1. Sơ đồ tư duy Bếp lửa của Bằng Việt ngắn gọn:
* Tác giả
– Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Bằng Việt. Sinh năm 1941, quê ở xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Tây (nay là Hà Nội).
– Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà khai thác những kỉ niệm và ước mơ tuổi trẻ.
– Các tác phẩm chính của Bằng Việt gồm: Hương cây- Bếp lửa (1968); Những gương mặt những khoảng cách (1973); Bếp lửa- khoảng trời (1988)…
*Thể loại: Thơ tự do
* Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ Bếp lửa được Bằng Việt sáng tác năm 1963, khi ấy tác giả đang là sinh viên học luật ở Liên Xô.
* Bố cục: 4 phần:
– Phần 1: (Khổ 1): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng cảm xúc hồi tưởng về bà.
– Phần 2: (Khổ 2,3,4,5): Những kỷ niệm ấu thơ, hình ảnh bà và bếp lửa.
– Phần 3: (Khổ 6): Những suy nghĩ của tác giả về bếp lửa và cuộc đời bà.
– Phần 4: (Khổ 7): Nỗi nhớ của cháu về bà và bếp lửa.
* Giá trị nội dung
Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỷ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình quê hương đất nước.
* Giá trị nghệ thuật
Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi một kỷ niệm, cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
* Nội dung chính:
Luận điểm 1: Những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu
Luận điểm 2: Những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời của bà và hình tượng bếp lửa
Luận điểm 3: Nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi về người bà
Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩa tình, những năm tháng khó khăn mà hai bà cháu đã sống vơi nhau, những năm tháng mà hai bà cháu mình cùng chia nhau từng củ sắn, củ mì. “Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui”, “Nồi xôi gạo mới sẻ chung vui” của bà hay là lời răn dạy cháu luôn phải mở lòng ra với mọi người xung quanh, phải gắn bó với xóm làng, đừng bao giờ có một lối sống ích kỉ. “Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”. Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đầy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người.
2. Sơ đồ tư duy Bếp lửa của Bằng Việt ngắn gọn và dễ hiểu nhất:
* Hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài.
– Bài thơ được đưa vào tập “Hương cây – Bếp lửa” (1968). Đây là tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
* Bố cục
Gồm 4 phần:
Phần 1: Khổ thơ đầu. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về bà.
Phần 2: Từ “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói” đến “Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”. Những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà gắn với hình ảnh bếp lửa.
Phần 3. Tiếp theo đến “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”. Suy ngẫm về cuộc đời người bà.
Phần 4. Còn lại. Thực tại cuộc sống của người cháu.
* Thể thơ
Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác theo thể thơ tự do.
* Mạch cảm xúc
Mạch cảm xúc của bài thơ xuất phát từ hình ảnh bếp lửa gợi ra những kỉ niệm về những năm tháng sống cùng người bà. Từ những kỉ niệm, người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà, bộc lộ tình yêu thương dành cho bà. Mạch cảm xúc theo dòng thời gian từ quá khứ đến hiện tại, từ đó khẳng định tình yêu thương, kính trọng dành cho người bà mãi không thay đổi.
* Ý nghĩa nhan đề
“Bếp lửa” vốn là một sự vật rất quen thuộc ở làng quê Việt Nam. Trong bài thơ, hình ảnh “bếp lửa” được tác giả sử dụng trước hết mang ý nghĩa tả thực, là hình ảnh bếp lửa của bà, gắn bó với bà khi còn nhỏ. Nhưng ngoài ra, hình ảnh “bếp lửa” còn mang ý nghĩa biểu tượng cho tình cảm bà cháu thiêng liêng. Bếp lửa đã gợi lại những kỉ niệm về người bà trong những năm tháng tuổi thơ. Bếp lửa cũng đã nhen lên ngọn lửa của sức sống, của niềm tin, của ước mơ và tình yêu thương.
* Nội dung chính
Luận điểm 1: Nỗi niềm nhớ thương về người bà tần tảo, chịu thương, chịu khó
Luận điểm 2: Những suy ngẫm về cuộc đời bà và hình tượng bếp lửa
Tình bà cháu trong Bếp lửa của Bằng việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu được cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.
3. Sơ đồ tư duy Bếp lửa của Bằng Việt dễ hiểu:
* Giới thiệu về tác giả.
– Bằng Việt tên thật là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở Thạch Thất – Hà Tây, nay thuộc Hà Nội.Ông thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
– Trẻ trung, hồn nhiên, tài hoa là nét đặc sắc trong hồn thơ Bằng Việt. Sau tập thơ Hương cây – Bếp lửa in chung với Lưu Quang Vũ, ông có các tập thơ: Những khoảng trời, Đất sau mưa, Khoảng cách giữa lời.
– Các tác phẩm chính: Hương cây – Bếp lửa, Những gương mặt những khoảng trời, Đất sau mưa…
– Tác giả đã nhận được: giải Nhất văn học – nghệ thuật Hà Nôi 1967 với bài thơ Trở lại trái tim mình; giải thưởng chính thức về dịch thuật văn học quốc tế và phát triển giao lưu văn hóa quốc tế do Quỹ Hòa bình (Liên Xô) trao tặng năm 1982.
* Giới thiệu về tác phẩm.
– Bài thơ Bếp lửa được Bằng Việt sáng tác vào năm 1963 khi đang học đại học ở nước Nga, sau được in trong tập thơ Hương cây – Bếp lửa.
– Qua hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa và bàn tay nhóm lửa, tác giả thể hiện lòng thương nhớ, kính yêu và biết ơn của đứa cháu đi xa đồng thời nói lên tình yêu thiết tha đối với gia đình quê hương đất nước. Gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước.
– Nét đắc sắc về nghệ thuật là: sáng tạo hình tượng thơ “Bếp lửa” mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Giọng điệu và thể thơ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.
* Nội dung chính
Luận điểm 1: Bà là người chịu thương chịu khó, tần tảo hi sinh
Luận điểm 2: Bà là người phụ nữ nông thôn thuần hậu nhưng có bản lĩnh vững vàng, là chỗ dựa tinh thần cho con cháu
Luận điểm 3: Bà là người yêu thương, chăm sóc và dạy cháu lên người, nhóm lên trong cháu tình yêu thương, mơ ước và khát vọng về tương lai
Bếp lửa là lời tâm sự của người cháu ở nơi xa nhớ về bà của mình với những kỉ niệm về tình bà cháu, thể hiện sự kính yêu, suy ngẫm sâu sắc về bà. Mạch cảm xúc của bài thơ rất tự nhiên, đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm nâng lên thành suy ngẫm: hình ảnh bếp lửa gợi về những năm tháng tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh người bà với bao nỗi vất vả và tình yêu thương, trìu mến dành cho cháu; từ kỉ niệm, người cháu đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu cuộc đời bà, lẽ sống giản dị mà cao quý của bà và mong muốn gửi niềm nhớ thương sâu sắc về với bà.
THAM KHẢO THÊM: