Vào những ngày cận Tết thì các mọi người thường truyền tai nhau rằng nên chọn trái phật thủ để trưng lên bàn thờ của gia đình. Vì loại trái này không những sở hữu mùi hương dịu nhẹ mà còn mang lại nhiều điềm tốt trong phong thủy. Hôm nay, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ chia sẻ cho bạn đọc về quả phật thủ và cách chọn quả phật thủ như thế nào cùng các thông tin hữu ích về loại quả này nhé.
Quả phật thủ là quả gì?
Phật thủ thuộc họ cây ăn quả và được xếp vào chi cam chanh. Tên khoa học của loại quả này là Citrus medica L.var.sarcodactylis. Quả này có hình dáng giống như là bàn tay của Phật. Tập tính của loài cây này là ưa khí hậu ôn đới và nhiệt đới. Mùa cây ra quả chủ yếu là tháng 11, 12 âm lịch.
Câu hỏi tiếp theo là “Quả phật thủ trồng ở đâu”. Phật thủ có nguồn gốc từ Nhật Bản, sau này thì được nhân giống và trồng phổ biến ở các vùng phía Bắc của Việt Nam – khu vực thuộc dọc sông Đáy, Yên sơn. Hoa phật thủ thì cũng vô cùng đẹp tuy nhiên không có mùi thơm và cũng không có giá trị bằng quả phật thủ nên người bán thường không bán kèm theo quả.
Với hình dạng vô cùng độc đáo được ví như bàn tay của Phật vì vậy mọi người tin rằng khi trưng quả phật thủ lên bàn thờ sẽ đem lại may mắn, tài lộc cho gia đình.
Quả phật thủ có ăn được không?
Có một sự thật là ngoài việc trưng bày trên mâm ngũ quả ngày Tết thì có nhiều người đặc ra câu hỏi quả phật thủ ăn được không? Câu trả lời sẽ là có và thậm chí là rất ngon và cũng được xem là thần dược dùng để phòng một số loại bệnh. Tuy nhiên, không thể ăn trực tiếp được vì quả phật thủ không có ruột và gần như không chứa nước. Vì vậy, để thưởng thức được loại quả này thì người ta sẽ cắt vỏ của chúng thành từng miếng dài khoảng từ 3-4cm để nấu chè hoặc làm mứt. Đây sẽ là câu trả lời cho câu hỏi trái phật thủ có ăn được không?
>>>Xem thêm: Ý Nghĩa Của Sen Đá: Biểu Tượng Vĩnh Cửu Trong Tình Yêu
Ý nghĩa quả phật thủ trong ngày Tết
Biểu tượng cho bàn tay Phật
Trong ngày Tết, phật thủ cũng mang trong mình một ý nghĩa vô cùng đặt biệt. Sự xuất hiện của quả phật thủ giống như bàn tay của Phật luôn chở che, phù hộ cũng như ban phước lành cho mọi người để tránh những điều không may mắn xảy ra.
Bởi vì quả phật thủ được mọi người lưu truyền là một loại quả mang hình dạng vô cùng lạ và có ý nghĩa tâm linh trong việc thờ cúng. Bên cạnh đó cây phật thủ còn có tên gọi khác là cây tay phật hoặc cây bàn tây phật tổ.
Cho nên hiện nay, có rất nhiều gia đình lựa chọn trưng phật thủ vào ngày Tết và điều này dần dần trở thành thói quen mà bất cứ gia đình nào cũng sẽ sắm cho mình một quả. Trái phật thủ là một trong những loại trái cây cúng phật mà được nhiều người chọn nhất trong ngày Tết.
Mong cầu may mắn, bình an cho gia chủ
Theo quan niệm của dân gian, thì khi trưng phật thủ bên cạnh việc tạo ra một mùi hương diệu nhẹ, một không gian trang nghiêm hơn trên bàn thờ tổ tiên thì loại quả này còn thu hút được nhiều điều may mắn, bình an đến gia đình của bạn.
Ý nghĩa tâm linh của phật thủ khi trưng trên bàn thờ đã được mọi người truyền tai nhau đó là mong muốn thần linh, bề trên có thể ở trong nhà được lâu hơn để phù hộ cho gia đình nhiều điềm tốt lành, hạnh phúc và ấm no.
>>>Xem thêm: Ý Nghĩa Cây Xương Rồng Và Cách Đặt Xương Rồng Hợp Phong Thủy
Tạo ra mùi thơm cho nơi thờ cúng
Vì phật thủ thuộc họ cam chanh nên lớp vỏ của nó có chứa nhiều tinh dầu và lưu hương rất lâu. Đây là một đặc tính vô cùng đặc biệt nên khi trưng lên bàn thờ thì trái phật thủ sẽ tỏa ra hương thơm cho nơi thờ cúng. Hơn nữa, hoa của loại quả này cũng có chức năng tỏa ra mùi thơm rất dễ chịu. Do đó quả phật thủ thường được trưng bày chung với quả phật tâm trung quốc để tạo mùi hương cho nơi thờ cúng.
Thể hiện lòng tôn kính với gia tiên
Có nhiều cách đặt quả phật thủ trên bàn thờ tổ tiên. Thông thường quả phật thủ sẽ được đặt trên mâm ngũ quả cùng cây phật tâm hoặc được đặt riêng. Một cách trưng bày phật thủ đẹp khi sắp xếp bố cục cho mâm ngũ quả, đó là vị trí của quả phật thủ nên được đặt ở vị trí trung tâm của mâm ngũ quả để thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên.
Những lợi ích của quả phật thủ
Dùng để làm thuốc chữa bệnh
Trong vỏ của quả phật thủ có chứa nhiều vitamin C, đường, và các axit hữu cơ. Nên tác dụng của quả phật thủ có thể điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như là chứng ăn khó tiêu, viêm gan, đau họng, viêm phế quản và một số các bệnh khác liên quan của phụ nữ.
Theo Đông y thì các y sĩ cho rằng quả phật thủ có tính ôn, cay, chua, đắng nên rất thích hợp dùng để làm thuốc chữa trị một số bệnh bao gồm là:
- Bệnh về hệ tiêu hóa như là ợ chua, chướng bụng, trướng đau ngực sườn, viêm loét dạ dày.
- Bệnh về hệ hô hấp như là suyễn, viêm amidan.
- Ngoài ra còn phòng ngừa và điều trị các loại bệnh khác như đái tháo đường, nước tiểu bị đục,…
Các bộ phận khác của cây phật thủ như là thân và lá cũng chứa nhiều tinh dầu và những hoạt chất limonoid có chức năng giải độc và tăng cường trao đổi chất. Loại hoạt chất này đã được sản xuất thành thực phẩm chức năng.
Ngâm với rượu để chữa bệnh
Mọi người thường thắc mắc quả phật thủ ngâm rượu có tác dụng gì? Một số công dụng của phật thủ ngâm rượu đó là để trị các bệnh như đau bụng kinh, ho khan, ho có đờm và các hội chứng liên quan đến tâm thần ý thức. Nhưng có một điều là bạn không nên lạm dụng quá nhiều vì rượu sẽ không tốt cho gan, nên mỗi lần uống chỉ cần 40 – 45ml.
Sắc lấy nước uống
Những ngày trở trời thì bạn có thể dùng phật thủ sắc nhỏ để lấy nước uống bảo vệ sức khỏe của mình. Đặc biệt là những căn bệnh liên quan đến hệ hô hấp, hệ tiêu hóa. Bác sĩ khuyên rằng nên uống mỗi ngày một ly để có tác dụng tốt nhất nhé.
Làm si rô từ quả phật thủ
Bạn có thể dùng loại quả này để làm si rô. Trong vỏ phật thủ có chứa nhiều tinh dầu và được xem là thần dược để trị ho. Đặc biệt dùng cho trẻ em và những người có bệnh liên quan tới hô hấp.
Làm mứt từ quả phật thủ
Tết này bạn có thể thử chiêu đãi gia đình và bạn bè một loại mứt mới vô cùng mới lạ nhưng thơm ngon và hấp dẫn. Đây sẽ là một lựa chọn tuyệt vời để bạn trải nghiệm đấy.
>>>Xem thêm: Ý Nghĩa Và Nguồn Gốc Của Hoa Bỉ Ngạn, Phá Bỏ Quan Niệm Của Sự Chết Chóc
Nấu trà từ quả phật thủ
Bạn có thể xắt nhỏ quả phật thủ thành hạt lựu để pha với trà. Với những công dụng đặc biệt của loại quả này sẽ giúp bạn hạn chế các loại bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Có thể kể đến đó là đau dạ dày cấp tính, mãn tính, buồn nôn và đầy hơi.
Dùng làm gia vị và nguyên liệu để nấu ăn
Ngoài công hiệu làm thuốc để chữa bệnh thì quả phật thủ còn được dùng để nêm một số món như là gà hấp lá sen và phật thủ, phật thủ hầm ruột lợn,…
Cách lựa quả phật thủ
Chọn quả phật thủ có hình dáng đẹp, nhiều tai
Chọn quả phật thủ sẽ như thế nào, chọn phật thủ như thế nào là đẹp? Việc để ý tổng thể chung về hình dạng của trái phật thủ vô cùng quan trọng. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn xin hướng dẫn bạn cách chọn quả phật thủ đẹp. Đầu tiên, bạn nên chọn những quả có màu vàng, tránh bị trầy xước, dập, gãy ngón. Bề mặt của quả cần phải căng mọng, cứng cáp.
Điều kế tiếp là mỗi trái phật thủ khi được mang đi bán thì trung bình sẽ có từ 22 – 30 ngón tay và tỏa tròn đều. Bạn nên chọn quả có các ngón tay to, dài đều. Số ngón tay ở vòng phía ngoài nếu là số chẵn thì sẽ được xem là số đẹp và các ngón tay của quả đều nhau thì sẽ có giá trị cao hơn vì theo văn hóa phương đông thì số chẵn luôn tượng trưng cho sự thịnh vượng và phát lộc. Mọi người chỉ cần dựa vào cách chọn phật thủ đẹp trên đây sẽ dễ dàng có thể lựa ra những quả phật thủ phù hợp nhất để trưng bàng thờ.
Chọn phật thủ theo quy luật “Thịnh – Suy – Bĩ – Thái”
Bên cạnh việc kiểm tra số lượng tay thì những người có kinh nghiệm trong việc chọn lựa loại quả này còn mách bảo thêm về quy luật đếm “Thịnh – Suy – Bĩ – Thái”. Ta sẽ đếm lần lượt 4 từ này trên từng ngón tay và nếu ngón tay cuối cùng dừng lại ở Thịnh hoặc Thái thì sẽ được đánh giá cao về mặt ý nghĩa tâm linh.
Cách trưng trái phật thủ trên mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả để ở đâu và cách chưng trái phật thủ trong mâm ngũ quả như thế nào theo từng vùng miền khác nhau? Mỗi vùng miền thì sẽ có cách trưng bày mâm ngũ quả truyền thống ngày Tết khác nhau. Ở miền Bắc sẽ là nải chuối xanh được đặt ở dưới cùng, phía trên sẽ là quả phật thủ và bao bọc xung quanh là những loại trái cây có màu sắc nổi bật như quýt, táo, lê,…
Còn cách bày quả phật thủ trên bàn thờ thì sao? Mâm ngũ quả ở miền Trung cũng không kém phần đặc sắc khi phối hợp giữa 5 loại trái cây như xoài, thanh long, nho, phật thủ. Còn về miền Nam thì người dân lại không thích trưng chuối và cách chưng phật thủ cũng vô cùng khác so với hai miền còn lại vì quả phật thủ sẽ được chưng riêng chứ không đặt chung mâm ngũ quả. Với mong ước “Cầu vừa đủ xài” này thì các loại trái cây lần lượt là mãng cầu, dừa, đu đủ và xoài sẽ là những loại trái cây cháy hàng ở mùa Tết ở các khu vực phía Nam.
Hiện nay có một loại trái mà được mọi người săn lùng không kém, đó là trái dư. Thông thường sẽ là “Cầu vừa đủ xài” thì mọi người lại làm thành câu mới đó là “Cầu vừa đủ dư”. Đây được xem là một thông điệp vô cùng ý nghĩa mà mọi nhà đều mong muốn vào những ngày đầu năm Tết đến xuân về.
Nhưng có một điều mà mọi người có thể vẫn còn thắc mắc đó là các loại trái cây như mãng cầu, dừa, đu đủ đều ăn được vậy trái dư ăn được không? Câu trả lời là không, vì loại quả này chứa độc tính rất cao và có thể gây hôn mê cho người ăn.
Cách bảo quản quả phật thủ luôn tươi ngon
Để có thể bảo quản phật thủ luôn tươi ngon thì cũng vô cùng đơn giản, bạn có thể tham khảo một số mẹo như sau:
- Hạn chế dùng nước muối để ngâm phật thủ vì nước muối sẽ đọng lại vào các khe tay dẫn đến phật thủ bị hỏng, thối. Nên việc cần làm là sau 5 đến 7 ngày thì hãy dùng rượu trắng để lau nếu muốn làm sạch bụi bẩn.
- Tránh làm xước vỏ quả phật thủ vì sẽ dễ làm cho phật thủ bị hỏng.
- Không nên mua trái phật thủ non vì chúng rất cứng và không thể dùng để chế biến thực phẩm hay dược phẩm.
- Khi cắt trái bàn tay phật ra để làm mứt thì nên cất vào hộp và tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
>>Xem thêm: Ý Nghĩa Hoa Hải Đường Trong Phong Thủy. Cách Trồng Hoa Hải Đường Tại Nhà Thu Hút Vượng Khí, Tài Lộc
Một số lưu ý khi sử dụng quả phật thủ
Bên cạnh lợi ích mà loại quả này mang lại thì bạn đọc cần phải lưu ý một số điều vô cùng quan trọng trong khâu chế biến và bản quản đó là:
- Khi dùng quả phật thủ làm thực phẩm thì không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong một ngày vì sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
- Không nên dùng các quả phật thủ không rõ nguồn gốc, bị hư hỏng.
- Cần phải rửa nước thật kỹ trước khi sử dụng.
Quả phật thủ bao nhiêu tiền?
Câu hỏi của nhiều bạn đọc đó là quả phật thủ giá bao nhiêu. Theo truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn thu thập thông tin thì loại quả này sẽ bán theo ký, một trái trung bình sẽ từ 2kg trở lên và giá thành một kilogram sẽ rơi vào tầm 65.000 đồng đến 75.000 đồng tùy thuộc vào kích thước, chất lượng về ngón tay (chẳn, lẻ) của quả. Vậy khi đến tay người mua thì sẽ có giá tối thiểu là 100.000 đồng. Còn mức giá trung bình trên thị trường thực tế bạn mua sẽ là từ 100.000 đến 150.000 đồng/ quả. Còn những quả phật thủ đẹp thì giá dao động lên đến 400.000 – 500.000 đồng/ quả.
Lời kết
Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã có thể hiểu thêm về trái phật thủ là loại trái gì, trái phật thủ ăn được không, ý nghĩa và cách làm sao để có thể chọn mua phật thủ một cách ưng ý nhất cũng như cách bày phật thủ đẹp lên bàn thờ gia tiên. Các bạn có thể vào trang truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để tham khảo thêm về các thông tin hữu ích khác về phong thủy, bất động sản mỗi ngày nhé.