Sơ đồ tư duy bài Bếp lửa ngắn gọn, dễ đọc dễ hiểu

Sơ đồ tư duy bài Bếp lửa ngắn gọn, dễ đọc dễ hiểu
Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy bài Bếp lửa ngắn gọn, dễ đọc dễ hiểu tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Bếp lửa là một trong những sáng tác hay và để đời của tác gỉa Bằng Việt. Tác phẩm đánh thức sự nhớ quê hương, tuổi thơ và gia đình của tác giả. Để giúp các bạn học sinh học tập tốt thì sau đây là sơ đồ tư duy hướng dẫn bài Bếp lửa ngắn gọn, dễ đọc dễ hiểu. Mời các bạn tham khảo nhé.

1. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm bài Bếp lửa của tác giả Bằng Việt:

1.1. Tác giả:

–  Tác giả Bằng Việt sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

– Thuộc lớp nhà thơ trẻ trưởng thành và phát triển trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

– Thơ Bằng Việt được nhân xét là có chất rất riêng biệt, trong trẻo, mượt mà, tràn đầy cảm xúc gợi những ước mơ tuổi trẻ.

– Sau khi tốt nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev. Liên Xô (nay là Đại học Quốc gia Kiev, thuộc Ukraina) vào năm 1965, Bằng Việt về Việt Nam, công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam.

1.2. Tác phẩm:

– Hoàn cảnh sáng tác:

+ Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài.

+ Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

– Bố cục:

 + Phần 1 (khổ thơ đầu): Hình ảnh bếp lửa đã gợi lên trong tác giả hình ảnh người bà vô cùng trìu mến và đáng kính của mình.

+ Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp): Những kí ức tuổi thơ ùa về của cháu và bà được tác giả miêu tả qua hình ảnh bếp lửa

+ Phần 3 (khổ thơ thứ 6): Những cảm xúc, dòng hồi tưởng  và suy ngẫm của người cháu về cuộc đời bà.

+ Phần 4 (khổ cuối): Dù mai này có trưởng thành, đi khắp nơi xứ sở nhưng cháu vẫn luôn hướng về bà, tình cảm bà cháu vẫn luôn hiện diện trong trái tim của người cháu.

– Gía trị nội dung: Bếp lửa được hiện lên qua những dòng hồi tưởng của người cháu khi mà đã trưởng thành. Bếp lửa gợi ra tình cảm bà cháu thiêng liêng, gắn bó giản dị, gần gũi và đáng mến. Đồng thời qua đó tác giả muốn thể hiện tấm lòng yêu thương vô hạn, kính trọng trìu mến và biết ơn vô vàn với người bà của mình cũng như đối với gia đình, quê hương, đất nước.

Nhưng nó điều gì khiến tác phẩm này trở thành một bức tranh đặc biệt, một tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Bằng Việt? Đó chính là cách tác giả thể hiện mối quan tâm chân thành và tình cảm đặc biệt đối với người bà và những kỷ niệm đáng nhớ. Trong “Bếp lửa,” chúng ta không chỉ thấy những bữa cơm ấm áp và mùi thơm quen thuộc từ những bữa ăn gia đình, mà còn cảm nhận được những giây phút chia sẻ, tận hưởng và học hỏi từ người bà.

Tác phẩm này không chỉ dừng lại ở một câu chuyện cá nhân mà còn trở thành một biểu tượng của tình yêu và lòng tri ân đối với gia đình, nơi mà những giá trị về tình thân và truyền thống được bảo tồn và thể hiện rõ ràng. “Bếp lửa” đánh thức sự nhớ về quê hương, nơi mà những hình ảnh và hương vị của tuổi thơ và gia đình là nguồn cảm hứng vĩnh viễn cho tác giả và người đọc. Tóm lại, “Bếp lửa” không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, mà còn là một lời tri ân đầy cảm xúc đối với những gì quý báu nhất trong cuộc đời của chúng ta: gia đình, quê hương và tình yêu đối với đất nước.

– Gía trị nghệ thuật:

+ Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.

+ Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.

2. Ý nghĩa nhan đề bài thơ Bếp lửa của tác giả Bằng Việt:

Trong nghệ thuật viết thơ, nhan đề của một tác phẩm không chỉ đơn giản là một cái tên, mà nó có thể là cửa sổ mở ra một thế giới tinh thần sâu sắc và có tầm quan trọng. Điều này đúng cho bài thơ “Bếp Lửa,” một tác phẩm vĩ đại đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển của văn học Việt Nam. Nhan đề này không chỉ là một tên gọi, mà là một biểu tượng của những giá trị văn hóa và truyền thống đậm đà của dân tộc.

Hình ảnh “bếp lửa” không chỉ là một phần trong cuộc sống hàng ngày của gia đình Việt, mà nó còn là biểu tượng của sự ấm áp và đoàn kết. Bếp lửa không chỉ đơn thuần là nơi nấu nướng, mà còn là nơi tạo ra những bữa cơm đầm ấm, là nơi mà gia đình sum họp và chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ. Hình ảnh bếp lửa này còn đại diện cho sự gắn kết trong xã hội làng quê, nơi mà nhiệt độ từ bếp lửa không chỉ ấm áp tinh thần mà còn bảo vệ cuộc sống và xua tan bóng tối. Như vậy, bài thơ “Bếp Lửa” không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là một tượng đài của sự kết nối văn hóa, gia đình, và xã hội. Nó là một bức tranh tinh tế về những giá trị truyền thống của Việt Nam, một lời ca ngợi cho tình yêu, ấm áp, và sự đoàn kết, và cũng là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của những giá trị này trong cuộc sống của mỗi người.

Nhà thơ đã tận dụng hình ảnh này để thể hiện sự kết nối mạnh mẽ giữa hình ảnh bếp lửa và ký ức về người bà đáng yêu. Đó là những ký ức về những ngày thơ ấu khó khăn nhưng đầy ấm áp, khi người bà chăm sóc và dạy dỗ. Hình ảnh người bà tần tảo, xuất hiện sớm hôm, là biểu tượng của tình yêu và quan tâm vô điều kiện từ người thân trong gia đình. “Bếp Lửa” không chỉ là một bức tranh hình ảnh mà còn là một hành trình qua thời gian và cảm xúc, nơi nhà thơ vén màn những ký ức và cảm xúc đáng quý. Bài thơ này đánh thức trong chúng ta sự thấu hiểu về tầm quan trọng của gia đình, nguồn gốc văn hóa, và những giá trị đích thực trong cuộc sống.

3. Sơ đồ tư duy tác phẩm Bếp lửa của tác giả Bằng Việt hay nhất và ấn tượng nhất:

Mở bài:

– Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt sáng tác năm 1963

– Bài thơ gợi lại những kỉ niệm về tình bà cháu, tình yêu quê hương

Thân bài:

– Hình ảnh bếp lửa gắn với những kỉ niệm vui buồn tuổi thơ

– Bếp lửa khơi dòng hoài niệm, khơi dòng cảm xúc

– Cuộc sống nhọc nhằn của hai bà cháu trước cách mạng

– Những suy ngẫm về cuộc đời bà và hình tượng bếp lửa

– Tình cảm thương yêu và biết ơn chân thành của người cháu dành cho bà của mình

Kết bài:

– Bài thơ Bếp lửa của tác giả Bằng Việt màn một ý nghĩa triết  lý sâu sắc

– Suy ngẫm của bản thân về tình cảm gia đình

Tình cảm gia đình là cơ sở của tình yêu quê hương

4. Sơ đồ tư duy tác phẩm Bếp lửa của tác giả Bằng Việt đơn giản và dễ học:

Mở bài:

– Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt sáng tác năm 1963

– Bài thơ gợi lại những kỉ niệm về tình bà cháu, tình yêu quê hương

Thân bài:

1. Tác giả

–  Tác giả Bằng Việt sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

– Thuộc lớp nhà thơ trẻ trưởng thành và phát triển trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

– Thơ Bằng Việt được nhân xét là có chất rất riêng biệt, trong trẻo, mượt mà, tràn đầy cảm xúc gợi những ước mơ tuổi trẻ.

– Sau khi tốt nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev. Liên Xô (nay là Đại học Quốc gia Kiev, thuộc Ukraina) vào năm 1965, Bằng Việt về Việt Nam, công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam.

2. Tác phẩm

– Hoàn cảnh sáng tác:

+ Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài.

+ Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

– Bố cục:

 + Phần 1 (khổ thơ đầu): Hình ảnh bếp lửa đã gợi lên trong tác giả hình ảnh người bà vô cùng trìu mến và đáng kính của mình.

+ Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp): Những kí ức tuổi thơ ùa về của cháu và bà được tác giả miêu tả qua hình ảnh bếp lửa

+ Phần 3 (khổ thơ thứ 6): Những cảm xúc, dòng hồi tưởng  và suy ngẫm của người cháu về cuộc đời bà.

+ Phần 4 (khổ cuối): Dù mai này có trưởng thành, đi khắp nơi xứ sở nhưng cháu vẫn luôn hướng về bà, tình cảm bà cháu vẫn luôn hiện diện trong trái tim của người cháu.

3. Gía trị nội dung: Bếp lửa được hiện lên qua những dòng hồi tưởng của người cháu khi mà đã trưởng thành. Bếp lửa gợi ra tình cảm bà cháu thiêng liêng, gắn bó giản dị, gần gũi và đáng mến. Đồng thời qua đó tác giả muốn thể hiện tấm lòng yêu thương vô hạn, kính trọng trìu mến và biết ơn vô vàn với người bà của mình cũng như đối với gia đình, quê hương, đất nước.

4. Gía trị nghệ thuật:

+ Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.

+ Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.

Kết bài:

– Bài thơ Bếp lửa của tác giả Bằng Việt màn một ý nghĩa triết  lý sâu sắc

– Suy ngẫm của bản thân về tình cảm gia đình