Phụ nữ mang thai có nên nuôi thú cưng không?

Thú cưng luôn là một thành viên không thể thiếu của gia đình, vậy phụ nữ mang thai thì có nên nuôi thú cưng không, cùng tìm hiểu nhé.

Đối với nhiều người, thú cưng không chỉ đơn giản là vật nuôi mà còn trân quý như một người bạn, người thân trong gia đình. Còn đối với phụ nữ mang thai, nếu bạn có thắc mắc nuôi thú cưng có an toàn hay gây ảnh hưởng gì không, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ tiết lộ cho bạn biết ở bài viết bên dưới nhé!

Nuôi thú cưng có an toàn cho mẹ bầu không?

Khi bắt đầu bước vào thai kỳ, môi trường xung quanh và sức khỏe của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của em bé. Vì vậy mẹ bầu nên cân nhắc và chú ý thật kỹ khi tiếp xúc và nuôi thú cưng.

Các loại vật nuôi có thể ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn và mầm bệnh nếu như chưa được tiêm phòng và khám sức khỏe. Khi tiếp xúc với các thú cưng có bệnh hoặc có nguy cơ lây bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Nuôi thú cưng có an toàn cho mẹ bầu không?Nuôi thú cưng có an toàn cho mẹ bầu không?

Để đảm bảo an toàn trong suốt thời gian mang thai, bạn nên đem thú cưng đến các cơ sở y tế để tiêm chủng và khám chữa bệnh nếu có. Hãy luôn đảm bảo thú cưng của bạn sạch sẽ, khỏe mạnh khi tiếp xúc với nó nhé.

Tiếp xúc và chơi đùa với thú cưng yêu quý của mình cũng giúp các mẹ bầu xả stress và có tâm trạng vui vẻ hơn khi mang thai đấy. Một tinh thần tốt sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh, tuy nhiên mẹ bầu cũng nên để ý một số điều khi nuôi thú cưng nhé.

Phụ nữ mang thai nên chú ý gì khi nuôi các loại thú cưng

Nuôi chó như thế nào để an toàn cho phụ nữ mang thai?

Chó là loài vật nuôi phổ biến và được nhiều người yêu thích sống chung ở trong nhà. Chó khá khôn ngoan và thân thiện nên rất phù hợp để làm bạn cùng mẹ bầu khi nhàm chán.

Nuôi chó như thế nào để an toàn cho phụ nữ mang thai?Nuôi chó như thế nào để an toàn cho phụ nữ mang thai?

Tuy nhiên, vì chó cũng là loài vật tăng động nên bạn hãy chủ động huấn luyện nó sớm nếu chó của bạn thích chạy, nhảy và cắn có thể gây mất an toàn cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, chó cũng cần được tiêm chủng đầy đủ tại các cơ sở y tế.

Nuôi mèo như thế nào để an toàn cho phụ nữ mang thai?

Nếu đang nuôi mèo thì mẹ bầu hãy thật chú ý vì phân của chúng có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tốt nhất hãy nhờ người thân xử lý phân của mèo và nhắc họ rửa tay sạch sẽ sau khi dọn phân mèo nhé.

Nuôi mèo như thế nào để an toàn cho phụ nữ mang thai?Nuôi mèo như thế nào để an toàn cho phụ nữ mang thai?

Hãy giữ mèo ở trong nhà và hạn chế để chúng tiếp xúc với các con mèo hoang khác, tránh lây nhiễm bệnh. Đừng cho mèo của mình ăn thịt sống hoặc chưa chín kỹ và nhớ rửa tay sau khi tiếp xúc với chúng nhé.

Nuôi chuột kiểng như thế nào để an toàn cho phụ nữ mang thai?

Nếu bạn đang nuôi các động vật gặm nhấm như chuột hamster hoặc chuột lang thì hãy cẩn thận với chúng trong suốt thời gian thai kỳ nhé. Vì các loài chuột kiểng này có thể mang đến loại virus lymphocytic choriomeningitis (LCMV) gây dị tật thai nhi hoặc sẩy thai.

Nuôi chuột kiểng như thế nào để an toàn cho phụ nữ mang thai?Nuôi chuột kiểng như thế nào để an toàn cho phụ nữ mang thai?

Chỉ cần tiếp xúc với máu, nước tiểu hoặc các vật dụng, những bụi bặm hoặc hạt nhỏ li ti ở nơi ở của chuột, mẹ bầu cũng có thể bị nhiễm LCMV. Nếu có triệu chứng sốt, đau đầu, cứng họng, buồn nôn hãy liên hệ với bác sĩ ngay nhé.

Để nuôi các loại chuột kiểng an toàn cho mẹ bầu, hãy chú ý để các bé chuột nuôi tách biệt, tránh để tiếp xúc với chuột hoang. Nhờ người thân dọn dẹp chuồng thường xuyên và nhớ rửa tay sau khi tiếp xúc với chúng nhé.

Phụ nữ mang thai không nên nuôi loại vật nuôi nào?

Một số loài vật nuôi như chó, mèo, chuột kiểng,.. có thể được nuôi trong nhà và an toàn cho mẹ bầu nếu chú ý cẩn thận với chúng. Tuy nhiên, cũng có một số loài vật nuôi khác mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc nhất có thể và không nên nuôi chúng trong nhà để đảm bảo sức khỏe tuyệt đối.

Vi khuẩn salmonella (khuẩn thương hàn) có thể xuất hiện trên các loài bò sát như thằn lằn, rắn, rùa,… và gây nhiễm salmonella sau khi tiếp xúc với chúng. Thậm chí việc xét nghiệm salmonella cũng không thể chắc chắn rằng thú cưng của bạn không mang mầm bệnh.

Các loài bò sát có thể mang vi khuẩn salmonellaCác loài bò sát có thể mang vi khuẩn salmonella

Vì thế, để an toàn, mẹ bầu không nên nuôi những loài bò sát ở trong nhà khi mang thai, tránh mắc bệnh gây ảnh hưởng thai nhi nhé!

Bài viết trên là những thông tin mà phụ nữ mang thai cần biết khi nuôi thú cưng trong suốt thời gian thai kỳ của mình. Hy vọng những kiến thức bổ ích vừa rồi sẽ giúp các mẹ bầu có một sức khỏe tốt hơn!

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *