Phép thử là gì? Biến cố là gì? Xác suất của biến cố? Toán 11

Phép thử là gì? Biến cố là gì? Xác suất của biến cố? Toán 11
Bạn đang xem: Phép thử là gì? Biến cố là gì? Xác suất của biến cố? Toán 11 tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Lớp 11 là giai đoạn rất quan trọng, lúc này các em học sinh đã có cho mình những hành trang kiến thức nhất định đồng thời cũng định hướng cho bản thân con đường phát triển riêng. Hôm nay hãy để chúng tôi cùng bạn ôn tập lại kiến thức về phép thử và biến cố.

1. Phép thử là gì? 

Phép thử là một thí nghiệm (hành động, thử nghiệm) mà kết quả xảy ra có tính ngẫu nhiên, không đoán trước được. Mặc dù vậy, ta vẫn có thể xác định được tập hợp tất cả các kết quả của phép thử đó. Phép thử là cách gọi tắt của “phép thử ngẫu nhiên”.Phép thử được kí hiệu bằng chữ “T”.

Không gian mẫu được kí hiệu là Ω, là tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của một phép thử nào đó.

Chẳng hạn, tung một con xúc xắc 6 mặt được coi là một phép thử, kết quả thu được là xuất hiện mặt 1 chấm, 2 chấm, 3 chấm, 4 chấm, 5 chấm, 6 chấm, khi đó ta có: Ω = {1;2;3;4;5;6}

Hay khi ta tung thử đồng xu hai mặt lên cũng được xem là một phép thử, lúc này ta được: Ω = {ngửa; sấp}.

2. Biến cố là gì?

2.1. Định nghĩa: 

Giả sử Ω là không gian mẫu của một phép thử ngẫu nhiên T.

– Nếu A là tập hợp con của Ω thì ta nói A là biến cố

– Trong kết quả của việc thực hiện phép thử T, nếu có một phần tử nào của biến cố xảy ra thì các em có thể nói “biến cố A xảy ra”.

Ví dụ: trong tình huống của ví dụ 1, không gian mẫu của con súc sắc Ω = {1;2;3;4;5;6}

Gọi A là biến cố “Các mặt xuất hiện chấm chẵn”. Khi đó A = {2;4;6}

Hay trong tình huống của ví dụ 3, khi tung đồng xu 2 lần, gọi A là biến cố “cả hai lần xuất hiện mặt khác nhau” thì A = {SN; NS;}

2.2. Phân loại: 

Có rất nhiều loại biến cố, tuy nhiên bài học này, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích ba loại biến cố thường gặp và phổ biến trong đề thi nhất, đó là: biến cố chắc chắc và biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên

– Biến cố chắc chắn là biến cố chắc chắn xảy ra trong một phép thử.

– Biến cố không thể là biến cố không thể xảy ra trong một phép thử

– Biến cố ngẫu nhiên là biến cố có thể hoặc không thể xảy ra trong một phép thử

Giả sử Ω là không gian mẫu của phép thử ngẫu nhiên T, ta có các định nghĩa như sau:

– Biến cố A được gọi là biến cố ngẫu nhiên, nếu A ≠ Ø (rỗng) và A là tập con của Ω.

– Tập không gian mẫu Ω được gọi là biến cố chắc chắn.

– Tập rỗng Ø được gọi là biến cố không thử (gọi tắt là biến cố không).

Ngoài những biến cố thường gặp trên, còn một số loại biến cố:

– Biến cố sơ cấp: Biến cố A được gọi là biến cố sơ cấp nếu nó không có biến cố cố nào thuận lợi cho nó (trừ chính nó), tức là không thể phân tích được nữa.

Ví dụ: Xét phép thử “tung một đồng xu 2 lần”, biến cố A: “cả 2 lần xuất hiện mặt sấp” và biến cố B: “cả hai lần xuất hiện mặt ngửa” gọi là các biến cố sơ cấp. Còn biến cố C: “tung được hai mặt giống nhau” không là biến cố sơ cấp vì C có thể phân tích thành A⋃B.

– Biến cố hiệu: Là hiệu của hai biến cố A và B, kí hiệu A-B (hay A\B) là một biến cố xảy ra khi và chỉ khi A xảy ra nhưng B không xảy ra.

2.3. Phép toán giữa các biến cố trong cùng 1 phép thử:

Giả sử Ω là không gian mẫu của phép thử T và E, F là các biến cố cùng liên quan đến phép thử T, ta có các định nghĩa và các kết quả sau:

Biến cố đồng nhất:

Định nghĩa: Hai biến cố E và F là đồng nhất hay tương đương với nhau khi và chỉ khi “Tập E bằng tập F”. Kí hiệu: E = F

Hợp và giao giữa các biến cố:

Giả sử E, F là hai biến cố bất kì của cùng một phép thử T. Ta có định nghĩa sau:

– Tập E U F được gọi là hợp của các biến cố E và F. E U F xảy ra khi và chỉ khi E xảy ra hoặc F xảy ra.

– Tập E ⋂ F được gọi là giao của các biến cố E và F. E ⋂ F xảy ra khi và chỉ khi E và F đồng thời xảy ra. Biến cố E F còn được viết là E.F.

Hai biến cố xung khắc:

Hai biến cố E và F là xung khắc với nhau khi và chỉ khi chúng không khi nào cùng xảy ra hay E ⋂ F = Ø.

Biến cố đối

Định nghĩa: Nếu E là biến cố liên quan đến phép thử T thì tập Ω \ E cũng là một biến cố liên quan đến phép thử T và được gọi là biến cố đối của biến cố E, kí hiệu là Ē.

Chú ý: Từ định nghĩa trực tiếp suy ra: Ē = “Không xảy ra biến cố E”.

Từ đó ta có: Ē xảy ra <=> E không xảy ra.

Ē là phần bù của E trong Ω.

F là biến cố đối của biến cố E thì E là biến cố đối của biến cố F (E và F là hai biến cố đối nhau).

Đồng thời ta có:

( E và F là hai biến cố đối nhau) <=> E U F = Ω và E ⋂ F = ∅

Chẳng hạn: Khi gieo đồng xu hai lần

Gọi E là biến cố:”Đồng xu hai lần giống nhau” ⟹ E = {SS; NN}.

Gọi F là biến cố:”Đồng xu hai lần khác nhau” ⟹ F = {SN, NS}.

Ta thấy E U F = Ω và E ⋂ F = ∅ nên E và F là biến cố đối của nhau.

3. Xác xuất của biến cố là gì?

“Xác suất” chỉ xét với các phép thử ngẫu nhiên có hữu hạn kết quả có thể xảy ra.

Giả sử A là biến cố liên quan đến phép thử T và phép thử T có một số hữu hạn kết quả có thể có, đồng khả năng. Khi đó ta gọi tỉ số {\displaystyle {\frac {n(A)}{n(\Omega )}}}

là xác suất của biến cố A. Kí hiệu là  {\displaystyle A={\frac {n(A)}{n(\Omega )}}}.

Trong đó:

– n(A) là số phần tử của tập hợp A, cũng chính là số các kết quả có thể có của phép thử T thuận lợi cho biến cố A

– {\displaystyle n(\Omega )} là số phần tử của không gian mẫu Ω, cũng chính là số các kết quả có thể có của phép thử T.

Tính chất:

{\displaystyle 0\leq P(A)\leq 1;P(\phi )=0;P(\Omega )=1}

Quy tắc cộng xác suất:

– A, B xung khắc  hay  {\displaystyle A\cap B=\phi } ) thì {\displaystyle P(A\cup B)=P(A)+P(B)}

– Nếu {\displaystyle A\cap B\neq \phi } => {\displaystyle P(A\cup B)=P(A)+P(B)-P(A\cap B)}

Quy tắc nhân xác suất:

A, B độc lập => {\displaystyle P(A\cap B) hay P(AB)=P(A).P(B)}

A, B gọi là độc lập nếu việc xảy ra của biến cố này không ảnh hưởng đến việc xảy ra của biến cố kia.

4. Một số bài tập vận dụng: 

Bài 1: Trong một chiếc hộp đựng 6 viên bi đỏ, 8 viên bi xanh, 10 viên bi trắng. Lấy ngẫu nhiên 4 viên bi. Tính số phần tử của:

1. Không gian mẫu

2. Các biến cố:

A: ” 4 viên bi lấy ra có đúng hai viên bi màu trắng”

B: ” 4 viên bi lấy ra có ít nhất một viên bi màu đỏ”

C: ” 4 viên bi lấy ra có đủ 3 màu”

Đáp án:

Chuyên đề Toán lớp 11 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Toán 11 có đáp án

–  Số cách chọn 4 viên bi có đúng hai viên bị màu trắng là:

Chuyên đề Toán lớp 11 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Toán 11 có đáp án

Suy ra: n(Ω)=4095

– Số cách lấy 4 viên bi mà không có viên bi màu đỏ được chọn là:

Chuyên đề Toán lớp 11 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Toán 11 có đáp án

Suy ra :

Chuyên đề Toán lớp 11 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Toán 11 có đáp án

– Số cách lấy 4 viên bi chỉ có một màu là:

Chuyên đề Toán lớp 11 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Toán 11 có đáp án

– Số cách lấy 4 viên bi có đúng hai màu là:

Chuyên đề Toán lớp 11 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Toán 11 có đáp án

– Số cách lấy 4 viên bị có đủ ba màu là:

Chuyên đề Toán lớp 11 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Toán 11 có đáp án

Suy ra n(C)=5859

Bài 2: Một xạ thủ bắn liên tục 4 phát đạn vào bia. Gọi Ak là các biến cố ” xạ thủ bắn trúng lần thứ k” với k = 1,2,3,4. Hãy biểu diễn các biến cố sau qua các biến cố A1, A2, A3, A4:

A: “Lần thứ tư mới bắn trúng bia’’

B: “Bắn trúng bia ít nhất một lần’’

C: ” Chỉ bắn trúng bia hai lần’’

Đáp án:

Ta có: Giả sử Chuyên đề Toán lớp 11 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Toán 11 có đáp án

 là biến cố lần thứ k (k = 1,2,3,4) bắn không trúng bia.

Do đó:

Chuyên đề Toán lớp 11 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Toán 11 có đáp án

với i,k,k,m ∈ {1,2,3,4} và đôi một khác nhau.

Đánh đề hiện nay là một vấn nạn trong xã hội. Trên thực tế rất nhiều người khi sa vào con đường lô đề, bài bạc đều viện cớ rằng lô đề cờ bạc muốn thắng đều phải có sự tính toán, một khi đã chơi là phải thắng bằng được. Chính tâm lý này khiến càng nhiều người “nhà tan cửa nát” vì lô đề. Vậy đánh đề được lời hay được lỗ mà nhiều người lại đam mê đến vậy? Chúng ta hãy thử dùng phương pháp xác suất thống kê để giải thích nhé.

Luật chơi đề như sau: Bạn đặt một số tiền, nói đơn giản là x (đồng) vào một số từ 00 đến 99. Mục đích của người chơi đề là làm sao số này trùng vào 2 chữ số cuối cùng của giải xổ số đặc biệt do Nhà nước phát hành trong ngày đó. Nếu số của bạn trùng, bạn sẽ được 70x (đồng) (tức 70 lần số tiền đầu tư). Nếu không trúng, bạn sẽ mất x (đồng) đặt cược lúc đầu.

Quan niệm sai lầm: Rất nhiều người nghĩ như sau: Bỏ ra số tiền là 100.000 đồng để chơi đề, nếu trúng là sẽ được 7 triệu đồng tức là lời được 6,9 triệu. Tuy nhiên, nếu thua chỉ có bị lỗ là 100.000 đồng. Quá lời!!! Vậy đâu là sai lầm trong cách nghĩ này.
Câu trả lời là: các bạn không tính đến xác suất trúng có lớn hay không, vì khi xác suất nhỏ, bạn sẽ đánh hoài mà không thắng. Có nghĩa là bạn luôn bị lỗ. Vậy bạn nghĩ xem chúng  ta có nên đánh đề nữa không?