Bạn đang xem bài viết: Rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao? Biện pháp an toàn cho bé tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Khi vệ sinh mũi cho bé, bố mẹ thường sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch bên trong. Tuy nhiên, vẫn có không ít phụ huynh thắc mắc rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu cách khắc phục khi xảy ra tình trạng này nhé!
1 Dấu hiệu khi rửa mũi bị nước vào tai
Với các bé sơ sinh, vì lúc này bé chưa thể nói được, nếu không may khi rửa mũi nước chảy vào tai, bé sẽ có phản ứng quấy khóc ngay lập tức. Về sau, bé sẽ không chịu bú sữa cũng như ăn không ngon miệng, khó ngủ do ù tai, đau tai. Nếu không xử lý kịp, bé có thể không phản ứng tốt với âm thanh như bình thường.
Với các bé đã biết nói, thì khi ấy bé sẽ phản ứng bằng cách nói đau tai, ù tai hay sẽ nghe thấy những tiếng động lạ không rõ từ đâu ra. Hoặc bé sẽ nói ra những cảm giác khi nước vào tai cho mẹ biết.
Ngoài ra, mẹ có thể thấy một số biểu hiện nghiêm trọng hơn do nước vào tai như bé hay kéo tai, chà tai do ngứa, dùng tay để ngoáy, đau nhức tai,… Nhiều trường hợp xấu hơn như có dịch vàng, sốt cao, nôn ói, tiêu chảy,… Nếu có những biểu hiện này, mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị.
Nước vào tai khi rửa mũi sẽ khiến bé đau nhức và ù tai
2 Rửa mũi bị nước vào tai gây tác hại gì?
2.1 Giảm chức năng tai
Khi rửa mũi bị nước vào tai quá nhiều lần sẽ khiến chức năng nghe của bé bị suy giảm. Khi đó, tình trạng bị ù tai sẽ xảy ra khiến bé luôn có cảm giác như có vật cản trở trong tai, âm thanh như bị nghẹt, không nghe rõ và không phản ứng kịp thời với âm thanh, tiếng động xung quanh.
Chức năng tai của bé sẽ suy giảm khi rửa mũi nước vào tai quá nhiều lần
2.2 Bé bị đau tai
Việc rửa mũi sai cách làm nước chảy vào tai có thể làm bé bị đau tai và cảm thấy sợ hãi. Về sau, bé sẽ hình thành phản xạ kháng cự, không hợp tác mỗi khi rửa mũi. Lúc đó bé sẽ gào thét hay quấy khóc, khiến cho việc rửa mũi thêm khó khăn và không có hiệu quả.
Bé bị đau tai nếu mẹ vệ sinh mũi và tai không đúng cách
2.3 Sức khỏe của bé giảm sút
Nếu tình trạng nước vào tai khi rửa mũi xảy ra liên tục sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc nhiều, chán ăn, bỏ bú,… Từ đó sẽ làm cho sức khỏe của bé giảm sút, nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.
Bé sẽ khó chịu, chán ăn, sức khỏe giảm sút nếu không xử lý kịp thời nước vào tai khi rửa mũi
2.4 Có thể dẫn đến viêm tai giữa
Tai – mũi – họng có liên quan tới nhau, khi rửa mũi không đúng cách, nước sẽ bị đẩy lên và đọng lại trong tai, gây viêm tai. Trong khi rửa mũi cho bé, nếu bé kêu đau tai hoặc phản kháng mạnh đồng thời mẹ có thể quan sát thấy mủ vàng xuất hiện trong tai, có mùi hôi, đây chính là dấu hiệu của viêm tai giữa.
Viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như hỏng màng nhĩ, mất thính lực,… Từ đó sẽ gây ra tình trạng chậm nói, khó khăn trong việc biểu đạt cảm xúc. Viêm tai giữa lâu ngày dễ khiến bé mắc các bệnh lý nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi,…
Nước vào tai nếu không xử lý kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến viêm tai giữa
3 Rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao?
Nếu mẹ vẫn đang thắc mắc rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao để có thể xử lý, trước hết mẹ phải thật bình tĩnh và thực hiện những cách sau:
- Mẹ nên đặt nghiêng bé sang bên tai có nước để nước trong tai có thể chảy bớt ra ngoài. Nhẹ nhàng kéo phần trái tai của bé xuống để giúp nước dễ dàng chảy ra hơn.
- Sau khoảng một vài phút, mẹ quan sát thấy nước đã chảy ra ngoài thì hãy dùng khăn mềm thấm nước và lau khô phần ngoài tai cho bé.
- Với những bé từ 2 tuổi trở lên, mẹ hãy yêu cầu bé ngáp hoặc cho bé nhai thức ăn, đồng thời kết hợp với nghiêng đầu sang bên tai có nước để nước có thể chảy ra ngoài.
Đặt nghiêng bé để nước trong tai chảy ra bớt khi rửa mũi bị nước vào tai
Cấu tạo của tai vốn dĩ có cấu trúc tự cân bằng, nếu có tác động của nước chảy vào khi rửa mũi, do vậy tình trạng khó chịu sẽ nhanh chóng mất đi, mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp mẹ không nên tự xử lý, điều trị mà không có sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Các trường có thể gặp như:
- Sau khi đã làm cho nước chảy ra khỏi tai và lau khô một thời gian nhưng bé vẫn quấy khóc liên tục, chán ăn, bỏ bú.
- Bé vẫn bị ù tai kéo dài, khi mẹ gọi hoặc có tiếng động bé không có bất kỳ phản ứng nào.
- Bé thường xuyên kéo giật tai của mình và tác động mạnh vào tai.
- Bé luôn cảm thấy ngứa ngáy trong tai, phần trong tai của bé sẽ đỏ lên.
- Bé sẽ có các triệu chứng sốt, mẹ quan sát thấy có mủ vàng hoặc xanh xuất hiện trong tai bé và có mùi hôi.
Khi bé có triệu chứng như sốt, đau tai kéo dài mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám
4 Cách rửa mũi để nước không vào tai bé hiệu quả
Mẹ đặt bé nghiêng sang một bên với tư thế mông cao hơn đầu, chèn một miếng khăn mặt mềm ở cổ bé để thấm nước bị chảy ra ngoài. Dùng một tay giữ nhẹ đầu bé và sử dụng dụng cụ rửa mũi chuyên dụng đặt vào cửa mũi và bóp nhẹ 1 – 2 giọt dung dịch rửa mũi vào mũi của bé.
Sau khoảng 1 – 2 phút, chất dịch nhầy sẽ loãng ra, mẹ dùng dụng cụ hút mũi cho bé để hút dịch. Sau đó, lau sạch các phần nước cùng với dịch mũi còn sót lại. Trong trường hợp dịch mũi có màu vàng, xanh, mẹ nên thực hiện rửa mũi cho bé nhiều lần cho đến khi thấy nước rửa trong hơn.
Khi rửa mũi cho bé, nếu mẹ sử dụng chai rửa mũi dạng xịt, hãy lựa chọn loại có đầu tiếp xúc tròn, mềm để tránh làm xước da bé. Khi đó, mẹ hãy xịt mạnh liên tiếp vài cái, vào từng bên mũi một. Do bé chưa biết xì mũi nên mẹ hãy dùng dụng cụ hút mũi để hút sạch dịch nhầy.
Dụng cụ hút mũi Pigeon có vòi hút K559
5 Sử dụng dung dịch rửa mũi nào an toàn cho bé?
Khi lựa chọn dung dịch rửa mũi cho bé, mẹ nên chọn mua những sản phẩm có độ tinh khiết cao và an toàn cho bé vì trẻ thường nhạy cảm với những thành phần hóa học. Các sản phẩm đó cần phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chọn mua ở những nơi uy tín để không mua phải hàng giả, hàng nhái.
Để tránh mua phải hàng giả kém chất lượng, mẹ có thể lựa chọn cửa hàng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để mua các sản phẩm nước muối sinh lý hay dụng cụ hút mũi chính hãng 100%. Bên cạnh đó, mẹ còn có thể hưởng những chính sách mua sản phẩm tốt nhất tại cửa hàng.
- Cam kết 100% sản phẩm chính hãng.
- Giao hàng thu tiền hoặc thanh toán online qua nhiều phương thức.
- Hỗ trợ hướng dẫn, tư vấn qua tổng đài miễn phí 1900.866.874 (7:30 – 22:00).
(Chính sách trên được cập nhật vào ngày 26/10/2022 và có thể thay đổi theo thời gian. Bạn có thể xem thông tin mới nhất tại đây.)
Nước muối sinh lý vệ sinh mắt mũi Fysoline 5 ml (hộp 40 ống)
- Nước muối sinh lý là gì? Thành phần, công dụng và lưu ý khi sử dụng
- Cách sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh đúng cách, an toàn nhất
- Rửa mặt bằng nước muối sinh lý có tốt không? 3 công dụng của nước muối
Qua bài viết này hy vọng sẽ giúp bạn hiểu được cách vệ sinh mũi bé yêu của mình một cách an toàn nhất, cũng như cách xử lý, tránh những tổn thương cho bé. Nếu có bất cứ thắc thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ tổng đài 1900.866.874 hoặc trang web của avakids.com để được giải đáp và hỗ trợ mua hàng nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao? Biện pháp an toàn cho bé của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.