Ngày nay, bất kể tất cả các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng nhà ở thương mại hay mua bán nhà, chung cư … về sau đều phải thông qua công chứng và lập vi bằng. Vậy sổ hồng công chứng vi bằng là gì? Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về sổ hồng công chứng vi bằng và có nên mua nhà công chứng vi bằng qua bài viết sau.
I. Sổ hồng công chứng vi bằng là gì?
Sổ hồng công chứng vi bằng là Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, hoặc các bất động sản được các tổ chức hành nghề công chứng, xác thực tính hợp pháp của giao dịch trên cơ sở xem xét vi bằng đã lập để ghi nhận sự thật khách quan về các giao dịch trên.
1. Sổ hồng là gì?
Sổ hồng, sổ đỏ hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, là những thuật ngữ chứng thư pháp lý để cơ quan Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là hợp pháp của người có quyền sử dụng các tài sản trên. (Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).
2. Công chứng vi bằng là gì?
Công chứng là việc xác thực, chứng nhận tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, đảm bảo tính chính xác, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch không trái với đạo đức xã hội trên các giấy tờ (bản dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt), theo quy định của pháp luật phải được công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng (theo Luật Công chứng năm 2014).
Vi bằng là một tài liệu bằng văn bản (có thể kèm theo hình ảnh, âm thanh hoặc video) ghi nhận lại chi tiết sự kiện, hành vi có thật một cách chi tiết trên thực tế do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức tại khoản 3 theo Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại.
Công chứng vi bằng chỉ có giá trị là bằng chứng ghi nhận các sự kiện đó xảy ra mà không ghi nhận tính hợp pháp của sự kiện hay hoạt động đó. Do đó, công chứng vi bằng không thể chứng minh được giá trị pháp lý của của các sự vật, sự kiện.
II. Xác định tính pháp lý của sổ hồng công chứng vi bằng
Ở phần này, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ làm rõ giá trị pháp lý của công chứng vi bằng. Theo như Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của vi bằng như sau:
- Văn bản vi bằng không thể thay thế văn bản chứng thực, văn bản công chứng hay bất kỳ văn bản hành chính nào khác
- Vi bằng là cơ sở, chứng cứ để cho tòa án xem xét giải quyết các vấn đề về hành chính và dân sự theo các quy định của pháp luật. Vi bằng cũng là căn cứ để cá nhân, các tổ chức hoặc cơ quan khác thực hiện giao dịch theo pháp luật quy định.
- Vi bằng sẽ có giá trị là bằng chứng, là chứng cứ để công nhận các hoạt động mua bán, giao dịch tài sản. Ngoài ra, vi bằng không phải là một thủ tục hành chính có khả năng đảm bảo giá trị cho tài sản.
III. Chi phí công chứng vi bằng và thủ tục chi tiết
1. Chi phí công chứng vi bằng mới nhất 2024
Theo quy định tại Điều 64 Nghị Định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì không có quy định rõ ràng cho chi phí lập vi bằng. Mỗi văn phòng thừa phát lại sẽ tự quyết định phí dịch vụ và tiến hành niêm yết công khai. Tuy nhiên, tuỳ vào nội dung công việc khách hàng yêu cầu lập vi bằng, thời gian, địa điểm,… mức chi phí công chứng vi bằng sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
Trường hợp |
Chi phí |
Lập vi bằng nhà đất |
3.000.000 – 5.000.000 |
Lập vi bằng kinh doanh |
3.000.000 – 5.000.000 |
Lập vi bằng ghi nhận hành vi trên mạng internet |
3.000.000 – 5.000.000 (nội dung ngắn) hoặc 10.000.000 – 20.000.000 (nội dung dài) |
Lập vi bằng thỏa thuận tài sản vợ chồng |
4.000.000đ đến 6.000.000đ |
Có thể bạn chưa biết: Thuế chuyển nhượng nhà đất cần phải nộp là gì?
2. Thủ tục công chứng vi bằng
Ngoài việc hiểu rõ khái niệm về công chứng vi bằng, bạn cần nắm được thủ tục khi công chứng vi bằng để tránh mắc phải thiếu sót. Công chứng vi bằng sẽ được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Yêu cầu lập vi bằng
Khi có nhu cầu lập vi bằng, hãy trực tiếp đến văn phòng “Thừa Phát Lại” để nộp yêu cầu. Sau đó, bạn sẽ được tư vấn hỗ trợ nộp các thông tin cần thiết và điền thông tin đầy đủ vào mẫu sẵn theo quy định.
- Bước 2: Thỏa thuận lập vi bằng
Sau khi xong yêu cầu lập vi bằng, văn phòng sẽ tiến hành lập thoả thuận và ký kết văn bản theo nội dung đã thống nhất giữa các bên và người lập sẽ cung cấp lại cho bên Thừa Phát lại đầy đủ thông tin, địa điểm, ngày giờ,…
- Bước 3: Tiến hành lập vi bằng
Quá trình lập vi bằng phải được Thừa phát lại chứng kiến trực tiếp, thực hiện và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và pháp luật. Việc ghi nhận hành vi, tiến trình trong công chứng vi bằng phải đảm bảo tính khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời bên thứ 3 làm chứng để lập vi bằng.
- Bước 4: Gửi vi bằng đến Sở Tư pháp
Pháp luật đã có quy định cụ thể trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ thời điểm kết thúc quá trình lập vi bằng, văn phòng Thừa phát lại sẽ phải gửi văn bản vi bằng và các tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp, là nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở, để đưa vi bằng vào sổ đăng ký.
Đồng thời, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được vi bằng từ văn phòng Thừa phát, Sở Tư pháp phải tiến hành vào sổ đăng ký vi bằng.
IV. Một số câu hỏi liên quan thường gặp
1. Mua bán nhà đất thông qua vi bằng là gì?
Mua bán nhà đất thông qua vi bằng là việc giao dịch mua bán giữa các bên xác lập với nhau bằng văn bản được gọi là vi bằng, được Thừa phát lại ghi nhận hành vi, sự kiện giao nhận các loại giấy tờ nhà đất, giao nhận tiền sau đó sẽ được Thừa phát lại đóng dấu. Vi bằng thực chất là nguồn chứng cứ khi các bên xảy ra tranh chấp tại Tòa.
2. Mua bán nhà đất thông qua vi bằng có giá trị pháp lý hay không?
Việc mua bán nhà đất thông qua vi bằng thực chất không có giá trị pháp lý. Đây chỉ là một hình thức lách luật, có thể bị tuyên án vô hiệu nếu phát sinh tranh chấp do văn bản đó không tuân thủ đúng quy định pháp luật về hình thức giao dịch.
Bởi một giao dịch mua bán, chuyển nhượng Quyền sử dụng đất phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể: Giao dịch mua bán nhà đất được xác lập thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và phải được công chứng thực theo yêu cầu của các bên dựa trên quy định pháp luật.
3. Điểm khác nhau giữa văn bản công chứng và vi bằng là gì?
Công chứng và vi bằng có những điểm khác nhau mà bạn sẽ không thể hình dung được. Sau đây là bảng tiêu chí mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã tổng hợp để bạn có thể phân biệt được công chứng và vi bằng:
Tiêu chí |
Văn bản công chứng |
Vi bằng |
Căn cứ |
Luật Công chứng |
Nghị định 08/2020/NĐ-CP |
Người lập |
Công chứng viên |
Thừa phát lại |
Định nghĩa |
Là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được Công chứng viên chứng nhận |
Là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức |
Giá trị pháp lý |
|
|
Phạm vi |
Động sản: Toàn quốc Bất động sản: Trong phạm vi tỉnh, thành phố Văn phòng/Phòng công chứng đặt trụ sở trừ công chứng:
|
Toàn quốc |
4. Rủi ro khi mua bán nhà đất thông qua vi bằng là gì?
Việc mua bán nhà đất thông qua vi bằng được cho là vô cùng rủi ro bởi thực hiện nhiều lần, nhiều người, chuyển nhượng hồ sơ, giấy tờ chưa có pháp lý đầy đủ và không đúng quy định. Nguy hiểm hơn, có nhiều chủ sở hữu tài sản vẫn lập vi bằng chuyển nhượng nhà, đất trong khi tài sản đã thế chấp ở ngân hàng, cầm cố hoặc chuyển nhượng cho người khác (bằng giấy viết tay).
Do đó, nếu người bán và người mua chỉ lập vi bằng mua bán nhà mà không tiến hành ký hợp đồng và công chứng, chứng thực, thì không đủ điều kiện để sang tên sổ đỏ. Trong trường hợp này nhà đất vẫn đứng tên chủ cũ mặc dù người mua dù đã trả đủ tiền nhưng vẫn không đủ điều kiện sang tên. Chính vì vậy, hiện nay phát sinh rất nhiều tranh chấp về không sang tên được nhà, không được phép sửa chữa, thế chấp nhà, đất.
Ngoài ra, nếu gặp phải một số trường hợp khác, người mua cũng có thể dễ mất trắng hoặc phải trải qua quy trình kiện tụng phức tạp và mất thời gian lẫn chi phí nhưng vẫn không thể đảm bảo có thể lấy lại số tiền đã giao dịch.
Lời kết
Trên đây là thông tin về sổ hồng công chứng vi bằng là gì và có nên mua nhà công chứng vi bằng mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã cung cấp để bạn có thể tham khảo.
Đừng quên truy cập truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn – trang rao vặt về nhà đất chuyên nghiệp, cung cấp dịch vụ môi giới đăng tin bất động sản chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Tại đây có các tin đăng mua bán nhà đất, cho thuê nhà đất và mua bán căn hộ giá rẻ uy tín toàn quốc.
Xem thêm: