Siêu hình là gì? Phương pháp luận siêu hình trong Triết học?

Siêu hình là gì? Phương pháp luận siêu hình trong Triết học?
Bạn đang xem: Siêu hình là gì? Phương pháp luận siêu hình trong Triết học? tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Phương pháp trong triết học là gì?

Các nghiên cứu thế giới quan:

Một vấn đề rất quan trọng mà triết học phải làm sáng tỏ là: các sự vật, hiện t­ượng của thế giới xung quanh ta tồn tại như­ thế nào? Các nhìn nhận triết học mang đến nghiên cứu và chứng minh trong vận động của thế giới. Giải thích và mang đến bản chất của sự vật, hiện tượng, các đặc điểm phát triển của chúng trong thế giới.

Vấn đề này có nhiều cách trả lời khác nhau, trong lý giải và chứng minh quan điểm. Tuy nhiên phải nhìn nhận tính toàn diện để thấy được bản chất thực tế của vận động, phát triển đối với sự vật, hiện tượng. Suy đến cùng đều quy về hai quan điểm chính đối lập nhau là biện chứng và siêu hình. Mang đến sự giải thích, chứng minh đối lập trong hình thành, quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

Khái niệm:

Phương pháp của triết học là phương pháp nhận thức thế giới hiện thực. Sử dụng các học thuyết và quan điểm để chứng minh các vấn đề của triết học. Trong lịch sử phát triển của triết học, đã tồn tại hai phương pháp nhận thức đối lập nhau: đó là phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình. Đặc điểm, bản chất của các phương pháp giúp ta thấy được sự thuyết phục về sự vận động, phát triển của sự vật.

Các phương pháp đối lập:

Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình trong lịch sử triết học chủ yếu về mặt nguyên tắc và phương pháp nhận thức thế giới khách quan. Các nguyên tắc và nhìn nhận thế giới, chứng minh các đặc điểm đúng với nguyên tắc.

Hai phương pháp này nhìn nhận thế giới quan với sự tác động, khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng. Không có phương pháp nào đúng hay sai, cả hai mang đến cho chúng ta nhìn nhận ở các khía cạnh khác nhau trong đặc điểm tồn tại của sự vật, hiện tượng. Cần phải phân biệt:

+ Một bên là phương pháp trừu tượng hoá tạm thời cô lập sự vật và hiện tượng khỏi mối liên hệ chung. Tách sự vật, hiện tượng khỏi sự vận động và phát triển để nghiên cứu chúng. Chỉ nhìn nhận đối với sự biến đổi, vận động và phát triển trong nội tại các sự vật đó.

+ Một bên là phép siêu hình với tư cách là thế giới quan của triết học. Mang đến các kết quả thay đổi độc lập, không có sự vận động phát triển trong bản thân sự vật. Thực hiện nhìn nhận và đánh giá sự vật trong tác động của điều kiện bên ngoài.

2. Siêu hình là gì?

Siêu hình trong triết học được hiểu là phương pháp nhận thức thế giới hiện thực. Các nội dung của phương pháp hướng đến đánh giá các yếu tố bên ngoài, các tác động dẫn đến biến đổi các sự vật, hiện tượng ban đầu.Pphép siêu hình với tư cách là thế giới quan của triết học. Nhìn nhận trong thế giới quan các tác động, các biến đổi và kết quả của sự vật mới sinh ra, cái cũ mất đi.

Phương pháp siêu hình với quan điểm cơ bản không nhìn nhận trong nội tại của sự vật, hiện tượng. Mọi sự vật và hiện tượng của thế giới vật chất đều tồn tại cô lập lẫn nhau, độc lập và không có liên hệ. Mỗi sự vật hiện tượng lại có sự khởi đầu, các tác động dẫn đến mất đi, sinh ra cái mới. Về mối liên hệ giữa sự vật hiện tượng: cái này ở bên cạnh cái kia và nó luôn ở trong trạng thái tĩnh. Như vậy, phương pháp siêu hình chứng minh không có sự vận động và phát triển bên trong bản thân sự vật.

Bản chất bên trong sự vật, hiện tượng:

Nếu như có thừa nhận sự phát triển đối với sự vật, hiện tượng thì chẳng qua chỉ là một quá trình tăng hoặc giảm về số lượng. Các bản chất trong biến đổi tính chất, mang đến tính giai đoạn không diễn ra. Số lượng không mang đến đặc điểm thay đổi về tính chất, chức năng của sự vật, hiện tượng. Cho nên bản chất của sự vật có sự nhìn nhận thế giới quan, thay vì chỉ đánh giá trong nội tại sự vật, hiện tượng.

Mặt khác, quan điểm này không thừa nhận mâu thuẫn bên trong bản thân các sự vật và hiện tượng. Từ đó mà chỉ thấy được sự vật trong tính chất, đặc điểm đặc trưng của nó. Thông qua các tác động bên ngoài, sự vật cũ sẽ biến đổi thành sự vật mới. Khi đó, các chức năng, đặc điểm sẽ thể hiện không giống như ban đầu.

3. Phương pháp luận siêu hình trong Triết học:

Phương pháp siêu hình đánh giá sự vật, hiện tượng trong thế giới quan. Là phương pháp xem xét những sự vật hiện tượng trong trạng thái đứng yên, không có sự chuyển động và tách rời nhau. Các sự vật tồn tại độc lập, không liên hệ với nhau. Khi đó, các sự vật không có biến đổi, thay đổi, vận động hay phát triển. Các yếu tố từ bên trong không được nhìn nhận, theo dõi. Cho nên bản thân sự vật, hiện tượng không có khả năng để thực hiện các biến đổi.

Phương pháp này cho người ta thấy được những sự vật một cách riêng biệt, không ràng buộc hay tác động lẫn nhau. Cũng như giữa chúng không có một mối liên quan nào với nhau. Khi đánh giá thế giới quan, cần dựa trên phương pháp luận siêu hình để thấy được tác động từ bên ngoài, dẫn đến biến đổi thành các sự vật, hiện tượng mới. Khi đó, sự vật hiện tượng cũ sẽ mất đi.

Phương pháp siêu hình là phương pháp:

+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, không phụ thuộc hay liên hệ với thế giới xung quanh. Tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác. Giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối. Không có các chuyển hóa hay quá trình biến đổi, vận động và phát triển. Chỉ có các tác động từ bên ngoài làm sự vật bị mất đi, sự vật mới được sinh ra.

+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại, ở tính chất độc lập tồn tại ở thế giới tự nhiên. Nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng. Nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng. Rõ ràng các đặc điểm, bản chất không được phân tích và nhìn nhận, khi cho rằng bản thân sự vật không có sự biến đổi hay vận động.

Như vậy,

Phương pháp siêu hình làm cho con người “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”.

Các bản chất được đánh giá trong tư duy nhìn nhận này tương đối hẹp. Khi chỉ nhìn cây mà không thấy rừng, con người không nhận định và đánh giá được mối liên hệ xung quanh của sự vật. Để có thể trở thành rừng, phải có rất nhiều cây với sự vận động, phát triển của các sự vật ấy.

Phương pháp siêu hình bắt nguồn từ chỗ muốn nhận thức một đối tượng nào trước hết con người cũng phải tách đối tượng ấy ra khỏi những mối liên hệ. Và thực hiện nhận thức nó ở trạng thái không biến đổi trong một không gian và thời gian xác định. Từ đó có thể đánh giá được chính xác bản chất của đối tượng. Cũng như đi sâu nghiên cứu đối tượng thay vì bị nhiễu loạn bởi các yếu tố xung quanh.

Tuy nhiên việc đánh giá không khách quan cũng không hoàn toàn mang đến hiệu quả. Song phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định. Thực hiện trong phân tích, đánh giá đối tượng ở trạng thái cô lập. Bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm. Hiện thực rất đa dạng, các liên hệ, ràng buộc và tác động luôn được thực hiện. Khi đó, bản chất biểu hiện của đối tượng phải được nhìn nhận toàn diện hơn.

Các nhược điểm trong phương pháp nhìn nhận này:

– Nhìn chung, quan điểm siêu hình có tính phiến diện, máy móc. Các nhìn nhận và thực hiện chứng minh quan điểm chưa phù hợp. Chỉ nhìn nhận sự vật trong nội tại mà không nhìn nhận các tác động từ nhiều yếu tố bên ngoài.

– Phương pháp siêu hình có phạm vi sử dụng hẹp. Chỉ được nhìn nhận và sử dụng khi muốn phân tích một sự vật, hiện tượng độc lập.

– Không thể giúp con người phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiện tượng. Bởi trên thực tế các mối liên hệ và ràng buộc rất đa dạng và phức tạp. Bản chất của sự vật cũng vì đó mà thay đổi, được nhìn nhận hiệu quả hơn.

– Trong việc nghiên cứu của khoa học tự nhiên, phải nhìn nhận ở các góc độ khác nhau. Cả nghiên cứu trong nội tại cùng với sự vận động, tác động hiển nhiên. Vấn đề phân chia thế giới hiện thực thành các thuộc tính, bộ phận, hệ thống tĩnh tại và tách rời nhau đều là những điều kiện cần thiết cho nhận thức khoa học. Cũng như mang đến bản chất, các nghiên cứu sâu trong nội tại sự vật. Nhưng sẽ không đúng, nếu từ đó rút ra kết luận cho rằng phép siêu hình là thế giới quan khoa học và đúng đắn nhất.

Cần phải nhìn sự vật ở nhiều góc độ khác nhau, liên kết các kiến thức để thấy được bản chất sự vật. Cùng với liên hệ, tác động, vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ:

Theo phương pháp luận siêu hình:

– Con người là do chúa trời tạo ra.

– Người ta tin rằng mưa là do thượng đế phái rồng phun nước. Hoặc hiện tượng mưa là do Ngọc hoàng sai Long Vương phun nước xuống hạ giới.

Tất cả đều được nhận định khác với bản chất của sự vật tồn tại trong tự nhiên. Bởi không đánh giá thông qua sự biến đổi, vận động và phát triển của sự vật.