Mối quan hệ cộng sinh là một mối quan hệ vô cùng quan trọng của các sinh vật đang sinh sống và tồn tại trên khắp hành tinh. Vậy cộng sinh là gì? Ý nghĩa và ví dụ về các quan hệ cộng sinh diễn ra như thế nào ? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc ấy.
1. Cộng sinh được hiểu như thế nào?
1.1. Định nghĩa về cộng sinh:
Quan hệ cộng sinh là một kiểu quan hệ mà ở đó có hai hay nhiều loài sống chung với nhau, chúng sẽ hỗ trợ và mang lại lợi ích cho nhau. Trong quần xã, quan hệ cộng sinh là một dạng quan hệ hỗ trợ khác loài, đồng thời, bên cạnh đó, quan hệ cộng sinh còn là mối quan hệ hội sinh và hợp tác. Điểm khác nhau là quan hệ cộng sinh thì góp phần giúp cho hai loài đều có lợi, còn các quan hệ hỗ trợ còn lại thì ít nhất một bên có lợi, bên còn lại có thể có lợi hoặc có hại.
Trong thế giới tự nhiên, cộng sinh là một
1.2. Một số ví dụ về cộng sinh trong tự nhiên:
Vi sinh vật cộng sinh sống trong cơ quan tiêu hóa của động vật nhai lại:
Trong dạ cỏ và manh tràng của động vật nhai lại sẽ có các vi sinh vật cộng sinh. Các vi sinh vật cộng sinh này sẽ tiết ra enzym xenlulaza giúp tiêu hóa xenlulozơ cung cấp cho cả hai, đồng thời giúp cho việc tiêu hóa chất hữu cơ từ phức tạp trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Còn nếu các vi sinh vật cộng sinh này ở trong dạ múi khế, ruột non thì chúng sẽ bị tiêu hóa, qua đó mà việc cung cấp được nguồn protein quan trọng cho cơ thể của động vật cũng diễn ra dễ dàng hơn.
Vi khuẩn lam Anabaena azollae với bèo hoa dâu:
Bèo hoa dâu là một loài dương xỉ thuộc giống Azolla. Ở một số nước thuộc châu Á, bèo hoa dâu thường được dùng làm phân xanh và dùng làm thức ăn cho gia súc ở một số hộ gia đình hay trang trại. Quan hệ cộng sinh ở đây biểu hiện ở chỗ vi khuẩn lam Anabaena azollae sẽ có khả năng cố định đạm (nitơ) cung cấp cho bèo hoa dâu và ngược lại bèo sẽ cung cấp đường cho vi khuẩn lam.
Tảo cộng sinh với nấm
Chúng ta có tên gọi khác về sự cộng sinh giữa nấm và tảo, đó là địa y. Nước và muối khoáng sẽ được hsut bởi các sợi nấm, từ đó các sợi nấm sẽ cung cấp cho tảo. Đồng thời trong tảo ảo có chất diệp lục, chất diệu lục ấy sẽ được sử dụng tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống cả hai. Sự cộng sinh giữa nấm và tảo rất phổ biến, và thậm chí chúng có thể sống được lâu, thậm chí là chúng có thể thích nghi ở bắc cực, sa mạc. Sự cộng sinh giữa nấm và tảo này khi chết sẽ phân hủy thành đất và tạo ra một lớp mùn có lợi cho thực vật. Ngoài ra địa y khi chết còn được dùng làm phẩm nhuộm, nước hoa và chúng còn ứng dụng trong y học.
Cá hề cộng sinh với hải quỳ
Hải quỳ có thể dễ dàng vừa phòng thủ vừa tấn công đồng thời tiêu hoá con mồi có kích thước lớn gấp đôi nhờ vào cấu tạo các xúc tu có tuyến nọc độc. Loài duy nhất có khả năng kháng lại được độc tố đó là có hề.Hải quỳ là lựa chọn hợp lí, sẽ là một nơi trú ẩn, đẻ trứng lí tưởng giúp cho cá hề tránh khỏi sự đe dọa của các loài khác. Ngược lại, cá hề có phần thức ăn sót lại sẽ trở thành một nguồn dinh dưỡng tốt cho hải quỳ. Bên cạnh đó là việc cá hề khuấy động khu vực nước giúp làm tăng thêm lượng oxy cần thiết.
Vi khuẩn Rhizobium cộng sinh với nốt sần cây họ Đậu
Vi khuẩn Rhizobium không thể sử dụng trực tiếp được lượng nitơ ngoài môi trường giống như cây họ Đậu nếu chúng ở trạng thái tự do.Vi khuẩn nhờ vào sự cộng sinh này mà có thể cố định được một lượng nitơ cần thiết cho cây trồng. Còn cây trồng sẽ giúp cho vi khuẩn sinh trưởng bằng cách cung cấp các chất hữu cơ. Thực tế thời gian hiện tại để cung cấp lượng đạm cho đất, người ta thường trồng xen cây họ Đậu vào các cây khác , đồng thời góp phần giúp cho cây và có thể hạn chế được việc sử dụng phân đạm hóa học bổ sung, giảm thiểu tối đa chi phí và góp phần giúp
2. Ý nghĩa của quan hệ cộng sinh:
Theo như số liệu thống kê được đề cập từ trước, điều cần thiết cho sự phát triển của cuộc sống là ở một số mối quan hệ tồn tại giữa các sinh vật. Chúng ta phải nhìn vào yếu tố thời gian này để có thể thấy rõ hơn mức độ quan trọng của các mối quan hệ cộng sinh này.
Có rất nhiều loài phụ thuộc và sống, tồn tại nhờ sự cộng sinh. Cộng sinh giúp cho các loài phát triển một cách tích cực cho cả hai hoặc nhiều phía. Con người co thể coi đó là chất tăng cường chức năng cộng sinh chung cho sự tiến hóa của các loài này. Điều này là do chúng có thể phát triển một cách sống mới và thích ứng với các điều kiện của từng hệ sinh thái. Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ này, chúng ta có thể xem xét một số các ví dụ sau:
Kiến và rệp: Có thể bạn chưa biết, có một số loài kiến có khả năng bảo vệ đàn của mình khỏi rệp, thay vào đó,chúng sẽ cung cấp thức ăn cho rệp. Đây là một mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, vì cả hai loài rệp và kiến đều có lợi từ sự tương hỗ này.
Kiến và các hốc hác: Các hốc đá được một số loài kiến bảo vệ khỏi một số ký sinh trùng hoặc động vật ăn cỏ. Ngược lại, các hốc hác sẽ cung cấp nơi trú ẩn và thức ăn cho kiến. Đó cũng được xem là một mối quan hệ tương trợ.
Cá sấu và chim choi choi: Đây là một trong những mối quan hệ nổi tiếng vì cá sấu có 80 chiếc răng trong hàm và chim choi choi là nhân vật quan trọng giúp những chiếc răng này sạch. Những chiếc răng của cá sấu được thay khoảng ba lần một năm và những phần thức ăn còn sót lại giữa các răng có thể gây ra các vấn đề nhiễm trùng nghiêm trọng. Để phòng tránh điều này không xảy ra, những chú chim choi choi có nhiệm vụ làm sạch phần thức ăn còn sót lại giữa các kẽ răng bằng mỏ. Với mối quan hệ cộng sinh giúp đỡ lẫn nhau này, cả hai loài đều có được lợi ích từ sự tương tác, hỗ trợ.
Cá mập và cá ép: Cá mập có lẽ là loài ít được yêu mến nhất dưới đại dương. Chúng là một con quái vật khổng lồ, to xác, dữ dằn và vô cùng độc ác. Vậy tại sao chúng lại quá rộng lượng để cho loài cá ép bám vào dưới bụng của mình ? Theo một số các nhà khoa học, trước đây, quan hệ này được cho là quan hệ hội sinh tức là mối quan hệ mà một loài được hưởng lợi, còn một loài không hưởng được gì, không có hại mà cũng chẳng có lợi. Tuy nhiên, hiện nay mọi việc đã rõ ràng, đây là một mối quan hệ cộng sinh đôi bên cùng có lợi. Cá mập giúp cho loài cá ép bám dưới bụng mình để tránh kẻ thù, còn cá ép giúp nhặt nhạnh những mảnh thức ăn thừa của cá mập, đồng thời cá ép giúp dọn dẹp các loài vật kí sinh dưới phần bụng của cá mập. Đây hoàn toàn là một mối quan hệ cộng sinh, tương hỗ lẫn nhau giữa hai loài sinh vật biển.
Như vậy, chúng ta có thể thấy hiện nay có rất nhiều kiểu quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái. Nhờ vào mối quan hệ cộng sinh mà nhiều loài sinh vật có thể tồn tại và thích nghi với các điều kiện của hệ sinh thái, đồng thời phát triển một cách tốt nhất.
3. Ứng dụng của cộng sinh trong một số lĩnh vực:
Trong kĩnh vực nông nghiệp, người ta thường ứng dụng nuôi trồng bèo hoa dâu để làm phân xanh cung cấp nguồn đạm thiết yếu cho cây. Đặc biệt một điều là bèo hoa dâu có thể làm thuốc chữa bệnh cho con người.
Một ứng dụng khác của mối quan hệ cộng sinh được thể hiện ở việc trồng nấm rễ cộng sinh để kích thích sự phát triển mạnh của cây. Đồng thời loài nấm này còn có thể biến lá cây khô thành chất mùn, chất khoáng bằng khả năng phân giải chất hữu cơ, làm tăng độ phì nhiêu của đất. Ngoài ra, loài nấm này còn góp phần giúp cân bằng hệ miễn dịch ở thực vật, giúp cải tạo đất, cây trồng tăng khả năng chống chịu với môi trường.