Rối loạn tiền đình nên làm gì? Cách trị rối lạnh tiền đình hiệu quả

Rối loạn tiền đình không chỉ gây chóng mặt mà còn để lại hậu quả nghiêm trọng về lâu dài. Bị rối loạn tiền đình nên làm gì, cách điều trị thế nào?

Rối loạn tiền đình không chỉ gây chóng mặt, choáng váng mà nếu để lâu dài thì có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hôm nay, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ chỉ bạn cách chữa rối loạn tiền đình đơn giản, an toàn, hiệu quả tại nhà nhé!

Tìm hiểu về bệnh rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là gì?

Khái quát về triệu chứng rối loạn tiền đìnhKhái quát về triệu chứng rối loạn tiền đình

Tiền đình là một cơ quan nằm ở sau 2 bên hốc tai và thuộc hệ thần kinh, có vai trò giữ thăng bằng cho cơ thể, duy trì tư thế cũng như giúp chúng ta kết hợp được các cử động của đầu, mắt và những cơ quan khác với nhau. Khi ta di chuyển, xoay hoặc cúi người, tiền đình cũng sẽ nghiêng theo để đảm bảo cơ thể luôn giữ được trạng thái cân bằng.

Theo báo Sức khỏe và Đời sống, ta có thể hiểu rối loạn tiền đình là một dạng bệnh lý mà hệ tiền đình không làm trọn vẹn chức năng của nó, từ đó dẫn đến việc người bệnh thường xuyên thấy bị chóng mặt, hoa mắt, đi không vững vàng và ảnh hưởng đến nhiều sinh hoạt hằng ngày khác.

Nguyên nhân và triệu chứng rối loạn tiền đình

Các triệu chứng thường thấy của bệnh rối loạn tiền đìnhCác triệu chứng thường thấy của bệnh rối loạn tiền đình

Do cơ thể bị mất cân bằng, rối loạn tiền đình có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, hoa mắt, choáng váng, không làm chủ tư thế của mình, đứng lên, ngồi xuống, xoay người và thay đổi tư thế đột ngột khó khăn, … Nghiêm trọng hơn, rối loạn tiền đình còn có thể khiến bạn bị buồn nôn, tê tay chân và trí nhớ bị suy giảm,…

Nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn tiền đìnhNguyên nhân gây nên bệnh rối loạn tiền đình

Ngoài ra, để xác định chắc chắn về nguyên nhân gây triệu chứng rối loạn tiền đình, bạn nên đến bệnh viện và xin sự tư vấn, lời khuyên cũng như hỗ trợ từ phía các bác sĩ chuyên môn. Thông thường, các nguyên nhân phổ biến dẫn đến triệu chứng này là:

  • Huyết áp quá thấp, bệnh tai biến, thiếu máu lên não và các bệnh liên quan đến tim mạch… có thể làm mạch máu bị tắc nghẽn, từ đó não không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ máu và gây rối loạn tiền đình.
  • Dây thần kinh số 8 bị tổn thương vì mất ngủ, căng thẳng, áp lực từ phía công việc, khiến hệ tiền đình không nhận được thông tin chính xác, dẫn đến các hoạt động của hệ bị sai, gây rối loạn.
  • Việc bị thừa hoặc quá thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình vận chuyển máu lên não, gây ra các triệu chứng rối loạn tiền đình.
  • Tiền sử các bệnh như u não, viêm tai giữa, viêm dây thần kinh,… khiến hệ thần kinh xung quanh cơ quan tiền đình bị hoạt động sai lệch, dẫn đến sự mất cân bằng của cơ thể.
  • Các nguyên nhân khách quan khác như: môi trường sinh hoạt, làm việc thường xuyên quá ồn, thời tiết thay đổi đột ngột,… cũng ảnh hưởng đến sự tiếp nhận thông tin của cơ quan tiền đình.

Đối tượng nào có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình

Đối tượng nào có nguy cơ mắc rối loạn tiền đìnhĐối tượng nào có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình

Có khoảng 35% người lớn có độ tuổi trên 40 tuổi có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao, trong đó thì nữ giới có nguy cơ mắc cao hơn nam giới.

Người có độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc càng lớn. Nên lưu ý đến các đối tượng bị tăng huyết áp hoặc xơ vữa động mạch, có tiền sử bị chóng mặt sẽ dễ bị mắc đi mắc lại rối loạn tiền đình. Bên cạnh đó những người thường xuyên bị căng thẳng, chịu áp lực hay sinh hoạt, làm việc trong môi trường quá ồn, thời tiết khó chịu khi chuyển mùa cũng làm mắc rối loạn tiền đình.

Trên thực tế thì nhân viên văn phòng hay học sinh, sinh viên rất dễ mắc rối loạn tiền đình vì ngồi nhiều, ít vận động dẫn đến tắc nghẽn hoặc co thắt động mạch cột sống thân nền, thiếu máu lên não làm rối loạn tiền đình.

Cách chữa rối loạn tiền đình hiệu quả tại nhà

Rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Thực phẩm nhiều chất xơ

Bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đìnhBổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

Chất xơ trong các loại thực phẩm sẽ giúp hỗ trợ quá trình làm việc của hệ tiêu hóa, đồng thời tăng cường sức đề kháng và từ đó hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình. Thông thường, chất xơ sẽ tập trung trong nhiều loại trái cây, củ hoặc các rau có màu xanh lá đậm như măng tây, đậu bắp, bí đỏ, bưởi,…

Thực phẩm nhiều axit folic

Bổ sung các thực phẩm nhiều axit folic giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đìnhBổ sung các thực phẩm nhiều axit folic giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

Axit folic là một loại khoáng chất giúp cải thiện sức khỏe của hệ thần kinh và đặc biệt là cơ quan tiền đình rất hiệu quả. Bạn có thể bổ sung thêm axit folic từ các loại thực phẩm như đậu trắng, đậu phộng, cam, bánh mì, rau chân vịt,…

Thực phẩm nhiều vitamin B6

Bổ sung các thực phẩm nhiều vitamin B6 giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đìnhBổ sung các thực phẩm nhiều vitamin B6 giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong việc giúp hệ thần kinh trung ương được hoạt động bình thường, đồng thời có tác dụng suy giảm các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân rối loạn tiền đình như chóng mặt, buồn nôn,… Thông thường, vitamin B6 sẽ có nhiều trong các loại thực phẩm như quả bơ, chuối, táo, hạnh nhân, ngũ cốc,…

Thực phẩm nhiều vitamin C

Bổ sung các thực phẩm nhiều vitamin C giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đìnhBổ sung các thực phẩm nhiều vitamin C giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

Vitamin C không chỉ có công dụng tăng sức đề kháng của bệnh nhân mà còn đặc biệt hiệu quả trong việc làm suy giảm các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu,… Do thế, người mắc chứng rối loạn tiền đình nên bổ sung vitamin C từ các loại thực phẩm như chanh, dứa, kiwi, ớt chuông, cà chua,…

Thực phẩm nhiều vitamin D

Bổ sung các thực phẩm nhiều vitamin D giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đìnhBổ sung các thực phẩm nhiều vitamin D giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc làm suy giảm tình trạng tình trạng xơ cứng tai – một triệu chứng rất thường thấy ở các bệnh nhân bị rối loạn tiền đình. Do thế, để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân nên bổ sung vitamin D từ các thực phẩm như các loại đậu, sữa, trứng, cá, thịt gà, thịt bò, thịt heo,…

Rối loạn tiền đình nên sinh hoạt như thế nào?

Việc duy trì nếp sinh hoạt khoa học không chỉ giúp cơ thể thêm dẻo dai, khỏe mạnh mà đồng thời còn làm suy giảm các triệu chứng của rối loạn tiền đình lâu dài, hiệu quả, cụ thể là các thói quen sinh hoạt sau:

Tập thể dục và các bài tập chuyên môn giúp điều trị rối loạn tiền đìnhTập thể dục và các bài tập chuyên môn giúp điều trị rối loạn tiền đình

Tập thể dục hằng ngày: Để duy trì nhịp thở và tăng độ cân bằng của cơ thể, bạn nên tập luyện các bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, dưỡng sinh, yoga,…

Tập các bài dành riêng cho bệnh rối liệu tiền đình: Các bài tập như mở và nhắm mắt, hạ và nâng gót chân, đi lại nhẹ nhàng trong phòng,… cũng sẽ hỗ trợ điều trị việc chữa rối loạn tiền đình rất tốt.

Không đổi tư thế cơ thể quá nhanh: Để cơ thể không bị mất cân bằng, bạn cần hạn chế tối đa việc đứng lên hay ngồi xuống đột ngột vì như thế có thể khiến bạn bị chóng mặt, ngất xỉu,…

Kê gối ngủ cao vừa phải: Nhằm khiến máu lưu thông tốt hơn, bạn nên để gối cao ở mức độ vừa phải, từ đó hạn chế được tình trạng tắc nghẽn mạch máu, cơ thể thiếu oxy, khó thở hay mặt mày bị xây xẩm.

Có chế độ ngủ nghỉ hợp lý giúp điều trị rối loạn tiền đìnhCó chế độ ngủ nghỉ hợp lý giúp điều trị rối loạn tiền đình

Không ngồi quá lâu: Sau 1 – 2 tiếng, bạn nên thay đổi hướng nhìn hoặc đứng dậy, đi lại nhẹ nhàng trong phòng để hệ thần kinh không bị căng thẳng.

Có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý: Đối với một người trưởng thành thông thường, bạn cần ăn một ngày 3 bữa và ngủ đủ 7 – 9 giờ/ngày nhằm giúp cơ thể không bị kiệt sức. Ngoài ra, khi cảm thấy chóng mặt hay cơ thể bị mất thăng bằng, bạn nên dừng mọi việc đang làm để ngồi hoặc nằm xuống và nghỉ ngơi.

Cách chữa rối loạn tiền đình bằng phương pháp tự nhiên

Tuy không phải sử dụng đến bất kỳ loại thuốc nào, các phương pháp này vừa sẽ giúp cơ thể bạn được thư giãn, vừa đồng thời giúp chữa trị rối loạn tiền đình hiệu quả, an toàn, điển hình là các phương pháp sau đây:

Bấm huyệt vùng trán

Bấm huyệt vùng trán giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đìnhBấm huyệt vùng trán giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

Để massage và bấm huyệt cho vùng trán của bệnh nhân, bạn có thể tiến hành theo các bước sau:

Bước 1 Đầu tiên, bạn dùng tay ấn vào huyệt ở giữa 2 lông mày, sau đó miết dần với lực tay vừa phải lên trên đầu rồi sang 2 bên thái dương.

Bước 2 Nghiêng nhẹ đầu bệnh nhân qua 1 phía, tiếp theo bạn tiến hành bấm huyệt từ giữa trán và miết sang thái dương theo bên thuận với chiều mặt, đưa ngón tay lên và vòng qua vành tai để xuống cổ.

Bước 3 Cho bệnh nhân nghiêng đầu sang bên kia và bấm huyệt như các thao tác vừa nãy.

Bước 4 Cuối cùng, bạn thực hiện lại toàn bộ các thao tác trên khoảng 20 – 30 lần tùy theo mức độ đau của bệnh nhân ở vị trí này, từ đó có thể giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, thoải mái.

Bấm huyệt vùng đầu

Bấm huyệt vùng đầu giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đìnhBấm huyệt vùng đầu giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

Để massage và bấm huyệt cho vùng đầu của bệnh nhân, bạn có thể tiến hành theo các bước sau:

Bước 1 Đầu tiên, bạn vừa dùng 5 ngón tay của mình chải đầu cho bệnh nhân theo chiều ngang, dọc giống như 1 chiếc lược, vừa kéo nhẹ nhàng chân tóc ra phía ngoài.

Bước 2 Sau đó, bạn dùng đầu ngón tay gõ nhẹ quanh vùng đầu và vùng trán của bệnh nhân.

Bước 3 Bạn đan các ngón của 2 bàn tay với nhau rồi tiến hành vỗ quanh vùng trán xuống thái dương trong khoảng 3 phút, sau đó chuyển sang vỗ quanh đầu.

Bấm huyệt vùng ổ mắt

Bấm huyệt vùng trán ổ mắt hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đìnhBấm huyệt vùng trán ổ mắt hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

Để massage và bấm huyệt cho vùng ổ mắt của bệnh nhân, bạn có thể tiến hành theo các bước sau:

Bước 1 Đầu tiên, bạn ấn nhẹ và giữ 2 đầu của ngón tay 2 bên tại vùng hốc mắt trong khoảng 10 giây.

Bước 2 Sau đó, bạn kéo xéo ngón tay lên trên sao cho cách đuôi chân mày tầm 1cm rồi dần tiến lên 2 bên đỉnh đầu. Đồng thời, bạn cần lưu ý khi kéo ngón tay, ngón sẽ di chuyển theo đường xéo thẳng từ hốc mắt cho đến đỉnh đầu.

Bước 3 Cuối cùng, bạn thực hiện lại toàn bộ các thao tác trên khoảng 20 – 30 lần tùy theo mức độ đau của bệnh nhân ở vị trí này, từ đó có thể giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, thoải mái.

Bấm huyệt vùng tai

Bấm huyệt vùng tai giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đìnhBấm huyệt vùng tai giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

Để massage và bấm huyệt cho vùng tai của bệnh nhân, bạn có thể tiến hành theo các bước sau:

Bước 1 Đầu tiên, bạn ấn và giữ ngón tay tại vùng đuôi mắt ở bên sao cho cách đuôi mắt tầm 2cm.

Bước 2 Bạn di chuyển ngón tay đến vùng tai rồi ấn và giữ vành tai trong khoảng 10 giây, sau đó bạn ấn vào vùng giữa đầu và miết ngón tay lên xuống ở vùng trước và sau vành tai.

Bước 3 Cuối cùng, bạn thực hiện lại toàn bộ các thao tác trên khoảng 20 – 30 lần tùy theo mức độ đau của bệnh nhân ở vị trí này, từ đó có thể giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, thoải mái.

Thực hiện bài tập vẩy tay

Thực hiện bài tập vẩy tay giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đìnhThực hiện bài tập vẩy tay giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

Để giúp cơ thể thải bỏ độc tố và khí huyết lưu thông, bạn có thể thực hiện bài tập vẩy tay này 2 lần/ngày, mỗi lần tập khoảng 30 phút vào thời điểm sau khi ăn no. Cụ thể, bài tập sẽ được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1 Đầu tiên, bạn khép kín miệng, lưỡi cong lên sao cho đụng nướu của răng hàm trên và 2 mắt nhìn phía trước.

Bước 2 Đứng thẳng lưng, 2 chân mở rộng ngang vai, 10 đầu ngón chân khép chặt trên mặt đất, đồng thời bạn phải căng vùng đùi, bắp chân và giữ cho xương mông thẳng.

Bước 3 Tiếp theo, bạn giơ tay lên cao trước mặt với một góc khoảng 30 độ so với thân, 2 bàn tay giữ cho song song với mặt đất, các ngón tay khép kín và hơi khum lại.

Bước 4 Sau đó, bạn thả lỏng tay và vẩy mạnh 2 cánh tay ra sau một góc 60 độ so với thân. Đồng thời khi vẩy tay, bạn cần giữ chặt phần thân dưới, đánh tay mạnh và làm hết sức mình thì mới được tính là 1 lần vẩy tay.

Ngâm chân với trà thảo dược

Ngâm chân với trà thảo dược giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đìnhNgâm chân với trà thảo dược giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

Chân là bộ phận chứa rất nhiều huyệt đạo. Do thế, bệnh nhân bị rối loạn tiền đình nên ngâm chân khoảng 30 phút/ngày để cải thiện chất lượng giấc ngủ, suy giảm hiện tượng cục máu đông, giúp lưu thông khí huyết, thải độc tố, chữa hôi chân và nhiều triệu chứng bệnh khác.

Ngoài ra, bạn nên ngâm chân vào khoảng 9 giờ tối hoặc cách bữa ăn khoảng 1 giờ, sử dụng nước ngâm chân là các loại trà tự nhiên như trà xanh, trà gừng, trà hoa cúc hoặc thậm chí là nước ấm thường ở nhiệt độ khoảng 45 độ C, chậu ngâm chân là loại chậu gỗ, đồng thời vừa ngâm vừa massage chân để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cách phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình

Cách phòng tránh bệnh rối loạn tiền đìnhCách phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình

Sau đây là một số cách phòng tránh rối loạn tiền đình mà Bách hoá XANH tổng hợp được:

  • Hãy luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày. Nếu bạn là nhân viên văn phòng, công việc ngồi nhiều một chỗ bên máy tính thì làm khoảng 2 tiếng bạn nên đứng lên, vận động các nhóm cơ, đặc biệt là vùng cổ và gáy.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Tránh xa những âu lo, căng thẳng.
  • Không đọc sách, báo hay xem điện thoại khi ngồi trên ô tô.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Không đứng lên ngồi xuống, quay cổ quá đột ngột.

Một số câu hỏi thường gặp về rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp?

Rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp?Rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp?

Nếu bạn nằm gối quá cao sẽ làm cong đột sống cổ, tắc hẹp mạch máu, lưu thông máu kém làm cho bên rối loạn tiền đình thêm nặng.

Ngược lại, khi kê gối thấp quá thì khi ngủ, bạn trở mình hay đổi thế ngủ đột ngột sẽ gây cảm giác chóng mặt.

Tóm lại, tốt nhất hãy để gối nằm vừa phải khi bị rối loạn tiền đình.

Bị rối loạn tiền đình khi nào nên gặp bác sĩ?

Bị rối loạn tiền đình khi nào nên gặp bác sĩ?Bị rối loạn tiền đình khi nào nên gặp bác sĩ?

Khi có dấu hiệu của bệnh, bạn đều nên đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chứng rối loạn tiền đình là bệnh lý liên quan đến thần kinh và tai mũi họng. Vì thế khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh như chúng tôi đề cập bên trên, bạn có thể đến thăm khám và điều trị tại chuyên khoa Nội thần kinh hoặc Tai Mũi Họng của các cơ sở y tế uy tín.

Trên đây là các cách chữa rối loạn tiền đình đơn giản, an toàn và hiệu quả tại nhà. Hy vọng với bài viết này của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn, bạn sẽ có thể hạn chế được các triệu chứng khó chịu của hiện trạng này cũng như giúp bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn nhé!

Nguồn: Sức khỏe và đời sống

Mua ngay khẩu trang tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để bảo vệ sức khỏe bản thân

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *