Hiện nay, để vận hành một hệ thống công nghệ thông tin của một doanh nghiệp thì đều cần phải có một server ổn định và mạnh mẽ để kết nối các máy tính lại với nhau. Vậy bạn đã biết server là gì chưa? Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
1Server là gì?
Server – máy chủ là một máy tính hoặc một hệ thống các máy tính có thiết kế với nhiều tính năng vượt trội, sử dụng các hệ điều hành, phần mềm khác biệt so với những máy thông thường. Các máy chủ có khả năng lưu trữ và xử lý một lượng thông tin cực lớn.
Các máy chủ có chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin do các máy khách (Client) gửi hoặc tải về. Tất cả những ứng dụng, website, trò chơi… trên internet đều phải thông qua một server (máy chủ) mới có thể vận hành được.
Server có thể hiện diện khắp mọi nơi và chính chúng ta đang sử dụng hàng ngày. Bởi tất cả những ứng dụng, website, hay hệ thống máy tính nội bộ trong một công ty muốn kết nối và hoạt động được đều phải thông qua một server cụ thể nào đó.
Vì vậy, server cũng là nền tảng của các dịch vụ trên internet. Khi bạn truy cập vào mạng máy tính ở công ty, lướt web, tải ứng dụng, hay chơi game trên internet… thì tức là máy tính hoặc smartphone của bạn đang kết nối với một server.
2Phân loại Server
Theo phương pháp xây dựng một hệ thống máy chủ
- Máy chủ vật lý (Dedicated Server): là những máy chủ sử dụng phần mềm chuyên biệt, chúng có thể có nhiều CPU, nhiều thanh RAM và sử dụng loại ổ cứng có dung lượng cực lớn đến vài trăm TB. Các hãng sản xuất máy chủ nổi tiếng gồm: IBM, HP, Dell…
- Máy chủ ảo (VPS): là những loại máy chủ được xây dựng bằng phương pháp ảo hóa, tạo ra nhiều máy ảo từ một máy chủ vật lý. Các máy chủ ảo này sử dụng nguồn dữ liệu từ máy chủ vật lý, chúng cũng có chức năng tương tự hoặc có thể bị hạn chế một phần so với các máy chủ vật lý.
Theo chức năng
Database servers (máy chủ cơ sở dữ liệu): là một máy chủ có chức năng lưu trữ các loại website, các dữ liệu, thông tin… Các máy chủ này được cài đặt các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu, để quản lý và phản hồi các kết quả tìm kiếm trên máy khách (người dùng).
File servers (máy chủ file): là một máy tính chủ kết nối mạng, chúng cung cấp không gian để người dùng lưu trữ cũng như chia sẻ các loại tài liệu (văn bản, âm thanh, hình ảnh). Các máy chủ file có thể lưu trữ các loại file như: Google Drive, Dropbox hay Microsoft One Drive.
Mail servers (Máy chủ mail): là một hệ thống máy chủ có chức năng gửi và nhận thư điện tử (email), chúng có cấu hình riêng theo tên của các đơn vị sử dụng (ví dụ như tên doanh nghiệp). Loại máy chủ này có khả năng khôi phục dữ liệu cao, đảm bảo được tính an toàn.
Print servers (máy chủ in): là một phần mềm hoặc một thiết bị mạng có nhiệm vụ gửi và quản lý các loại dữ liệu chờ được in. Nói cách khác, máy chủ in là một đường trung gian, giúp kết nối máy tính với máy in một cách nhanh chóng nhất.
Web servers (máy chủ web): là một hệ thống lưu trữ nhiều trang web khác nhau. Máy chủ web được kết nối internet có tốc độ đường truyền cao, cung cấp quyền truy cập vào các trang web cho các máy khách khi người dùng tìm kiếm thông tin trên mạng.
Game servers (máy chủ trò chơi): là một hệ thống máy chủ được sử dụng để lưu trữ dữ liệu của game, mã nguồn, các chương trình liên quan đến trò chơi đó. Máy chủ này có nhiệm vụ truyền dữ liệu đến các máy khách, đảm bảo hiển thị các phiên bản game chính xác nhất cho người chơi.
Application servers (máy chủ ứng dụng): là máy chủ có chức năng cung cấp các ứng dụng cho các thiết bị như máy tính, laptop, smartphone…thông qua internet. Loại máy chủ này còn có thể cung cấp môi trường để nhiều ứng dụng hoạt động cùng lúc.
3Vai trò của Server
Loại server | Vai trò |
Database servers (máy chủ cơ sở dữ liệu) | Cung cấp tính năng kiểm soát truy cập, với nhiều tính năng bảo mật thông tin người truy cập hơn. Ngoài ra, Database servers còn tạo môi trường giúp cho nhiều người dùng có thể truy cập cơ sở dữ liệu cùng một lúc. |
File servers (máy chủ file) |
Có vai trò cung cấp không gian lưu trữ dữ liệu để người dùng tải lên, đồng thời cung cấp các dữ liệu có sẵn khi cần thiết. Các dữ liệu này có thể được giới hạn trong nội bộ thông qua mạng LAN hoặc mở rộng hơn với mạng internet. |
Mail servers (Máy chủ mail) |
Giúp người dùng gửi và nhận email qua internet với tên miền của công ty hay tổ chức. Đảm bảo an toàn cho thông tin với khả năng sao lưu tự động, cũng như hạn chế được các thư chứa nội dung spam hay virus. |
Print servers (máy chủ in) | Chia sẻ dữ liệu cần in cho một hoặc nhiều máy in khác nhau trong cùng hệ thống. Tránh được các rắc rối khi kết nối máy in, giúp tiết kiệm nhiều thời gian in ấn hơn. |
Web servers (máy chủ web) | Đóng vai trò lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin trên các website cho các máy tính cá nhân hay điện thoại, laptop… liên tục 24/24 thông qua mạng LAN hoặc internet. |
Game servers (máy chủ trò chơi) | Cung cấp dữ liệu cũng như môi trường nhằm giúp người dùng có thể sử dụng máy tính cá nhân hoặc những thiết bị khác để chơi các game trên website. |
Application servers (máy chủ ứng dụng) | Đóng vai trò như một phương tiện lưu trữ và cung cấp dữ liệu cho các ứng dụng. Giúp cho các ứng dụng có thể được nâng cấp và cập nhật khi cần thiết, phù hợp với nhu cầu sử dụng. |
4Lợi ích khi sử dụng máy chủ
Vì máy chủ là nền tảng cốt lõi của tất cả những hoạt động trên internet, nên khi các cá nhân hay doanh nghiệp sử dụng máy chủ sẽ nhận được khá nhiều lợi ích như:
- Dễ dàng tìm kiếm và truy xuất dữ liệu: người dùng có thể dễ dàng truy cập vào kho dữ liệu của máy chủ ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào miễn là có kết nối internet. Bởi vì các dữ liệu luôn được quản lý và lưu trữ bởi một máy chủ nhất định.
- Bảo mật dữ liệu tối ưu: các máy chủ được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến, bảo vệ thông tin an toàn trước những cuộc tấn công mạng hoặc gặp các sự cố hư hỏng bất ngờ.
- Hoạt động liên tục 24/7, sở hữu hiệu năng mạnh mẽ: các máy chủ được trang bị linh kiện hiện đại, có hiệu năng cao, đảm bảo khả năng hoạt động bền bỉ. Bên cạnh đó, nhiều máy chủ còn có khả năng dự đoán trước sự cố sắp xảy ra để sớm khắc phục.
5Khi nào cần sử dụng máy chủ?
Máy chủ là một phần không thể thiếu để một hệ thống công nghệ thông tin hoạt động tốt, một số trường hợp cần dùng đến máy chủ như:
- Các doanh nghiệp có nhu cầu lưu trữ một lượng dữ liệu lớn, đồng thời phải đảm bảo được tính bảo mật và an toàn cho dữ liệu.
- Doanh nghiệp hay cá nhân muốn xây dựng và vận hành một website nặng, yêu cầu đường truyền ổn định, cũng như có mong muốn đặt máy chủ ở những trung tâm dữ liệu đạt chuẩn quốc tế.
- Khi các doanh nghiệp muốn mở rộng phần cứng để sử dụng thuận tiện hơn trong tương lai.
Xem thêm:
- Case máy tính là gì? Các loại case máy tính phổ biến cho người dùng ngày nay
- RAM Dual Channel là gì? Cách cắm RAM để chạy Dual Channel trên máy tính
- Các loại Mainboard máy tính thông dụng nhất trên thị trường
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn vừa gửi đến bạn bài viết giải thích server là gì. Nếu vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận để được hỗ trợ và tư vấn nhé !