Quá trình đô thị hóa của nước ta có đặc điểm nổi bật nào?

Bạn đang xem: Quá trình đô thị hóa của nước ta có đặc điểm nổi bật nào? tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Quá trình đô thị hóa của nước ta có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

A. Đô thị phân bố đều giữa các vùng.

B. Nhiều đô thị lớn và hiện đại được hình thành từ thế kỷ XX.

C. Tỉ lệ dân thành thị tăng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.

D. Diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp.

Đáp án đúng: D

Lời giải chi tiết: Quá trình đô thị hóa của nước ta có đặc điểm là diễn ra chậm chạp và trình độ đô thị hóa thấp.(SGK/77 Địa 12)

2. Tác động của đô thị hóa:

Đô thị hóa được hiểu là quá trình mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa diện tích hoặc số dân đô thị trên tổng diện tích hoặc số dân của một khu vực hoặc vùng. Bên cạnh đó, đô thị hóa cũng được tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố trên theo thời gian. Đô thị tính bằng tỷ lệ phần tăng giữa diện tích trên tổng diện tích của một khu vực gọi là tốc độ đô thị hóa. Đô thị hóa tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số dân trên tổng số dân của một khu vực gọi là mức độ đô thị hóa.

Bên cạnh đó, đô thị hóa còn được hiểu là quá trình phát triển rộng và lối sống thành thị thể hiện qua các mặt: chất lượng cuộc sống, dân số, mật độ dân số… Quá trình đô thị hóa chính là cơ hội để Nhà nước tổ chức, quy hoạch lại cách thức hoạt động của đô thị, dân cư. Theo đó, các khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội sẽ được quy hoạch theo hệ thống hiện đại. Các khu vực chưa có điều kiện kinh tế xã hội hoặc mật độ dân số thấp sẽ được điều chỉnh các ngành nghề, quy hoạch phù hợp để tăng cơ hội phát triển trong tương lai.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, các nước phát triển (Hoa Kỳ, Úc, châu,…) có mức độ đô thị hóa khá cao, cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển (Việt Nam). Bên cạnh đó, phần lớn các nước đã phát triển đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển.

Dòng người đổ đến hai cực đô thị – Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực xung quanh đã làm gia tăng áp lực về việc làm, nhà ở và an sinh xã hội, với tỷ lệ nhập cư cao hơn đáng kể so với mức trung bình cả nước. Tỷ lệ nhập cư ở hai thành phố này cao gấp 2,7 lần mức trung bình cả nước và gấp 5,3 lần so với khu vực nông thôn. Tuy nhiên, ở các đô thị của Việt Nam hiện nay, tỷ lệ nhà ổ chuột là rất thấp (Hình 6), nhờ vào các quy định linh hoạt cho phép các hoạt động xây dựng tự phát, chi phí thấp và cho thuê nhà ở quy mô nhỏ

Đô thị hóa và tăng trưởng dân số gây áp lực đáng kể lên các khía cạnh của xã hội bao gồm cơ sở hạ tầng, nhà ở, nguồn lực, dịch vụ, sự gắn kết xã hội; và môi trường. Ùn tắc giao thông do số lượng lớn các phương tiện ngày một gia tăng, thải ra môi trường một lượng lớn bụi và khí thải. Môi trường nước mặt bị ô nhiễm do rất nhiều các hệ thống đường ống cấp thoát nước sinh hoạt đang xả thải không đáp ứng được nhu cầu và thiếu sự đồng bộ. Các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ tập trung tại các thành phố làm gia tăng ô nhiễm đất, nước, không khí và dịch bệnh. Hệ sinh thái ở nhiều đô thị bị phá vỡ để phục vụ cho phát triển đô thị như tình trạng san lấp ao hồ, thu hẹp không gian xanh, công viên. Các thành phố – đầu mối của phát triển, cũng phải vật lộn với tác động của biến đổi khí hậu. Ở vùng đồng bằng và ven biển, tình trạng ngập úng thường xảy ra ở các đô thị và có xu hướng mở rộng và gia tăng. Đồng thời, các đô thị miền núi phải đối mặt với tình trạng thiên tai như lũ quét, sạt lở đất, vv

3. Bài tập tự luyện kèm đáp án:

Câu 1. Nhận định nào dưới đây đúng khi nói đặc điểm của đô thị hóa trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng?

A. Hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp.

B. Xu hướng tăng nhanh dân số vùng nông thôn.

C. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn

D. Lối sống thành thị phổ biến ngày càng chặt chẽ.

Đáp án: C

Giải thích: Đặc điểm của đô thị hóa trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng là: Số dân thành thị có xu hướng tăng nhanh; Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn và lối sống thành thị phổ biến ngày càng rộng rãi.

Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng với quá trình đô thị hóa ở nước ta?

A. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa.

B. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế là quá trình tách biệt với quá trình đô thị hóa.

C. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế làm hạn chế sự phát triển của quá trình đô thị hóa.

D. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vừa thúc đẩy vừa hạn chế quá trình đô thị hóa

Giải thích: Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa: Cơ cấu nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng của ngành nông – lâm – ngư nghiệp, tăng dần tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ. Như vậy, sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ tạo sức hút đối với dân cư, nâng cao vai trò của đô thị. Lao động nông nghiệp giảm dần, chuyển sang các ngành có năng suất cao, kỹ thuật tiên tiến làm cơ sở của kinh tế đô thị. Sự nâng cấp và hiện đại hóa các ngành thuộc kết cấu hạ tầng cơ sở sẽ có điều kiện thúc đẩy quá trình đô thị hóa,…

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương ?

A. Hải Phòng.

B. Huế.

C. Đà Nẵng.

D. Cần Thơ.

Đáp án: B

Giải thích:

B1. Xem kí hiệu của Thành phố trực thuộc Trung ương ở trang Kí hiệu chung (Atlat trang 3).

B2. Dựa vào Atlat trang 4 -5: Xác định vị trí của 4 thành phố kết hợp đối chiếu kí hiệu xem ở trang 3. Các thành phố trực thuộc TW là: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần

Thơ. Huế không phải là thành phố trực thuộc TW.

Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào dưới đây là đô thị đặc biệt ở nước ta?

A. Đà Nẵng.

B. Hà Nội.

C. Cần Thơ.

D. Hải Phòng.

Đáp án: B

Giải thích: Hai đô thị đặc biệt ở nước ta là: TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội (Xem bảng chú giải – phân cấp đô thị ở nước ta).

Câu 5. Căn cứ vào các tiêu chí nào để phân loại các đô thị ở nước ta hiện nay?

A. Mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp, diện tích, số dân.

B. Số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp.

C. Các khu công nghiệp tập trung, chức năng, mật độ dân số, số dân.

D. Tỉ lệ dân phi nông nghiệp, mật độ dân số, các khu công nghiệp tập trung.

Đáp án: B

Giải thích: Các tiêu chí để phân loại các đô thị ở nước ta hiện nay là: Số dân, chức năng đô thị, mật độ dân số và tỉ lệ dân phi nông nghiệp.

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết các đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là

A. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

B. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Cần Thơ.

C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hạ Long, Cần Thơ, Huế.

D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, ta thấy các đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

THAM KHẢO THÊM: