Quả sơn trà là quả gì? 8 lợi ích bất ngờ cho sức khỏe mà quả sơn trà mang lại

Quả sơn trà là quả gì? 8 lợi ích bất ngờ cho sức khỏe mà quả sơn trà mang lại

Quả sơn trà được biết đến là loại quả mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu quả sơn trà là quả gì? Lợi ích của loại quả này đối với sức khỏe qua bài viết hôm nay nhé

Quả sơn trà còn được biết là loại thuốc quý được sử dụng nhiều trong hỗ trợ điều trị bệnh. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu thêm về loại quả này cũng như những công dụng của nó qua bài viết dưới đây nhé!

Quả sơn trà là quả gì?

Quả sơn trà có tên khoa học là hawthorn berry hay còn được gọi là quả táo gai, táo mèo. Cây thường tìm thấy ở các khu vực châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ. Đây cũng là liều thuốc để điều trị các vấn đề sức khỏe.

Quả sơn trà là quả gì? 8 lợi ích bất ngờ cho sức khỏe mà quả sơn trà mang lạiQuả sơn trà được xem liều thuốc để điều trị các vấn đề sức khỏe.

Quả sơn trà có chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và có hương vị ngọt nhẹ và chua. Ngoài dùng làm thuốc thì quả sơn trò cũng được chế biến thành kẹo, mứt, rượu. Nếu bạn đang điều trị bệnh bằng thuốc nên trao đổi với bác sĩ để tránh những tác dụng phụ.

8 lợi ích của quả sơn trà cho sức khỏe

Chứa nhiều chất chống oxy hóa cho cơ thể

Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, quả sơn trà cung cấp nhiều polyphenol, đây là hợp chất giúp chống oxy mạnh mẽ. Polyphenol có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi những tác động xấu của gốc tự do, gốc tự do là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Polyphenol trong quả sơn trà có thể ngăn ngừa lão hoá da sớm, bệnh ung thư, giảm nguy cơ mắc các nhiễm trùng, bệnh tiểu đường, và các bệnh liên quan đến về tim.

Khả năng chống viêm mạnh mẽ

Tình trạng viêm là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các như hen suyễn, tiểu đường và 1 số bệnh ung thư.

Sử dụng quả sơn trà có thể làm giảm các hợp chất gây viêmSử dụng quả sơn trà có thể làm giảm các hợp chất gây viêm

Một vài nghiên cứu cho thấy, sử dụng quả sơn trà có thể làm giảm các hợp chất gây viêm trong cơ thể, góp phần làm giảm viêm và các triệu chứng của các bệnh nguy hiểm.

Giúp làm điều hòa huyết áp

Trong y học cổ truyền, quả sơn trà là 1 trong những bài thuốc được dùng để hỗ trợ cho việc điều trị tăng huyết áp.

Các nghiên cứu cho rằng, quả sơn trà chứa một chất giúp giãn mạch và thư giãn các mạch máu trong cơ thể, từ đó góp phần làm giảm mức huyết áp cao một cách hiệu quả.

Quả sơn trà làm giảm mức huyết áp caoQuả sơn trà làm giảm mức huyết áp cao

Một nghiên cứu đã chỉ ra người bệnh cao huyết áp dùng chiết xuất quả sơn trà 1200mg/ngày trong vòng 13 tuần sẽ cải thiện chỉ số huyết áp đáng kể.

Giảm cholesterol

Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, các cholesterol xấu có thể gây ra các tình trạng như xơ vữa động mạch, gây tích tụ các mảng bám trong mạch máu. Nếu những mảng bám này tích tụ trong thời gian dài có thể gây tắc nghẽn các mạch máu và dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.

Sử dụng chiết xuất quả sơn trà có khả năng cải thiện mức cholesterol trong cơ thể. Các nhà khoa học cho rằng, việc sử dụng chiết xuất từ quả sơn trà sẽ làm giảm mức cholesterol xấu LDL cũng như mức mỡ máu trong gan.

Hỗ trợ hệ tiêu hoá

Loại quả này chứa nhiều chất xơ, giúp hệ tiêu hoá tránh được các bệnh thường gặp như táo bón, viêm loét dạ dày và kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn đường ruột. Những lợi khuẩn đường ruột này góp phần cho bạn có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

Quả sơn trà giúp tránh được các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóaQuả sơn trà giúp tránh được các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa

Việc tiêu thụ quả sơn trà vào cơ thể còn làm giảm đáng kể các kiểu chứng khó tiêu, loại quả này giúp bảo vệ dạ dày tương tự như 1 loại thuốc chống viêm loét.

Giúp ngăn ngừa tình trạng rụng tóc

Một lợi ích khác của quả sơn trà chính là ngăn ngừa hiệu quả tình trạng rụng tóc. Việc sử dụng chiết xuất từ quả sơn trà trong thời gian dài có thể giúp kích thích sự mọc tóc, đồng thời thúc đẩy tóc khoẻ mạnh hơn, dày hơn.

Giảm căng thẳng

Quả sơn trà còn giúp an thần, giảm các triệu chứng lo âu, căng thẳng. Khi sử dụng chiết xuất từ quả sơn trà, có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái và bớt lo lắng hơn.

Quả sơn trà giúp giảm các triệu chứng lo âu, căng thẳngQuả sơn trà giúp giảm các triệu chứng lo âu, căng thẳng

Quả sơn trà đang được nghiên cứu để trở thành 1 phương pháp điều trị cho các rối loạn thần kinh trung ương, chẳng hạn như chứng lo lắng hoặc trầm cảm. Nếu bạn muốn bổ sung quả sơn trà nhưng đang điều trị bằng thuốc, bạn hãy trao đổi cụ thể với bác sĩ, tuyệt đối không dừng bất cứ loại thuốc điều trị nào.

Hỗ trợ để điều trị bệnh tim

Quả sơn trà được 2 nhà nghiên cứu Pootguôcxki B. B. (1951) và Checnuxep (1954) chứng minh rằng loại quả này có khả năng giảm sự kích thích của cơ tim. Làm tăng sự tuần hoàn ở mạch máu tim và mạch máu não.

Quả sơn trà kết hợp cùng với thuốc điều trị giúp cải thiện chức năng timQuả sơn trà kết hợp cùng với thuốc điều trị giúp cải thiện chức năng tim

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích những người mắc bệnh suy tim nên sử dụng quả sơn trà với các loại thuốc điều trị. Liều lượng tối thiểu cho người bị suy tim là 300 mg/ngày. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định việc sử dụng quả sơn trò có phù hợp với tình trạng hiện tại.

Lưu khi sử dụng quả sơn trà

Hầu hết mọi người có thể sử dụng quả sơn trà. Tuy nhiên, có một số người khi tiêu thụ quả sơn trà gặp cảm giác buồn nôn nhẹ, chóng mặt, đau bụng, mệt mỏi, đánh trống ngực, mất ngủ, chảy máu cam.

Ngoài ra, quả sơn trà cũng có tác động trực tiếp lên tim và làm ảnh hưởng đến hiệu quả của một số thuốc đặc trị. Vì vậy, nếu đang sử dụng thuốc điều trị bệnh tim, cholesterol và huyết áp, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng để tránh được tác dụng phụ không mong muốn.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu thêm về quả sơn trà và những lưu ý khi sử dụng loại quả này. Đừng quên theo dõi truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để đón đọc thêm nhiều bài viết hữu ích!

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *