Răng khôn bị sâu gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Cùng tìm hiểu răng khôn bị sâu vì sao? Nên làm gì khi răng khôn bị sâu?
Răng khôn là chiếc răng sâu nhất trong cung hàm, là nơi khó vệ sinh nên có thể dẫn đến tình trạng sâu răng. Răng khôn bị sâu gây đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, đến sức khỏe của con người. Cùng tìm hiểu răng khôn bị sâu vì sao? Nên làm gì khi răng khôn bị sâu?
Nguyên nhân răng khôn bị sâu
Theo Hellobacsi, răng khôn nằm cạnh các răng hàm có chức năng nhai nên dễ bám thức ăn và thức ăn ứ đọng tại đây lâu ngày sẽ tạo thành cao răng. Bên cạnh đó, răng khôn nằm sâu bên trong, ở nơi nhỏ hẹp nên rất khó vệ sinh, vi khuẩn bám trong cao răng sẽ tấn công và dẫn đến sâu răng.
Vì khó vệ sinh những mảng bám thức ăn ở răng khôn, nên ở vị trí răng này rất dễ bị sâu. Phần lợi ở răng khôn cũng có thể bị viêm, bị lợi trùm gây khó chịu và đau âm ỉ cho người bị sâu răng khôn.
Dấu hiệu nhận biết răng khôn bị sâu
Một số dấu hiệu nhận biết răng khôn bị sâu như:
- Răng khôn bị thay đổi màu sắc: Trên răng sẽ xuất hiện những đốm xám, nâu hoặc đen trên bề mặt răng, các lỗ sâu trên răng cũng có thể xuất hiện.
- Đau nhức răng: Cơn đau răng do bị sâu răng khôn xuất hiện liên tục hoặc ngắt quãng, có thể xuất hiện lúc bạn ăn uống hoặc ngay cả khi răng không chịu tác động nào.
- Răng bị nhạy cảm: Khi răng khôn bị sâu, răng sẽ có cảm giác đau nhức hay ê buốt khi bạn ăn những loại thực phẩm lạnh hay chua.
- Miệng và hơi thở có mùi: Vi khuẩn gây sâu răng sẽ làm răng xuất hiện các lỗ trên bề mặt răng làm kẹt thức ăn. Ở vị trí này khó vệ sinh nên sẽ gây ra mùi hôi khó chịu và phát triển thành ổ vi khuẩn.
Răng khôn bị sâu có nguy hiểm không?
Răng khôn bị sâu có thể gây ra một số hậu quả như:
- Suy giảm sức khỏe răng miệng: Sâu răng kéo dài có thể xâm nhập vào trong tủy làm tổn thương các dây thần kinh và mạch máu gây đau nhức và có thể dẫn đến mất răng
- Tác động tới hệ tiêu hóa: Khi bị sâu răng sẽ gây ra đau nhức nên sẽ khiến cơ thể biếng ăn hoặc nhai không kỹ. Các thức ăn chưa được răng nghiền nát sẽ đi vào đường tiêu hóa và gây ra các tình trạng như đau dạ dày, khó tiêu, chướng bụng,…
- Mất ngủ: Những cơn đau nhức dữ dội do răng khôn bị sâu sẽ làm bạn không thể ngủ ngon giấc. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể suy nhược, làm cơ thể khó chịu.
Cách xử lý và chăm sóc răng khôn bị sâu
Tùy theo từng giai đoạn răng khôn bị sâu mà sẽ áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau, có trường hợp phải nhổ bỏ răng khôn. Dưới đây là một số phương pháp chữa trị theo từng giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Trong giai đoạn này, nha sĩ sẽ dùng gel Florua để tăng cường men răng, giúp răng khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
- Khi răng xuất hiện lỗ sâu nhưng chưa xâm nhập vào tủy: Giai đoạn này nha sĩ sẽ trám răng
- Khi sâu răng xâm nhập vào tủy: Giai đoạn này nha sĩ sẽ nạo tủy răng cho bạn. Do chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu nên phương pháp này cần được tư vấn kỹ càng và có thể gây khó chịu với nhiều người.
- Khi răng bị hư hỏng quá nặng: Khi răng bị hư hỏng quá nặng và có thể làm ảnh hưởng đến các răng khác thì phải tiến hành nhổ bỏ răng khôn để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.
Cách phòng ngừa sâu răng khôn
Một số cách để phòng ngừa sâu răng khôn bạn có thể tham khảo như:
- Đánh răng sau khi ăn uống, đặc biệt vệ sinh kỹ ở khu vực răng khôn
- Súc miệng thường xuyên với nước muối sinh lý hoặc các loại nước súc miệng.
- Thăm khám nha khoa định kỳ, kiểm tra sức khỏe răng miệng, cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để răng luôn chắc khỏe.
Trên đây là chia sẻ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn về tình trạng sâu răng khôn cũng như nguyên nhân, tác hại và cách chữa trị tình trạng này. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Tham khảo: Sở y tế Bình Dương
Mua kem đánh răng các loại tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé:
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn