Phân tích truyền thuyết Sự tích hồ Gươm chọn lọc siêu hay

Bạn đang xem: Phân tích truyền thuyết Sự tích hồ Gươm chọn lọc siêu hay tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Phân tích Sự tích hồ Gươm chọn lọc siêu hay:

Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” đã làm sống lại những năm tháng gian lao và anh dũng của ông cha ta thưở “Bình Ngô”, nâng cao thêm niềm tự hào dân tộc, giúp chúng ta được chiêm ngưỡng những di tích lịch sử, văn hóa trên cố đô Thăng Long.

Một người làm nghề đánh cá là Lê Thận đã vinh dự được Long Quân trao cho lưỡi gươm báu. Hai lần đầu, Lê Thận chỉ cho đó là “thanh sắt”, một vật tầm thường mắc vào lưới. Mãi đến lẫn thứ ba anh đưa thanh sắt lại cạnh mồi lửa nhìn xem, rồi ngạc nhiên sung sướng reo lên: “Một lưỡi gươm!” Thanh sắt ấy, lưỡi gươm ấy như biết “bơi” trên sông, vì thế Lê Thận dù đã thay đổi nơi thả lưới ở ba khúc sông khác nhau mà “báu vật” vẫn tìm đến với anh. Chi tiết ấy gợi lên màu sắc li kì, linh nghiệm. Lê Lợi và mấy người tuỳ tùng đến nhà Thận đã bất ngờ thấy thanh sắt “sáng rực lên” trong túp lều tối om. Khi Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm nhưng mọi người vẫn không biết đó là báu vật. Đến đây, độc giả sẽ đặt ra câu hỏi: Hình như Long Quân vẫn còn thử lòng người?

Đến khi giặc Minh truy đuổi vô cùng nguy nan, Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng lạ trên ngọn đa, trèo lên lấy xuống mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Ba ngày sau đem tra gươm vào chuôi thì “vừa như in”. Có được gươm thần, các nghĩa sĩ Lam Sơn có thêm niềm tin và sức mạnh chiến đấu. Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm báu cho chủ tướng Lê Lợi vang lên như một lời thề:

“Đây là Trời có ý phó thác cho mình công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!” Long Quân trao gươm báu cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi đã làm nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay chủ tướng, lưỡi gươm thần tung hoành khắp các trận địa, quân Minh bị đánh tan tác, bạt vía kinh hồn. Nghĩa quân càng đánh càng mạnh, càng thắng to. Lưỡi gươm thần như đã đem đến cho họ một sức mạnh vô cùng to lớn, xốc tới, đánh tràn ra mãi cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước ta.

Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn sau 10 năm gian lao và anh dũng chiến đấu, với lưỡi gươm thần Long Quân trao cho đã hoàn thành sự nghiệp cao cả mà Trời đã phó thác.

2. Phân tích truyền thuyết Sự tích hồ Gươm ý nghĩa:

Những câu truyện truyền thuyết dân gian vốn là món ăn tinh thần vô cùng phong phú của dân tộc ta được lưu truyền từ đời này qua đời khác và sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết rất nổi bật trong số đó. Bối cảnh của truyền thuyết diễn ra trong lúc giặc Minh đô hộ nước ta, tuy đã có nghĩa quân Lam Sơn dựng cờ khởi nghĩa chống giặc nhưng buổi đầu thế lự còn non yếu nên vẫn thường thua trận. Long Quân thấy nghĩa quân anh dũng, xả thân vì nước nên quyết định cho mượn gươm thần. Tuy nhiên, việc cho mượn gươm Long Quân cũng thiết kế một cách rất tinh tế như là một thử thách cho Lê Lợi, bởi cái gì dễ có được người ta thường không trân trọng. Hơn thế nữa việc cho mượn gươm có phần thử thách ấy còn giúp Lê Lợi thu nạp được thêm một vị tướng tài là Lê Thận.

Lê Thận ban đầu vốn làm nghề đánh cá, có lẽ Long Quân đã thấy được khí chất anh hùng và tiềm năng của chàng trai miền biển này nên đã cố tình gửi gắm lưỡi gươm cho Lê Thận. Sau ba lần thả lưới ở ba khúc sông khác nhau mà vẫn vớt được cùng một lưỡi gươm kỳ lạ, đen thui, giống một thanh sắt không hơn không kém, Lê Thận đã quyết định đem về dựng ở xó nhà, vì linh cảm của một người thông minh thì gươm này ắt có điều bí ẩn, sau này có thể dùng được. Theo dòng chảy định mệnh, Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn, trở thành phụ tá đắc lực, lập nhiều công lớn, chiến đấu anh dũng, thế nên có lần Lê Lợi đã ghé nhà Lê Thận chơi. Dường như đã nhận ra chủ tướng Lê Lợi nên lưỡi gươm đen sì vốn vẫn gác xó nhà lại sáng rực lên bất thường. Lê Lợi cầm lên xem thì thấy hai chữ “Thuận Thiên” như báo trước cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo là hợp ý trời, được trời cao ủng hộ. Tuy nhiên đến đây những con người trần mắt thịt vẫn chưa thể nào nhận ra sự thần kỳ của lưỡi gươm kỳ lạ ấy.

Một lần, nghĩa quân thất thế, Lê Lợi phải chạy một mình vào rừng tránh sự truy lùng của giặc. Ngay tại lúc này đây, Lê Lợi vô tình phát hiện ra ánh sáng kỳ lạ ở một ngọn cây trong rừng, Lê Lợi tò mò trèo lên xem thì phát hiện một chuôi gươm nạm ngọc cực đẹp. Là người nhanh nhạy Lê Lợi lập tức liên tưởng đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, ông liền đem chuôi gươm ấy về. Quả đúng như vậy, khi lắp lưỡi gươm vào chuôi gươm thì vừa in, sau nhiều lần thử thách cuối cùng chuôi và lưỡi gươm cũng tìm được nhau, ý trời đã phó thác cho Lê Lợi làm việc lớn. Ngoài ra sự tương hợp của chuôi và lưỡi gươm còn thể hiện một lời nhắc nhở rất hay của Long Quân rằng muốn làm việc lớn trước hết cần sự đoàn kết, nếu chỉ có chuôi gươm đẹp đẽ thì cũng chẳng thể chém đầu tên địch nào, còn nếu chỉ có lưỡi gươm thì cũng chẳng thể dùng bởi thiếu mất chuôi. Hình ảnh chuôi gươm cũng đại diện cho vị chủ tướng là Lê Lợi người lãnh đạo nghĩa quân, lúc nào cũng phải sáng suốt và mạnh mẽ. Hình ảnh lưỡi gươm là đại diện cho quân đội của ta, tiêu biểu là những vị tướng dưới trướng như Lê Thận, người sẽ giúp Lê Lợi chém đầu từng tên giặc cướp nước. Như vậy sự vừa vặn của chuôi và lưỡi gươm chính là biểu hiện của sự phối hợp ăn ý giữa chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân dưới trướng, đó là sức mạnh tổng hòa làm nên chiến thắng của nhân dân ta.

Kể từ khi có sự trợ giúp của thanh gươm thần, nghĩa quân ta liên tục thắng trận, quân giặc bị đánh đuổi không còn một mảnh giáp, phải đầu hàng và rút quân về nước trong sự nhục nhã. Có được chiến thắng ấy, một phần là nhờ sự thần kỳ của gươm thần mà Long Quân cho mượn, đồng thời gươm ấy đã mang lại niềm tin và nhuệ khí cho nghĩa quân ta, giúp sức mạnh nghĩa quân tăng gấp bội. Chuyện sau khi Lê lợi đã lên làm vua, trong một lần du thuyền trên hồ Tả Vọng (hồ Gươm bây giờ) thì có rùa Thần lên đòi gươm về cho Long Quân có nhiều ý nghĩa. Đầu tiên là lý lẽ có mượn có trả, Lê Lợi đã chiến thắng quân Minh, đất nước ta đã yên bình, thanh gươm cũng không còn phận sự gì nữa thì nên được trả về cho chủ cũ. Thứ hai là Long Quân muốn gửi gắm một điều rằng, sự trợ giúp của thần linh âu cũng chỉ là một phần nhỏ, còn nếu muốn vận nước hưng thịnh lâu dài thì phải dựa vào tài trị quốc của Lê Lợi, đừng nên ỷ vào việc có gươm thần mà lơ là cảnh giác, bài học của An Dương Vương vẫn còn sáng mãi cho đến tận bây giờ. Dù bất kỳ lý do nào, Long Quân đòi lại gươm cũng thật xác đáng. Câu chuyện trả Gươm cũng giải thích lý do hồ Tả Vọng còn có tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện lòng tin và khát vọng mạnh mẽ của nhân dân ta về sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Bởi cuộc chiến của nhân dân ta là cuộc chiến vì chính nghĩa, có sự trợ giúp của thần linh, là thuận theo ý trời, những kẻ hung tàn bạo ngược ắt phải thất bại. 

3. Phân tích truyền thuyết Sự tích hồ Gươm hay nhất:

“Sự tích Hồ Gươm” là câu truyện truyền thuyết mà bất kể người đọc, người nghe nào cũng cảm nhận được những xúc cảm mạnh mẽ và sự lôi cuốn của câu chuyện mà không thể rời mắt khỏi những trang sách kể về sự gian khổ, lòng dũng cảm và niềm tự hào dân tộc. 

Câu chuyện bắt đầu với Lê Thận – một người làm nghề đánh cá, vinh dự được Long Quân trao cho một lưỡi gươm vô cùng đặc biệt. Ban đầu không nhận ra giá trị thực sự của nó, chỉ xem lưỡi gươm như một mảnh sắt thường thấy trong lưới. Nhưng từ lần thứ ba, khi đặt lưỡi gươm gần lửa để xem kỹ hơn, Lê Thận bỗng ngạc nhiên và vui sướng reo lên: “Một lưỡi gươm!” Khi Lê Lợi và đoàn quân tới thăm Lê Thận và cả nhóm người đều trầm trồ khi mảnh sắt trong nhà Lê Thận “phát sáng rực rỡ” giữa không gian tối om. Khi Lê Lợi cầm lưỡi gươm và phát hiện ra có dòng chữ “Thuận Thiên” được khắc sâu trên lưỡi gươm. Dòng chữ ấy như khẳng định, việc làm của Lê Lợi là việc hợp ý trời, việc người đang làm là việc của “chân mệnh thiên tử”.

Đúng lúc bị quân Minh truy đuổi và đối diện với nguy cơ nguy hiểm nhất, Lê Lợi bỗng nhìn thấy ánh sáng tinh khiết trên ngọn cây đa và lấy xuống một cái chuôi gươm tuyệt đẹp, được chạm khắc bằng ngọc. Ba ngày sau, khi tra gươm vào chuôi, lưỡi gươm và chuôi gắn kết hoàn hảo với nhau, vừa như in, mọi chi tiết tỉ mỉ và hoàn hảo. Thanh gươm hợp nhất ẩn chứa sức mạnh giúp quân ta đánh tan quân thù. Nhận được Gươm Thần, các nghĩa quân Lam Sơn có thêm niềm tin, thêm ý chí và sức mạnh chiến đấu. Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm báu cho chủ tướng Lê Lợi vang lên như một lời thề: “Đây là Trời có ý phó thác cho mình công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!”.

Sau khi Long Quân trao gươm quý cho nghĩa quân Lam Sơn, tinh thần chiến đấu của họ ngày càng tăng cao. Lưỡi gươm thần trong tay chủ tướng đã tung hoành trên mọi trận địa khiến quân Minh tan tác và hoảng sợ. Nghĩa quân ngày càng chiến đấu mạnh mẽ hơn, giành thắng lợi lớn. Lưỡi gươm thần đã mang đến cho họ một sức mạnh vô cùng to lớn, hùng hồn và đánh tan tác, đánh cho đến khi không còn một kẻ thù nào tồn tại trên đất nước chúng ta. Sau 10 năm gian lao chiến đấu anh dũng, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ cao cả mà trời đã phó thác nhờ vào lưỡi gươm thần mà Long Quân đã trao. 

Trong phần kết của truyền thuyết, câu chuyện kể về việc Long Quân sai Rùa Vàng theo dõi thuyền ngự của Lê Lợi trên hồ Tả Vọng để đòi lại thanh gươm thần. Chi tiết này miêu tả Rùa Vàng phát ra tiếng nói và cắp lấy thanh gươm, sau đó lại lặn sâu dưới nước. Dưới mặt hồ xanh, ánh sáng vẫn “sáng le lói” tạo nên một không gian kỳ diệu và thiêng liêng của truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”. Ánh sáng này là ánh sáng của lưỡi gươm thần và cũng là ánh sáng của tinh thần thiêng liêng của đất nước, là niềm tự hào vĩ đại của Đại Việt vĩnh cửu.

“Sự tích Hồ Gươm” không chỉ giải thích nguồn gốc tên gọi “Hồ Hoàn Kiếm” và tạo nên một cảnh quan, một di tích lịch sử, văn hóa của Thăng Long cổ đại mà còn khẳng định cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc đấu tranh chính nghĩa, theo ý trời (Thuận Thiên). Long Quân đã cho Lê Lợi mượn gươm thần để đánh đuổi kẻ thù và sau khi đánh bại, Lê Lợi đã trả lại gươm thần cho Long Quân. Chi tiết này thể hiện một cách tuyệt vời lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam. “Sự tích Hồ Gươm” là một huyền thoại gợi lên tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc về tinh thần đoàn kết, anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

THAM KHẢO THÊM: