Phát kiến địa lý là một trong những thành tựu vĩ đại của loài người không chỉ tìm ra các vùng địa lý mới mà còn là cơ sở để làm phong phú hơn nền văn hóa nhân loại. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về các cuộc phát kiến địa lý trên thế giới.
1. Phát kiến địa lý là gì?
Phát kiến là tìm ra những gì còn xa lạ chưa biết tới để phục vụ cho nhu cầu khám phá khoa học, lợi ích kinh tê, tìm hiểu văn hóa, tôn giáo, hoạt động chính trị.
Phát kiến địa lý là tìm ra những vùng đất mới, chưa từng có con người đặt chân đến hay xa lạ chưa được biết tới, để phục vụ cho nhu cầu khám phá thế giới, mở rộng. Các khám phá về địa lý hầu hết gắn liền với các chuyến đi và thám hiểm vào thế kỷ 15 và 16 cũng như sự tò mò của thời đại phục hưng đã đẩy nhanh quá trình khám phá.
2. Nguyên nhân của những phát kiến địa lý:
Bước vào thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang
Các tầng lớp vua chúa, quý tộc tầng lớp giàu có lúc bấy giờ cũng mong có nhiều tiền, vàng để ăn chơi hoang phí, và nhu cầu về các mặt hàng đặc sản, cao cấp có nguồn gốc từ phương Đông như tiêu, quế, trầm hương, lụa tơ tằm (dâu tằm tơ), ngà voi… tăng vọt hẳn lên. Phương Đông trong trí tưởng tượng của họ được tô vẽ thành một thế giới thần tiên giàu có trong các cuốn truyện Ngàn lẻ một đêm, Cuốn sách những chuyện kì lạ. Vàng và gia vị là động cơ chủ yếu của việc tìm đường sang Phương Đông, khám phá những vùng đất mới.
Một trong những con đường buôn bán chủ yếu của châu Âu với phương Đông là con đường qua Địa Trung Hải gặp trở ngại. Người Ả Rập lập nên hàng rào
Ngoài ra người Thổ Nhĩ Kì chiếm mất con đường qua Hắc Hải, vịnh Ba Tư. Họ cướp đoạt hàng hóa của thương nhân mộ cách vô lí, khiến cho con đường buôn bán của người châu Âu trở nên tuyệt vọng. Việc tìm ra con đường biển sang Phương Đông là một nhu cầu cấp bách của người Châu Âu.
3. Điều kiện của những phát kiến địa lý:
Lúc đó người Tây Âu đã có nhiều người tin vào giả thuyết Trái Đất hình cầu. Họ cũng đã đóng được những con tàu buồm đáy nhọn, thành cao, có khả năng vượt đại dương, mỗi tàu lại đều có la bàn và thước phương vị, điều đó đã tăng thêm sự quyết tâm cho những thuỷ thủ dũng cảm.
Vào thời gian ấy, khoa học –kỹ thuật có những tiến bộ đáng kể. Các nhà hàng hải bắt đầu nghiên cứu các dòng hải lưu và hướng gió, bước đầu hiểu biết địa lí của các đại dương. Sự tiến bộ về kiến thức địa lý, thiên văn, và kỹ thuật hàng hải đã tạo ra những điều kiện đảm bảo cho những chuyến đi dài ngày trên biển. Người ta đã xác định được hướng con tàu không chỉ bằng cách quan sát chiều gió, hải lưu, màu nước hoặc chim biển mà còn bằng biện pháp xác định vị trí của tàu không cần vật chuẩn. La bàn cùng với máy đo góc thiên văn được sử dụng trong việc định hướng giữa các đại dương bao la. Trước kia người ta chỉ đóng thuyền nhỏ, thành thấp đáy bằng để đi sông và ven biển, nay cũng đã vẽ được những bản đồ và hải đồ có ghi các bến cảng. Kỹ thuật đóng tàu có những bước tiến mới: tàu có bánh lái, có hệ thống buồm lớn, có sàn và boong để có thể đặt đại bác. Những kiểu tàu mới đã xuất hiện. Ca-ra-ven trở thành loại tàu vượt đại dương đầu tiên trong lịch sử thế giới.
Những cuộc hành trình của người Châu Âu sang phương Đông và tài liệu ghi chép của một số người đi trước (như Mác-cô Pô-lô, người I-ta-li-a) cũng giúp cho các cuộc phát kiến địa lí ở các thế kỉ XV – XVI có điều kiện dễ dàng hơn.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đều ở cực tây nam Châu Âu tiếp giáp với Đại Tây Dương, và bờ biển có nhiều thủy thủ gan dạ và một tầng lớp quý tộc thượng võ, hiếu chiến đã được rèn luyện. Hơn nữa trong khi các nước Tây âu còn đang bận rộn trong cuộc nội chiến, khôi phục chiến tranh thì Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã hoàn thành công cuộc khôi phục và có kì vọng phát triển thành một cường quốc. Giai cấp thống trị các nước này ủng hộ những chuyến đi tìm đất mới mong chiếm được nhiều của cải để trở thành giàu có, họ còn đưa ra lời hứa hẹn sẽ phong vương và ban thưởng cho những ai có nhiều công trạng trong các chuyến vượt biển.
4. Các cuộc phát kiến địa lý:
4.1. Cuộc phát kiến địa lý của Hoàng tử Henry:
Hoàng tử Henry đã đặt cơ sở khảo cứu trên mỏm cực nam của xứ Bồ Đào Nha và từ mỏm đất này có thể nhìn ra ngoài đại dương bát ngát.
Ông còn cho mời nhiều nhà bác học A Rập, và Do Thái tới làm việc từ năm 1416, mỗi năm ông đều cho đoàn thám hiểm tìm hiểu đại dương, xuất phát từ Sagres đi về hướng Nam.
Năm 1415, người Bồ đã chiếm được pháo đài Ceuta trên bờ biển châu Phi, từ đó hầu như năm nào họ cũng tổ chức những đoàn thám hiểm đi về phía Nam dọc theo bờ biển của châu Phi.
Khi tìm đường đi sang Ấn Độ, các thủy thủ Bồ Đào Nha đã khám phá ra các nhóm đảo Canaries, Madeira, Azores. Một thuyền trưởng của Hoàng Tử Henri đã tới hòn đảo lớn Canaries rồi trở về Bồ Đào Nha và mô tả lại những dòng nước chảy mạnh chung quanh đảo. Sự việc này khiến cho Hoàng Tử Henry cử Goncalo Velho, một hiệp sĩ quý phái, đi “tìm nguyên nhân của dòng nước”.
Năm 1445, người Bồ Đào Nha đến được Cap Vert (mũi Xanh).
Năm 1472, họ đến Vịnh Guinée, nơi tận cùng của vùng đất châu Phi nhô ra biển và bắt đầu khai thác những lớp đất có vàng, sau đó họ biến nơi này thành nơi buôn bán ngà voi, vàng , nô lệ và một phần gia vị. Họ đem áo dài vải, vũ khí và rượu bán cho người da đen ở đây. Khi đến vịnh Guinée, họ tưởng đây là mũi cực nam của châu Phi, nên năm 1482 họ cho xây dựng ở đây đồn Mina để cướp bóc. Đến 1884 họ đến được cửa sông Congo.
Người Bồ Đào Nha phải mất tới 82 năm mới đến được Ấn Độ (1416-1498). Trong các chuyến đi đó có hai cuộc thám hiểm lớn là của B.Dias (1450-1500) và Vasco da Gama (1469-1524).
4.2. Chuyến đi của Bartolomeu Dias:
Ngày 10 tháng 10 Năm 1486: Vua John II của Bồ Đào Nha bổ nhiệm Bartolomeu Dias vào một đoàn thám hiểm để lãnh đạo để đi thuyền vòng quanh mũi phía nam của châu Phi với hy vọng tìm ra một tuyến đường thương mại sang Ấn Độ. Bartholomeu Dias, người đã từng trông coi các kho của hoàng gia ở Lisbon đã đi một chuyến tàu caravel xuống bờ biển châu Phi. Trên đường đi đoàn thám hiểm gặp bão. Ngày 3 tháng 2 năm 1488, ông thả neo ở vịnh Mossel, nằm vào khoảng 30 dặm phía đông, ngày nay gọi là Mũi Town. Có vẻ do ý trời, cơn bão đã thực hiện được điều mà không một kế hoạch nào có thể thực hiện, vì nó đã đưa Dias vòng qua mũi cực nam của châu Phi.
4.3. Chuyến đi của Vasco da Gama:
Ngày 8 tháng 7 năm 1497 hạm đội 4 khoảng 160 thủ thủy đạt dưới sự chỉ huy của Gama, lúc ấy mới 28 tuổi. Tàu của Vasco da Gama rời cảng Lisbon đi vào mũi Hảo Vọng.
Tháng 2 năm 1498, Vasco da Gama tiếp tục đi theo hướng Bắc, hạm đội của ông ghé vào cảng Malindi và ở đây lần đầu tiên đoàn thám hiểm ghi nhận được sự có mặt của những nhà buôn Ấn Độ. Họ thuê một nhà hàng hải và vẽ bản đồ người Ả rập hiểu biết về gió mùa, người này đã giúp hạm đội đi nốt phần đường còn lại đến Calicut (nay là Kozhikode) ở bờ biển phía Tây Nam Ấn Độ. Vasco da Gama đặt chân đến Calicut ngày 20 tháng 5 năm 1498.
4.4. Chuyến đi của Christopher Columbus:
Cuộc thám hiểm đầu tiên của Columbus là vào ngày 3 tháng 8 năm 1492. Ngày 28-10-1942, Columbus đến một hòn đảo rất lớn ở phía Nam đảo Ixabenla – hòn đảo cuối cùng của quần đảo Baham. Đó là Cuba nhưng Columbus lầm đó là đất đai thuộc phía Đông châu Á. Sau đó ông tiếp tục thám hiểm về phía Đông và phát hiện ra hòn đảo lớn khác là Haiti.
Như vậy, Columbus được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.
4.5. Chuyến đi của của Fernand de Magellan:
Fe. Ma-gien-lan (1519-1522) là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển. Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương. Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân; Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ về đến bờ biển Tây Ban Nha.
5. Ý nghĩa của những khám phá địa lý:
Các khám phá địa lý đã có tác động kinh tế xã hội nghiêm trọng đối với người dân của cộng đồng bản địa cũng như những người đã tiến hành các cuộc thám hiểm.
Các nước châu Âu đã phát triển các phương pháp nông nghiệp mới và làm quen với các loại cây trồng như cà chua, khoai tây và ngô.
Những khám phá này cũng đã mở ra sự khám phá trong lĩnh vực tri thức về thực vật học và dân tộc học.
Các cuộc khám phá địa lý đã dẫn đến việc phát hiện ra các tuyến thương mại mới và thiết lập một hình thức thương mại tiêu chuẩn hóa để có thể áp dụng trên khắp các châu lục.
Những khám phá địa lý đã tác động đến sinh kế của người dân, liên quan đến thói quen ăn uống, thời trang cùng với các khía cạnh khác của cuộc sống hàng ngày.
Những khám phá đã có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của các cộng đồng bản địa mặc dù nó đã trở nên quen thuộc và dẫn đến các biện pháp cải cách liên quan đến các biện pháp phát triển hiện đại.
Những khám phá đã dẫn đến sự gia tăng cải cách giáo dục trong xã hội và sự phong phú về văn hóa của con người.
Việc phát hiện ra các khu vực địa lý đã dẫn đến một số tòa nhà khảo được lộ ra giúp khai sáng về nền văn minh đã mất từ lâu và các nền văn hóa liên quan đã định hình thêm cho lịch sử của chúng ta.
Những khám phá địa lý được du thập từ thời kỳ phục hưng và các cuộc thám hiểm hải quân sau đó đã dẫn đến việc định hình lịch sử hiện đại của chúng ta, phác thảo bản đồ toàn cầu dành cho những người bình thường trên khắp thế giới. Xã hội hiện đại đã hội tụ những tiến bộ văn hóa và kiến thức được khám phá từ những cuộc khám phá địa lý giúp chúng ta định hình các khía cạnh hàng ngày của cuộc sống.