Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Triệu chứng và cách khắc phục

Bạn đang xem bài viết: Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Triệu chứng và cách khắc phục tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh khiến nhiều mẹ lo lắng, tuy nhiên điều đó hoàn toàn bình thường. Để nhận biết đâu là những biểu hiện thường gặp và đâu là dấu hiệu bất thường, các mẹ hãy cùng theo dõi chia sẻ từ chuyên mục Thai kỳ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé!

1Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì?

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là một hiện tượng sinh lý bình thường

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh bao gồm hiện tượng các mẹ sau khi đã sinh con không có kinh nguyệt trở lại hoặc chu kỳ kinh diễn ra bất thường, lúc có lúc không, máu kinh ra rất nhiều hoặc rất ít, màu sắc của máu kinh thay đổi…

Sau sinh bị rối loạn kinh nguyệt đôi khi là một hiện tượng sinh lý bình thường do nội tiết hoocmon chưa ổn định hoặc do mẹ đang cho con bú. Nhưng đó cũng có thể là trường hợp cảnh báo vấn đề liên quan đến sức khỏe phụ khoa.

Có thể bạn quan tâm: 6 Biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bất thường mà mẹ không thể bỏ qua

2Dấu hiệu nhận biết rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Vòng tuần hoàn của chu kỳ kinh nguyệt khác thường

Dấu hiệu dễ nhận biết rối loại kinh nguyệt sau sinh đó là số ngày ra kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ là 28 ngày – 32 ngày. Thời gian một kỳ kinh là 3 ngày – 7 ngày tùy cơ địa từng người. Do đó, nếu chu kỳ kinh ít hơn 28 ngày hoặc nhiều hơn 32 ngày và thời gian ra máu ít hơn 3 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày chính là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt sau sinh.

Máu kinh bị vón cục hoặc có màu đen khác thường

Hiện tượng máu kinh bị vón cục hoặc có màu đen kết hợp cùng với kinh nguyệt xuất hiện muộn, không đều hàng tháng cũng có thể là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.

Sau khi sinh mất kinh quá lâu

Đối với những chị em phụ nữ sinh mổ thì sau 2 đến 3 tháng sẽ có kinh trở lại, sau sinh thường khoảng 6 tháng đến 1 năm. Nếu như trong khoảng 1 đến 2 năm sau sinh mà vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt thì chắc chắn mẹ đang bị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh.

Đau bụng dữ dội

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Các mẹ bị đau bụng dữ dội khi đến kỳ kinh là triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt

Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, chị em thường có biểu hiện đau bụng trước và trong ngày đầu tiên. Nhưng nếu sau sinh, khi đến kỳ kinh mẹ cảm thấy đau dữ dội, quằn quại thì đó cũng là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh.

Đau đầu vú

Đau đầu vú hoặc bị căng tức đầu vú cũng là biểu hiện của rối loạn nội tiết, điều đó đồng nghĩa với việc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Đây cũng là biểu hiện chung của người bị rối loạn kinh nguyệt chứ không riêng phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, việc loạn kinh sau sinh cũng còn khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau lưng hoặc kèm theo đau đầu.

Có thể bạn quan tâm: 15+ Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả mà chị em nào cũng nên biết

3Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là bình thường hoặc bất thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Những nguyên nhân khiến chị em gặp phải tình trạng sau sinh bị rối loạn kinh nguyệt thường là:

Tiết sữa để nuôi con

Sau sinh, cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi khách với bình thường bởi việc nuôi con bằng sữa mẹ. Khi cho con bú, hocmoon prolactin trong sữa mẹ sẽ làm cho hoạt động của hệ trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng thay đổi. Từ đó làm cho chu kỳ kinh nguyệt chậm hơn so với những phụ nữ không cho con bú.

Một số các bà mẹ sau sinh khoảng 4 tuần – 5 tuần đã xuất hiện kinh nguyệt, nhưng cũng có trường hợp trễ hơn, khoảng 8 tháng – 9 tháng mới thấy, thậm chí chỉ có kinh trở lại sau khi cai sữa cho con.

Nếu nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt là do việc tiết sữa nuôi con thì mẹ cũng không cần quá lo lắng vì kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường khi ngưng nuôi con bằng sữa mẹ.

Tâm lý bất ổn sau sinh

Mặc dù sinh con là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ, nhưng giai đoạn em bé ra đời thường gây ra nhiều áp lực cho các mẹ bỉm sữa. Nhiều chị em thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, mất ngủ vì cuộc sống bị đảo lộn, phải thức đêm chăm con nhỏ… Đây cũng chính là điều dẫn đến trầm cảm sau sinh.

Những trường hợp mẹ bỉm có tâm lý bất ổn sẽ rất dễ xảy ra rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Khi kinh nguyệt không xuất hiện hoặc có những bất thường càng khiến các chị em lo lắng. Do đó trong khoảng thời gian này, người mẹ cần ăn uống đầy đủ, cố gắng giữ tinh thần thoải mái, chia sẻ suy nghĩ và việc nhà với chồng, người thân trong gia đình để giảm bớt stress.

Thay đổi nội tiết tố

Cơ thể của phụ nữ sau sinh không thể nào trở lại bình thường ngay lập tức mà cần phải có thời gian để hồi phục. Lúc này, cơ thể còn khá nhiều bất ổn, đặc biệt là lượng hoocmon trong cơ thể vẫn chưa cân bằng. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc rối loạn kinh nguyệt sau sinh.

Bệnh phụ khoa

Bệnh phụ khoa là một trong những yếu tố dẫn đến những rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Khi sinh thường hay sinh mổ, cơ thể người mẹ rất yếu nên tạo cơ hội cho vi khuẩn, vi sinh vật tấn công và gây bệnh.

Sau khi sinh con, nếu chị em phụ nữ không chăm sóc cơ thể và vệ sinh cẩn thận sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.

Có thể bạn quan tâm: 10 Căn bệnh hậu sản sau sinh thường gặp mà mẹ cần chú ý

4Rối loạn kinh nguyệt sau sinh nên đến gặp bác sĩ khi nào?

Gặp bác sĩ chuyên khoa

Các chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu có xảy ra bất thường

Những trường hợp sau đây chị em cần nhanhn chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám:

  • Sau sinh 1 năm đến 2 năm mà vẫn không thấy xuất hiện kinh nguyệt.
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều, xuất hiện bất thường.
  • Thời gian hành kinh dài ngắn không đều
  • Máu kinh bị vón cục, có mùi hôi, lượng máu ra quá ít hoặc quá nhiều, có sự thay đổi màu sắc của máu kinh.
  • Núm vú đau tức, khó chịu, cơ thể uể oải, mệt mỏi, đau lưng và đau bụng dưới dữ dội hơn so với bình thường.
  • Đau bụng dưới kéo dài liên tục 3 – 7 ngày kèm theo với cảm giác quằn quại thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo rối loạn kinh nguyệt sau sinh nguy hiểm hoặc liên quan đến bệnh phụ khoa.
  • Vùng kín bị đau, rát, ngứa, sưng, ra máu bất thường, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục.

Khi gặp những triệu chứng kể trên, chị em phụ nữ cần phải đặc biệt chú ý, không được tự ý mua thuốc hay sử dụng bất cứ phương pháp điều trị chưa chính thống nào. Cách tốt nhất và an toàn nhất chính là đến các cơ sở y tế hay phòng khám chuyên khoa uy tín, chất lượng để được các bác sĩ thăm khám và có biện pháp chữa trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: TOP 15 phòng khám sản phụ khoa TPHCM đáng tin cậy nhất

5Khắc phục rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Mẹ nên tập thể dục thường xuyên để khắc phục rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Để khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh, các mẹ cần chú ý những vấn đề sau đây:

  • Cải thiện thực đơn ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là những bài tập yoga nhẹ nhàng giúp tinh thần thoải mái và giảm cân sau sinh.
  • Tránh để rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng kéo dài. Nên giữ tâm lý thoải mái và thường xuyên trò chuyện với người thân trong gia đình.
  • Hạn chế sử dụng những chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…
  • Bổ sung trực tiếp nội tiết tố estrogen sẽ giúp chị em điều trị rối loạn kinh nguyệt sau sinh nhanh hơn. Tuy nhiên, việc bổ sung này phải được thực hiện đúng cách và đúng liều lượng theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Khám phụ khoa: nếu rối loạn kinh nguyệt diễn ra thời gian dài có thể gây ra những hậu quả xấu, do đó chị em nên tìm đến các cơ sở y tế hoặc những phòng khám phụ khoa để khám và được tư vấn đầy đủ.
Có thể bạn quan tâm: Tới tháng nên ăn gì để giúp cơ thể thoải mái và dễ chịu nhất?

6Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là một hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữa sau khi trải qua những biến đổi trong cơ thể của quá trình mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, có một vài trường hợp việc rối loạn kinh nguyệt cũng là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó, chị em không được chủ quan.

Ngọc Hà tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Anh Thư

Xem thêm:

  • Đến tháng không nên ăn gì? 14 Loại thực phẩm nên tránh
  • Đau dạ con sau sinh và những món ăn giúp giảm đau hiệu quả
  • Hậu sản mòn là gì? Có nguy hiểm không?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Triệu chứng và cách khắc phục của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *