Rau mùi tàu (ngò gai) hỗ trợ xử lý các vấn đề về tiêu hóa, trị bệnh sởi, trĩ, đau răng, đau khớp… Trong nấu ăn, rau mùi tàu làm tăng hương vị cho các món súp, canh, phở. Tuy nhiên, việc kết hợp loại rau này với một số nguyên liệu có thể gây hại cho sức khỏe. Tìm hiểu rau mùi tàu kỵ với gì giúp bạn tránh những tác hại không mong muốn.
Công dụng của rau mùi tàu (ngò gai)
Theo các nghiên cứu khoa học, lá và rễ rau mùi tàu chứa hàm lượng tinh dầu cao. Hạt mùi tàu giàu canxi, sắt, phốt pho, carotene, riboflavin, vitamin A, B1, B2 và vitamin C. Lá mùi tàu còn được biết đến với các tên gọi khác như ngò gai, mùi gai, ngò tây.
Bên cạnh tìm hiểu rau mùi tàu kỵ với gì, bạn có thể tham khảo một số tác dụng của loại rau này nhé.
1. Chữa cảm cúm
Rau mùi tàu kết hợp cùng một số vị thuốc nam (ngải cứu, cúc tần, gừng) có thể chữa cảm cúm. Mùi tàu có tính ấm, có khả năng giảm các triệu chứng của cảm cúm như: sốt, ho có đờm, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, nhức người…
2. Giúp long đờm
Đờm bị ứ đọng trong họng gây khó thở và khó chịu cho người bệnh. Bạn có thể dùng rau mùi tàu để làm long đờm, giúp hệ hô hấp thông thoáng hơn.
3. Giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa
Rau ngò gai chứa carotenoid, lutein và phenolic, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở dạ dày, ruột non. Ngoài ra, loại rau này còn chữa chướng bụng, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy rất tốt.
>>> Đọc thêm: MĂNG CỤT KỴ VỚI GÌ? 15 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĂN ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE
4. Hạ cholesterol trong máu
Hạt mùi tàu chứa nhiều chất xơ nên rất có ích trong việc hạ cholesterol trong máu. Chỉ cần dùng 5g hạt mùi tàu giã nát, sau đó đun sôi cùng 300ml nước, bạn đã có loại nước giúp hạ cholesterol.
5. Hỗ trị điều trị sỏi thận
Rau mùi tàu giúp lợi tiểu, phòng và điều trị bệnh sỏi thận. Ngoài ra, loại rau này còn hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến thận như viêm tuyến tiền liệt mãn tính, viêm bàng quang, viêm niệu đạo…
6. Cải thiện nám da
Rau mùi tàu chứa các khoáng chất có lợi cho làn da như: canxi, phốt pho, sắt, carotene, thiamin, riboflavin, niacin, vitamin C… Chính vì vậy, đây là thần dược cho những ai bị nám da.
>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?
7. Chữa hôi miệng
Với hương thơm tươi mát cùng lượng diệp lục dồi dào từ lá, rau mùi tàu giúp bạn cải thiện chứng hôi miệng hiệu quả. Bạn dùng 30g mùi tàu tươi đun sôi với 200ml nước. Sau đó, bạn dùng nước này súc miệng 3 lần/ngày và liên tục trong 1 tuần.
8. Giúp điều trị mụn bọc, mụn trứng cá và mẩn ngứa ở trẻ nhỏ
Mùi tàu chứa nhiều vitamin, tannin và triterpenoids. Các chất này có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa mụn trứng cá và mẩn ngứa ở trẻ em.
>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN
Rau mùi tàu (ngò gai) kỵ với gì?
Một số thực phẩm không nên kết hợp với rau mùi tàu (ngò gai) như:
1. Rau mùi tàu kỵ với gì? Nội tạng động vật
Rau ngò gai chứa nhiều vitamin C. Mặc khác, nội tạng động vật lại giàu protein và dưỡng chất. Khi kết hợp chúng với nhau, cơ thể sẽ sản xuất ion đồng, sắt làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Bên cạnh đó, rau mùi tàu ăn kèm với nội tạng động vật dễ gây ngộ độc. Nếu ăn thường xuyên có thể gây ung thư.
2. Rau mùi tàu kỵ với gì? Thịt heo
Thịt heo là câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi rau mùi tàu kỵ với gì. Khi ăn thịt heo cùng rau mùi tàu, bạn sẽ dễ bị chướng bụng, khó tiêu. Thậm chí bạn có thể bị rối loạn tiêu hóa trong trường hợp này.
3. Rau mùi tàu kỵ với gì? Thực phẩm giàu vitamin K
Những thực phẩm giàu vitamin K gồm trứng, cải xanh, cải bó xôi, củ cải đường, măng tây, súp lơ… Việc ăn rau mùi tàu cùng những thực phẩm giàu vitamin K làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.
Ngoài ra, việc này còn hạn chế khả năng phân hủy những enzyme. Tình trạng này kéo dài có thể sinh ra một số hóa chất có hại cho cơ thể.
>>> Đọc thêm: BẠN ĐÃ BIẾT BỘT SẮN DÂY KỴ VỚI GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
Đối tượng nên hạn chế ăn rau mùi tàu (ngò gai)
Sau khi tìm hiểu rau mùi tàu kỵ với gì, bạn nên biết những đối tượng nào không nên ăn loại rau này nhiều.
1. Người bị bệnh dạ dày
Ăn quá nhiều rau mùi tàu dễ gây áp lực lên dạ dày. Một nghiên cứu chỉ ra, nếu tiêu thụ 200ml chiết xuất rau mùi tàu mỗi tuần, bạn dễ bị đau bụng, nôn mửa, đau dạ dày và đi không vững. Vì vậy, những người đang gặp vấn đề về tiêu hóa, dạ dày nên hạn chế ăn rau mùi tàu.
2. Rau mùi tàu kỵ với gì? Người mắc bệnh gan
Ăn rau mùi tàu (ngò gai) quá nhiều có thể tăng tiết mật, khiến gan bị tổn thương.
>>> Đọc thêm: THỊT GÀ KỴ VỚI RAU GÌ? 9 NGUYÊN LIỆU NÊN TRÁNH KẾT HỢP CÙNG THỊT GÀ
3. Rau mùi tàu kỵ với gì? Người dễ bị dị ứng
Tinh dầu trong lá và hạt của rau mùi tàu dễ gây dị ứng cho người có cơ địa nhạy cảm. Nếu bạn bị dị ứng thì nên hạn chế tiếp xúc với loại rau này nhé.
4. Rau mùi tàu kỵ với gì? Người mắc các bệnh về hô hấp
Những người mắc các bệnh lý về hô hấp như hen suyễn hay viêm phổi mãn tính nên hạn chế ăn rau mùi tàu.
5. Rau mùi tàu kỵ với gì? Phụ nữ mang thai
Một số chất có trong rau mùi tàu có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến sinh dục nữ. Vì vậy, mẹ bầu không nên ăn rau mùi tàu.
>>> Đọc thêm: CẢI BÓ XÔI KỴ VỚI GÌ? 6 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
Một số bài thuốc hay từ rau mùi tàu (ngò gai)
Rau mùi tàu kỵ với gì và cách sử dụng như thế nào? Dưới đây là một số bài thuốc hay từ rau mùi tàu, bạn có thể tham khảo.
1. Bài thuốc chữa cảm cúm
Chuẩn bị: 40g rau mùi tàu, 20g ngải cứu, 20g cúc tần, 10g gừng tươi.
Cách thực hiện: Bạn rửa sạch các nguyên liệu và để ráo nước. Sau đó, bạn đập giập gừng và thái nhỏ. Bỏ hết các nguyên liệu vào ấm cùng 400ml nước. Sắc thuốc ở lửa nhỏ đến khi cạn còn khoảng 100ml thì tắt bếp. Bạn nên uống 2 lần/ngày và uống khi thuốc còn ấm.
2. Bài thuốc giúp long đờm
Chuẩn bị: 40g lá mùi tàu tươi.
Cách thực hiện: Bạn rửa lá mùi tàu, để ráo nước và thái nhỏ. Sau đó, cho rau vào 300ml nước đun sôi. Bạn uống 2 lần/ngày và nên uống khi còn ấm.
3. Bài thuốc chữa đầy bụng
Chuẩn bị: 50g lá mùi tàu, 3 lát gừng tươi đập giập.
Cách thực hiện: Bạn rửa sạch rau, gừng tươi đập giập. Tiếp theo, bạn cho lá mùi tàu và gừng vào ấm, đun sôi với 500ml nước. Đến khi còn khoảng 200ml thì tắt lửa. Bạn chia ra 2 lần uống, mỗi lần 100ml. Bạn nên uống liên tục trong vòng 3 ngày nhé.
>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ
4. Bài thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy
Chuẩn bị: 20g rau mùi tàu, 12g sả, 12g tía tô, 12g gừng tươi.
Cách thực hiện: Bạn rửa sạch các nguyên liệu và sắc chung với nước để uống. Bạn có thể uống nước này thay nước lọc nếu đang bị đau bụng, tiêu chảy nặng.
5. Bài thuốc điều trị sỏi thận
Chuẩn bị: Lá mùi tàu
Cách thực hiện: Bạn rửa sạch lá mùi tàu, để ráo nước. Sau đó, lấy lá hơ lửa cho đến khi héo. Sắc lá mùi tàu cùng 3 bát nước. Đến khi nào còn 1 bát nước thì bạn tắt bếp. Bạn nên uống 3 lần/ngày, uống trước khi ăn và liên tục từ 7-9 ngày.
Bài thuốc trên chỉ giúp hỗ trợ điều trị sỏi thận, không thay thế hoàn toàn cho các phương pháp chữa trị khác. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng rau mùi tàu để chữa bệnh.
Các thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc rau mùi tàu kỵ với gì. Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có công dụng, hạn chế và những thực phẩm cấm kỵ. Nắm được điều này, bạn sẽ tự tin hơn trong công việc nội trợ và có thêm kiến thức về sức khỏe.
>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn