, và là cội nguồn góp phần tạo nên sự tha thiết, chân thành giữa người ra đi và người ở lại. Hai động “nhìn” và “nhớ” xuất hiện nhiều lần ở trong câu thơ tác động vào thị giác, tâm tưởng; và hướng tới hiện tại và quá khứ. Đó là lời nhắc nhở của người ở lại với người ra đi đừng quên về quá khứ, về những kỉ niệm của một thời đã qua.

Bốn câu thơ đầu là để giãi bày tình cảm còn bốn câu thơ tiếp theo là lời người ra đi đáp trong khoảng khắc chia tay:

Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

Hinh ảnh Tiếng ai bên cồn cùng đại từ “Ai” không xác định là hình ảnh tượng trưng của người dân Việt Bắc nghĩa tình xuất hiện trước mắt người ra đi. “Ai” chính là những người dân đã cùng sống, làm việc, sinh hoạt với cán bộ kháng chiến. Tiếng hát bên cồn là âm thanh tiếng ngọt ngào, thiết tha, sâu lắng trong biết bao buổi trò chuyện và âm thanh ấy gợi về mối tình keo sơn thân thiết giữa người ở lại với người ra đi. Câu thơ với cách ngắt nhịp 4/4 cùng hai vế tiểu đối giữa bên trong và bên ngoài kết hợp cùng các tính từ thì “bâng khuâng” và “bồn chồn” biểu lộ sự tương đồng bên trong cảm xúc và bên ngoài hành động con người. Tác giả sử dụng hình ảnh hoán dụ “áo chàm” tượng trưng cho người dân giản dị chân thật Việt Bắc xuất hiện trong buổi phân li đầy lưu luyến giữa người ở lại với người ra đi. Mượn hình ảnh “áo chàm” nhà thơ muốn nói đến tình cảm sắt son thủy chung khó phai mờ. Và điều đó được thể hiện rõ nét hơn qua hành động “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”. Họ cầm tay nhau trong tâm thế nghẹn ngào bởi không lời nào có thể diễn tả tâm trạng bịn rịn lưu luyến lúc này. Sự thay đổi của nhịp thơ tạo nên sự ngập ngừng cho bài thơ và tâm trạng, tình cảm của đôi bên.

Đoạn thơ này đã thể hiện những tâm tư tình cảm cao cả của những người chiến sĩ cách mạng kháng chiến đối với đất nước và nhân dân căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. Cũng có thể nói, đây là khúc hát tâm tình sâu lắng không chỉ của riêng những người kháng chiến và của nhân dân ta, mà còn gợi nhắc về truyền thống thủy chung ân nghĩa của dân tộc làm sâu sắc thêm tính cách của người dân giàu truyền thống nhớ về cội nguồn

4. Để phân tích tính dân tộc trong 8 cầu đầu, bạn cần chú ý những gì?

Để phân tích sâu sắc tính dân tộc trong 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc, bạn nên tập trung vào những điểm sau:

Cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc:

  • Hình ảnh cụ thể: Rừng mơ, hoa đào, tiếng ve, con đường.
  • Màu sắc tươi sáng, tràn đầy sức sống: Tái hiện một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, gần gũi.
  • Liên hệ với đời sống người dân: Thiên nhiên không chỉ là cảnh vật mà còn gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt của người dân.

Con người Việt Bắc:

  • Tình cảm sâu nặng với quê hương: Thể hiện qua nỗi nhớ da diết, sự gắn bó với từng ngọn núi, con sông.
  • Tính cách lạc quan, yêu đời: Luôn giữ được tinh thần lạc quan, yêu đời.
  • Tinh thần đoàn kết: Cùng nhau vượt qua khó khăn, gian khổ.

3. Ngôn ngữ, hình ảnh thơ:

  • Ngôn ngữ dân tộc: Sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh quen thuộc trong đời sống hàng ngày.
  • Ca dao, tục ngữ: Áp dụng các câu ca dao, tục ngữ để tạo nên sự gần gũi, thân thuộc.
  • Âm điệu dân ca: Ngôn ngữ thơ mang âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, gần gũi với dân ca.

Tình cảm của người lính:

  • Nỗi nhớ da diết: Nhớ từng ngọn núi, con sông, nhớ những người thân.
  • Tình đồng chí sâu nặng: Chia sẻ với nhau những khó khăn, gian khổ.
  • Ý chí quyết tâm: Dù xa quê nhưng vẫn giữ vững ý chí chiến đấu.

Tính dân tộc thể hiện qua:

  • Sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên: Thiên nhiên không chỉ là cảnh vật mà còn là người bạn đồng hành, là nơi cất giữ những kỷ niệm đẹp.
  • Tình cảm gia đình, làng xóm: Nỗi nhớ quê hương không chỉ là nhớ đất, nhớ nước mà còn nhớ đến những người thân yêu.
  • Tinh thần lạc quan, yêu đời: Dù trong hoàn cảnh khó khăn, người dân Việt Bắc vẫn giữ vững tinh thần lạc quan, yêu đời.

Những điểm cần nhấn mạnh và làm rõ:

  • Vai trò của thiên nhiên trong việc thể hiện tình cảm: Thiên nhiên không chỉ là phông nền mà còn là nhân vật, là nơi gửi gắm tình cảm của con người.
  • Sự kết hợp hài hòa giữa lí tưởng cách mạng và tình cảm cá nhân: Bài thơ vừa thể hiện tinh thần cách mạng cao cả vừa thể hiện những tình cảm riêng tư, sâu sắc.
  • Ý nghĩa của cách xưng hô “mình – ta”: Cách xưng hô này tạo nên sự gần gũi, thân thiết, xóa nhòa khoảng cách giữa người với người.

THAM KHẢO THÊM: