Prebiotic là gì? Lợi ích của prebiotic đối với hệ tiêu hóa

Bạn đang xem bài viết: Prebiotic là gì? Lợi ích của prebiotic đối với hệ tiêu hóa tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Việc bổ sung thực phẩm có ích cho hệ tiêu hóa là điều thiết yếu để duy trì sức khỏe. Ngoài ra, dưỡng chất prebiotic trong thực phẩm cũng có chức năng bổ trợ tiêu hóa. Vậy hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu xem prebiotic là gì và nhiệm vụ của chất đối với sức khỏe nhé!

1Prebiotic là gì?

Prebiotic hay gọi là chất xơ hòa tan, được hiểu là nguồn thức ăn của lợi khuẩn trong đường ruột. Bên cạnh đó, prebiotic còn có khái niệm khác là dạng thực phẩm không thể tự tiêu hóa được ở dạ dày và ruột non.

Việc hấp thu đầy đủ prebiotic có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người. Vì chất xơ hòa tan này có vai trò kích thích sự tăng trưởng và phát triển của lợi khuẩn ở ruột già, duy trì một hệ tiêu hóa tốt.

Prebiotic là chất xơ hòa tan
Xem thêm: PUFA là gì? PUFA có vai trò như thế nào đối với sức khỏe?

2Tác dụng của prebiotic đối với hệ tiêu hóa

2.1. Tái tạo sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột

Prebiotic kích thích sự phát triển những vi khuẩn có lợi của đường ruột như bifidobacteria và lactobacilli, làm tăng số lượng lợi khuẩn trong cơ thể. Các lợi khuẩn này sẽ ức chế sự hình thành, phát triển nhiều vi khuẩn gây hại. Từ đó, hệ vi sinh đường ruột được cân bằng lại.

2.2. Giảm khả năng ung thư ruột kết

Prebiotic có vai trò kích thích sự phát triển lợi khuẩn trong đường ruột. Vitamin K và axit béo chuỗi ngắn được tạo thành bởi các lợi khuẩn đó sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng cho các tế bào lót trong ruột kết, giúp hình thành một hàng rào có khả năng ngăn chặn các vi khuẩn, virus, loại bỏ chất độc hại và bảo vệ đường ruột. Từ đó hỗ trợ giảm nguy cơ gây ung thư ruột kết ở con người.

2.3. Giảm cholesterol trong máu

Prebiotic còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn axit lactic. Loại vi khuẩn này sẽ giúp làm giảm mức cholesterol trong máu ở người.

Prebiotic hỗ trợ giảm cholesterol trong máu

2.4. Tăng cường hấp thu khoáng chất

Ngoài ra, prebiotic còn có khả năng làm gia tăng sự hấp thu canxi, sắt, magie, đồng,… ở ruột kết. Hơn nữa còn kích thích các vi khuẩn thuỷ phân axit phytic, từ đó hỗ trợ hấp thu khoáng chất ở cơ thể.

2.5. Cải thiện bệnh viêm ruột

Prebiotic sẽ cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào lót thành ruột. Chúng là thực phẩm tốt để hỗ trợ các lợi khuẩn trong đại tràng phát triển. Từ đó, chúng hỗ trợ tạo nên một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn có hại, ngăn ngừa viêm đường ruột.

Bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn có hại, ngăn ngừa viêm đường ruột

2.6. Giảm dị ứng

Trẻ sơ sinh thường bị dị ứng lần đầu tiên trong đời ở hình thức viêm phong da. Lúc này, prebiotic sẽ giúp giảm sự phát triển của viêm phong da một cách tích cực, hiệu quả, hạn chế tình trạng dị ứng ở hiện tại và trong tương lai cho trẻ.

2.7. Phòng ngừa táo bón

Cuối cùng, prebiotic đặc biệt dạng FOS và GOS còn có tác dụng nhuận tràng. Vì thế, chúng giúp người dùng có thể ngăn ngừa táo bón, giúp đi vệ sinh dễ dàng hơn.

3Phân loại prebiotic

3.1. Fructan

Fructan chứa inulin và fructo-oligosaccharide (oligofroza), là loại prebiotic có tác dụng kích thích sản sinh axit lactic một cách chọn lọc. Mà axit lactic giúp con người tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn và kích thích hoạt động miễn dịch.

Các nguồn thực phẩm giàu fructan bao gồm lúa mì, lúa mạch, cũng như trong nhiều loại trái cây như cam, chuối và rau quả như rau diếp xoăn, hành lá,… Tuy nhiên, việc dung nạp nhiều fructan cũng gây nên tình trạng đau dạ dày.

Các thực phẩm chứa fructan

3.2. GOS

GOS là tên viết tắt của galacto-oligosaccharides, thuộc loại prebiotic có nguồn gốc từ động vật. GOS được sản sinh nhờ vào quá trình lên men đường sữa, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa và ức chế hoạt động của hại khuẩn.

Được biết, GOS thường xuất hiện trong các nguồn thực phẩm như đậu nành, lúa mì và lúa mạch, yến mạch nguyên cám, hành, tỏi,… trái cây như chuối và nho. Đặc biệt, hàm lượng GOS có trong sữa bột rất cao.

Sữa bột Enfamil A+ Neuropro số 1 vị nhạt dễ uống 830g (0 - 6 tháng)

Sữa bột Enfamil A+ Neuropro số 1 vị nhạt dễ uống 830g (0 – 6 tháng)

3.3. Oligosaccharide có nguồn gốc tinh bột và glucose

Một loại oligosaccharide có nguồn gốc từ tinh bột kháng thể và được tạo thành từ nhiều nhánh glucan liên kết với glycosid. Đây là chất có tác dụng cung cấp dinh dưỡng các lợi khuẩn ở ruột già, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Do đó, loại oligosaccharide này ví xem như prebiotic.

Oligosaccharide có chức năng được như prebiotic.

3.4. Oligosaccharide là nguồn chất xơ hòa tan thiết yếu

Loại oligosaccharide có nguồn gốc từ polysaccharide cũng xếp là prebiotic, giúp cải thiện hệ tiêu hóa như giải quyết được tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, oligosaccharide còn hạn chế sự viêm nhiễm, giảm thiểu khả năng mắc ung thư đại tràng.

Oligosaccharide mang đến nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa

4Cách lựa chọn prebiotics phù hợp với tình trạng sức khỏe

  • Nhóm vi khuẩn lactobacillus và bifidobacterium là 2 nhóm lợi khuẩn phổ biến, chiếm phần lớn và có tác dụng quan trọng trong hệ tiêu hóa. Đây cũng chính là những loại prebiotics có thể áp dụng cho hầu hết mọi đối tượng sử dụng.
  • Với những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh thì nên chọn loại men vi sinh chứa lactobacillus rhamnosus GG và saccharomyces boulardii bới khả năng làm giảm tình trạng tiêu chảy rất tốt.
  • Với những người đang gặp tình trạng như hội chứng kích thích đường ruột, táo bón, tiêu chảy,… nên ưu tiên bổ sung probiotics được sản xuất từ các nhóm vi khuẩn lactobacillus, bifidobacterium và saccharomyces boulardii.
  • Nên ưu tiên dùng prebiotics có chứa E. coli Nissle nếu đang bị viêm loét đại tràng.

5Thực phẩm nào chứa prebiotic?

Bạn có thể dễ dàng bổ sung prebiotic hằng ngày ở các nguồn thực phẩm tự nhiên như:

  • Tỏi, hành tây, hành tím
  • Ngũ cốc yến mạch nguyên hạt như yến mạch, lúa mạch,…
  • Cà chua
  • Trái cây (chuối, táo, dâu tây, việt quất, mâm xôi…)
  • Các loại đậu ( đậu nành, đậu lăng, đậu gà, đậu thận, đậu phộng,…)
Chuối là thực phẩm chứa nhiều prebiotic

Ngoài các loại thực phẩm tự nhiên chứa prebiotic, hiện nay có rất nhiều nguồn để bổ sung prebiotic. Chẳng hạn như dòng sữa bột với công thức chứa chất xơ hòa tan giúp trẻ tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng đường ruột.

Một số loại bơ sữa, phô mai cũng được tạo thành là do chất xơ prebiotic nuôi khuẩn. Bên cạnh nguồn prebiotic dồi dào, phô mai còn chứa nhiều khoáng chất như: canxi, vitamin D, photpho, chất béo,…

Phô mai Con Bò Cười Belcube vị socola gói 78g (15 viên)

Phô mai Con Bò Cười Belcube vị socola gói 78g (15 viên)

6Một số lưu ý khi bổ sung prebiotic

  • Bổ sung prebiotic từ nguồn thực phẩm có sẵn thay vì sử dụng chế phẩm sinh học được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Lưu ý hàm lượng prebiotic thực tế cần bổ sung cho cơ thể là khoảng 5g mỗi ngày, nếu nạp quá nhiều có thể phản tác dụng như tình trạng đầy hơi, tiêu chảy,…
  • Đa dạng hóa nguồn cung cấp prebiotic để đạt được hiệu quả tốt nhất, tăng cường sức khỏe của đường ruột.
  • Bổ sung prebiotic thường xuyên và đều đặn hàng ngày thay vì bổ sung theo số lượng nhiều cùng lúc.
  • Dựa vào tình trạng sức khoẻ để lựa chọn loại prebiotic phù hợp.
  • Ưu tiên sử dụng các sản phẩm bổ sung prebiotic có chứng nhận CFUs trên bao bì. Điều này có nghĩa là sản phẩm sẽ chứa ít nhất 1 tỷ lợi khuẩn có thể được đưa vào cơ thể khi sử dụng. Với thực phẩm như sữa chua, kefir, bạn nên tìm mua loại có men sống hoặc men sống hoạt tính.
  • Prebiotic có những công dụng như đã đề cập ở trên, tuy nhiên khi vào mỗi cơ thể chúng sẽ có mức độ hiệu quả khác nhau, không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng triệt để. Nguyên nhân có thể là do giới tính, độ tuổi,…
  • Bạn nên ưu tiên bổ sung prebiotics dạng thực phẩm giàu chất xơ như: yến mạch nguyên hạt, măng tây, hành, tỏi,…
Sữa bột Aptamil Toddler Formula vị nhạt thanh số 2 900g (12 - 24 tháng)

Sữa bột Aptamil Toddler Formula vị nhạt thanh số 2 900g (12 – 24 tháng) có chứa prebiotic

7Các câu hỏi thường gặp khi bổ sung prebiotic

7.1. Thời gian sử dụng prebiotics?

Theo một số nhà sản xuất, người dùng nên bổ sung prebiotic khi bụng còn đói hoặc trước khi ăn. Một số chuyên gia lại khuyên nên sử dụng prebiotic đồng thời với các loại thực phẩm trong quá trình ăn hoặc dùng trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng sớm.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đo lường khả năng sống sót cụ thể của các lợi khuẩn trong cơ thể người. Do đó, thời gian bổ sung prebiotic nên tùy theo các chủng loại khác nhau. Tuy nhiên, loại nào cũng nên được bổ sung đúng liều lượng và đều đặn và liên tục trong 1 tháng sẽ đem lại những tác động tích cực cho đường ruột, dù dùng trước hay sau ăn.

7.2. Prebiotic có an toàn đối với mẹ bầu không?

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh bổ sung prebiotic an toàn hay không. Nhưng phần lớn ý kiến cho rằng bổ sung lợi khuẩn prebiotic không có hại cho mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để đảm bảo an toàn.

Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung prebiotic
Xem thêm:

  • Review sữa Similac 0 – 6 tháng có tốt cho bé không? Có nên mua không?
  • So sánh sữa Friso Nga và Friso Việt khác gì nhau? Loại nào phù hợp hơn cho bé?
  • Top 7 sữa Việt Nam cho bé trên 1 tuổi dễ uống, bán chạy tốt nhất hiện nay

Hy vọng rằng bài viết trên có thể giúp mọi người hiểu rõ prebiotic là gì và vai trò quan trọng của prebiotic đối với hoạt động của hệ tiêu hóa. Nếu cần thêm thông tin hay thắc mắc gì, hãy truy cập vào website avakids.com hoặc liên hệ tổng đài 1900.866.874 (7h20 – 22h00) để được tư vấn nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Prebiotic là gì? Lợi ích của prebiotic đối với hệ tiêu hóa của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *