Phương pháp hô hấp nhân tạo là gì? 4 cách hô hấp nhân tạo cần biết

Phương pháp hô hấp nhân tạo là gì? 4 cách hô hấp nhân tạo cần biết

Phương pháp hô hấp nhân tạo là gì và có các cách hô hấp nhân tạo nào mà bạn cần biết? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những thông tin này. Cùng theo dõi nhé!

Trong cuộc sống, việc chuẩn bị kiến thức sơ cứu cho các trường hợp chấn thương, ngất xỉu,…là vô cùng cần thiết. Trong đó, kỹ thuật hô hấp nhân tạo là kỹ thuật cơ bản nhất mà bạn cần biết. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu phương pháp này là gì và cách thực hiện ngay nhé!

Phương pháp hô hấp nhân tạo là gì?

Hô hấp nhân tạo là một kỹ thuật sơ cứu dành cho những trường hợp bệnh nhân bị ngừng thở vì nguyên nhân nào đó. Mục đích chính của phương pháp này là chuyển oxy từ ngoài vào phổi và đưa oxy từ phổi ra ngoài để cung cấp oxy cho nạn nhân.

Nếu nạn nhân có hiện tượng ngừng thở quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy và gây chết các tế bào bên trong cơ thể, đặc biệt là tế bào thần kinh. Vì vậy, hô hấp nhân tạo cần phải được tiến hành ngay lập tức trước khi nạn nhân được đưa đến các trung tâm y tế.

Phương pháp hô hấp nhân tạo là gì? 4 cách hô hấp nhân tạo cần biếtPhương pháp hô hấp nhân tạo

Các nguyên nhân dẫn đến ngạt thở và dấu hiệu cần biết

Trước khi biết đến các cách hô hấp nhân tạo, chúng ta cần phải biết một số nguyên nhân dẫn đến ngạt thở:

  • Đuối nước: Là hiện tượng xảy ra khi nước tràn ngập vào phổi, cản trở quá trình không khí đi vào phổi.
  • Hít khí độc: Là quá trình ngạt thở xuất hiện khi người bệnh hít phải không khi bị thiếu oxy, mà thay vào đó là một số loại khí độc như CO.
  • Vùi lấp: Tình trạng nạn nhân bị vùi lấp sau một số tai nạn như động đất, sập hầm,… khiến lồng ngực bị chèn ép, mũi, miệng bị lấp đầy đất cát, quá trình hô hấp diễn ra không thuận lợi.
  • Tắc nghẽn đường hô hấp trên: Là hiện tượng đường thở bị tắc nghẽn và việc hô hấp bị cản trở.

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngạt thởMột số nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngạt thở

Một số dấu hiệu nhận biết khi nạn nhân bị ngạt thở:

  • Nạn nhân nằm yên hoặc mê man, không có dấu hiệu tỉnh lại.
  • Da chuyển sang màu trắng bệch hoặc tím tái.
  • Không có dấu hiệu của mạch đập và tim.
  • Tay chân dần lạnh buốt.
  • Không có dấu hiệu hô hấp, lồng ngực hoặc thành bụng bất động.

Các dấu hiệu của người bị ngạt thởCác dấu hiệu của người bị ngạt thở

Nguyên tắc chung khi hô hấp nhân tạo

Tuy có nhiều phương pháp hô hấp nhân tạo khác nhau nhưng sau đây là một số nguyên tắc chung cần phải nắm khi thực hiện:

  • Loại bỏ các nguyên nhân gây ngạt thở trước khi tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân.
  • Thực hiện hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân càng sớm càng tốt, nếu để lâu sẽ dẫn đến chết não và tiên lượng phục hồi thấp.
  • Phải thực hiện quá trình hô hấp nhân tạo liên tục cho đến khi nạn nhân có thể tự hô hấp hoặc trong khoảng thời gian quy định của từng trường hợp.
  • Kỹ thuật khi thực hiện phải đúng, đủ lực và đúng tần số.
  • Môi trường phải thông thoáng, tránh chỗ đông người, ngột ngạt và có gió lạnh.

Một số nguyên tắc chung khi thực hiện hô hấp nhân tạoMột số nguyên tắc chung khi thực hiện hô hấp nhân tạo

Các phương pháp hô hấp nhân tạo

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Tống Văn Hoàn – Bác sĩ Hồi sức Cấp cứu – Khoa Hồi sức Cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng dưới đây là các phương pháp hô hấp nhân tạo phổ biến:

Phương pháp hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực

Phương pháp này còn được gọi với cái tên khác là hà hơi thổi ngạt và dưới đây là các bước thực hiện:

  • Đặt nạn nhân nằm ngửa ở nơi thông thoáng, đặt một chiếc gối dưới cổ để đầu hơi ngửa ra và nới lỏng quần áo, thắt lưng.
  • Hỗ trợ đường thở thông thoáng bằng cách lấy hết các dị vật ở trong mũi và miệng. Nếu có đàm, nhớt từ mũi hoặc miệng, dùng khăn lau và hút sạch cho nạn nhân.
  • Tiến hành hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân: Một tay bịt mũi, tay kia nắm lấy hàm dưới và kéo xuống để miệng nạn nhân mở ra. Hít một hơi thật sâu rồi ngậm lấy miệng nạn nhân và thổi hết hơi vào. Có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một miếng vải mỏng đặt trên miệng nạn nhân.
  • Quá trình hô hấp nhân tạo cần thực hiện liên tục và luôn quan sát lồng ngực nạn nhân có di chuyển lên xuống hay không. Tần suất thực hiện đối với người lớn và trẻ em trên 8 tuổi là 20 lần/phút. Còn đối với trẻ em dưới 8 tuổi là từ 20-30 lần/phút.
  • Nếu nạn nhân có tình trạng ngừng thở và ngừng tim, phải tiến hành xoa bóp ngoài lồng ngực kết hợp hà hơi thổi ngạt với nguyên tắc 30:2 (30 lần ép tim thì thổi ngạt 2 lần).
  • Tiến hành phương pháp này cho đến khi nạn nhân tự thở, sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất, nếu thực hiện trong vòng 30 phút mà không có kết quả thì nên dừng lại vì có thể bệnh nhân đã tử vong.

Phương pháp hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngựcPhương pháp hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực

Phương pháp hô hấp nhân tạo Nielsen

Đây là phương pháp thích hợp cho nạn nhân bị đuối nước, cần tiến hành tống nước ra khỏi lồng ngực nạn nhân.

  • Đảm bảo đường thở thông thoáng, không chứa dị vật, đàm, nhớt.
  • Đặt nạn nhân nằm sấp, đầu nghiêng sang một bên và gối đầu lên 2 bàn tay của nạn nhân.
  • Tạo thì thở ra: Ép mạnh hai lòng bàn tay vào xương bả vai của nạn nhân. Người cấp cứu hơi ngả người về phía trước, hai cánh tay ấn thẳng (vuông góc với thành ngực) rồi buông ra đột ngột.
  • Tạo thì hít vào: Người thực hiện nắm lấy tay nạn nhân chỗ mỏm khuỷu và kéo tay lên trên về phía đầu (nhưng không nhấc đầu lên) sau đó trả về vị trí cũ.
  • Tần số thực hiện là vào khoảng 10-12 lần/phút.

Phương pháp hô hấp nhân tạo NielsenPhương pháp hô hấp nhân tạo Nielsen

Phương pháp hô hấp nhân tạo Sylvester

Là một phương pháp dùng khi nạn nhân bị vùi lấp hoặc không thể nằm sấp như phụ nữ mang thai và người bị chấn thương vùng bụng.

  • Đảm bảo không có dị vật và đàm, nhớt trong đường thở của nạn nhân.
  • Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu quay về một bên, kê gối hoặc đệm dưới vai nạn nhân, đầu hơi ngửa về sau, cằm hướng lên. Người thực hiện quỳ ở phía đầu nạn nhân.
  • Tạo thì thở ra: Người sơ cứu nắm chặt 1/3 dưới hai cẳng tay của nạn nhân và gấp lên trước ngực. Người thực hiện hơi nhướng về trước, tay duỗi thẳng và ép mạnh lên thành ngực nạn nhân để tống không khí ra ngoài.
  • Tạo thì hít vào: Người sơ cứu ngồi xuống và kéo hai tay nạn nhân về phía đầu, đồng thời ngã cả người ra sau.
  • Tần số thực hiện khoảng 15-20 lần/phút.

Phương pháp hô hấp nhân tạo SylvesterPhương pháp hô hấp nhân tạo Sylvester

Phương pháp hô hấp nhân tạo Schaeffer

  • Đặt nạn nhân nằm sấp trên mặt phẳng, hai tay đưa lên đầu, mặt quay sang một bên, đảm bảo đường thở được thông thoáng.
  • Người sơ cứu ngồi ở phía sau lưng nạn nhân, đặt 2 bàn tay lên lưng ngay phía trên khung chậu nạn nhân và xòe 2 bàn tay.
  • Tạo thì thở ra: Người thực hiện hơi nâng người lên, hai tay ép mạnh lên lưng nạn nhân trong khoảng 2 giây, giúp đẩy cơ hoành lên trên và đưa không khí ra ngoài.
  • Tạo thì hít vào: Từ từ buông 2 tay ra khỏi hoàn toàn lưng của nạn nhân để cơ hoành dần hạ xuống, không khí tự nhiên đi vào giúp phổi nở ra.
  • Tần số hô hấp khoảng 15-20 lần/phút.

Phương pháp hô hấp nhân tạo SchaefferPhương pháp hô hấp nhân tạo Schaeffer

Diễn tiến của phương pháp hô hấp nhân tạo

Tiến triển tốt

  • Nạn nhân khôi phục khả năng tự thở, động tác hô hấp dần hồi phục
  • Nhịp thở lúc khôi phục sẽ hơi yếu và người cấp cứu cần liên tục hô hấp nhân tạo cho đến khi nạn nhân thở mạnh và sâu hơn
  • Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
  • Tiến triển xấu

Chỉ ngừng hô hấp nhân tạo khi xuất hiện các dấu hiệu sinh tồn càng lúc càng xấu đi:

  • Đồng tử giãn rộng
  • Có các vết bầm tím trên da
  • Thân nhiệt giảm còn dưới 25 độ C
  • Tay chân cứng đờ, không có dấu hiệu sinh tồn

Các diễn tiến trong quá trình hô hấp nhân tạoCác diễn tiến trong quá trình hô hấp nhân tạo

Sai lầm có thể gặp khi hô hấp nhân tạo

  • Trong quá trình hô hấp, người thực hiện có thể xuất hiện tình trạng xây xẩm và chóng mặt. Khi đó, cần ngừng thở một lúc và điều hòa nhịp thở trở lại trong vài giây.
  • Trường hợp người cấp cứu e ngại về tính thẩm mỹ hoặc vệ sinh thì có thể làm sạch mặt hoặc dùng khăn tay sạch che mặt nạn nhân.
  • Đặt đầu của người bị nạn chưa đủ ngửa hoặc người cứu hộ dùng hơi thổi quá mạnh vào phổi của nạn nhân. Vào lúc này, dạ dày của người bị nạn được bơm lên, trong khi hơi thở của nạn nhân còn yếu, gây nguy hiểm cho tình trạng hiện tại.

Một số sai lầm thường gặp khi hô hấp nhân tạoMột số sai lầm thường gặp khi hô hấp nhân tạo

Bài viết trên là những thông tin về phương pháp hô hấp nhân tạo và các cách thực hiện. Mong bài viết sẽ hữu ích với bạn và đừng quên theo dõi truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để có thêm kiến thức nhé!

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec

Chọn mua các loại khẩu trang bán tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn:

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *