So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật (Sinh học lớp 6)

So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật (Sinh học lớp 6)
Bạn đang xem: So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật (Sinh học lớp 6) tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Tế bào là gì?

Tế bào là một đơn vị cấu tạo cơ bản có chức năng sinh học của mọi sinh vật sống bao gồm cả con người. Tế bào trong các loài thực vật và động vật sẽ có những số lượng các tế bào khác nhau. Trong cơ thể của con người được tạo nên bởi hàng nghìn tỷ các tế bào khác nhau (hơn mười nghìn tỷ tế bào).

Đa số các tế bào của thực vật và động vật chỉ có thể nhìn thấy được dưới kính hiển vi, chúng có kích thước dao động từ 1 cho đến 100 micromet.

Các tế bào được xây dựng trong cấu trúc cơ thể con người tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm, sau đó chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành những dạng năng lượng và thực hiện các loại chức năng chuyên biệt. Tế bào cũng chứa các chất vật chất di truyền của cơ thể và có thể tự nhân lên các bản sao của chính mình.

2. Tế bào thực vật là gì?

Tế bào thực vật là tế bào nhân thực có ở thực vật (ở cây xanh, các loại sinh vật nhân thực quang hợp thuộc giới Plantae).

Trong một cơ thể sinh vật đa bào thì mỗi một tế bào bất kỳ sẽ những có khả năng phát triển thành một cá thể sinh vật hoàn chỉnh. Chúng có đầy đủ những đặc tính của toàn bộ lượng thông tin di truyền cần thiết của cả sinh vật đó, nếu gặp điều kiện phù hợp, thuận lợi thì mỗi tế bào riêng rẽ của một cơ thể đa bào có thể phát triển thành một cơ thể sinh vật hoàn chỉnh.

Tế bào thực vật rất đa dạng có những hình thái, cấu trúc, kích thước và chức năng khác nhau. Hình dạng của tế bào có thể là hình chữ nhật, hình sao, hình nhiều cạnh,… với kích thước trung bình của tế bào mô phân sinh thực vật bậc cao là từ 10 đến 30 micromet. Có được điều này là do sự có mặt của một thành tế bào cứng bao phủ lên các tế bào thực vật. Do vậy, tế bào thực vật có nhiều hình dạng khác nhau so với tế bào động vật.

Tế bào thực vật bao gồm các vách tế bào tiểu chứa cellulose, các hemicellulose và pectin, màng sinh chất, có không bào, các chất tế bào và nhân, lục lạp và các thành phần khác.

Do sự có mặt của lục lạp mà khi chúng ta quan sát các tế bào thực vật dưới kính hiển vi ánh sáng thì các tế bào này có màu xanh lục. Thực vật là sinh vật quang dưỡng do vậy chúng thực hiện quá trình quang hợp. 

3. Tế bào động vật là gì?

Tế bào động vật là một tế bào nhân thực không có thành tế bào, nó có nhân thật, có tế bào chất, có màng bao bọc cùng với các bào quan tế bào khác. Do đó, tế bào động vật có nhiều hình dạng khác nhau: một số tế bào phẳng, hình bầu dục, hình que, hình cầu, hình lõm, hình cong, hình chữ nhật,…  Hầu hết các loại tế bào này có kích thước siêu nhỏ chỉ thấy được dưới kính hiển vi.

Kích thước của tế bào động vật từ vài micromet đến vài milimet. Trong đó, tế bào lớn nhất đó là trứng đà điểu, có kích thước dài hơn 5,1 inch và chúng nặng khoảng 1,4 kg. Điều này, trái ngược hoàn toàn với tế bào thần kinh có trong cơ thể con người, tế bào đó chỉ có bề ngang là 100 micron.

Do ở tế bào động vật không có thành tế bào nên tế bào này sẽ dễ dàng bị phồng lên và vỡ ra khi cho vào nước cất. Bên cạnh đó, tế bào động vật không chứa lục lạp.

Động vật là sinh vật dị dưỡng và chúng không thể tự sản xuất được thức ăn vì vậy phải kiếm thức ăn từ các nguồn khác. Ở tế bào động vật có nhiều không bào nhỏ so với tế bào thực vật, ngoài ra có một số tế bào động vật hoàn toàn không có không bào.

4. Sự giống nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật:

  • Cả tế bào thực vật và tế bào động vật đều là tế bào nhân thực.
  • Tế bào thực vật và tế bào động vật đều được cấu tạo bởi màng sinh chất, tế bào chất, chứa nhân và các bào quan có màng bao bọc khác. Bào quan bao gồm ti thể, lưới nội chất, bộ máy Gongi, vi ống, ribôxôm, lizôxôm.
  • Hai loại tế bào thực vật và tế bào động vật đều có không bào.
  • Cả hai loại tế bào thực vật và tế bào động vật đều có sự trao đổi chất nhờ phương thức vận chuyển chủ động, thụ động hoặcphương thức xuất nhập bào.
  • Tế bào thực và tế bào động vật đều thực hiện hô hấp hiếu khí.

5. So sánh sự khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật:

Tế bào động vật Tế bào thực vật
Tế bào động vật có thể có một hoặc có rất nhiều các vỏ bọc ở bên ngoài bao gồm các lớp tế bào. Ngoài ra, tế bào động vật còn có thể có một hoặc nhiều những bộ phận động vật khác nhau chẳng hạn như môi trường, vòng xoay, hoặc chúng có các chân để di chuyển. Ở tế bào thực vật có một vỏ bọc ở phía bên ngoài là tế bào và có một số bộ phận của thực vật khác nhau ví dụ như lá, cây và quả.
Tế bào động vật có kích thước thường lớn hơn so với tế bào thực vật. Tế bào thực vật có kích thước thường nhỏ hơn so với tế bào động vật.
Có khả năng di chuyển và tự sinh sản Không thể di chuyển và phải phụ thuộc vào tế bào động vật hoặc các yếu tố có ở trong môi trường để sinh sản.
Bao gồm ba bộ phận cơ bản là: vòng xoay, môi trường và các chân di chuyển. Bao gồm ba bộ phận cơ bản là: lá, cây và quả
Không chứa lục lạp Có chứa lục lạp

Không có thành tế bào xenlulozo bao quanh màng sinh chất

Có thành tế bào xenlulôzơ bao quanh màng sinh chất.
Co chất dự trữ là glicogen và mỡ Có chất dự trữ là tinh bột và dầu
Có trung tử Thường thì không có trung tử
Khi ở trong môi trường nhược trương thì thể tích của tế bào động vật sẽ tăng, tế bào này có thể bị vỡ ra. Khi ở trong môi trường nhược trương thì thể tích của tế bào thực vật tăng nhưng tế bào này sẽ không bị vỡ ra
Không bào ở động vật nhỏ hơn so với thực vật hoặc thậm chí là tế bào động vật không có không bào Không bào ở thực vật lớn hơn so với động vật.

6. Một số câu hỏi có liên quan:

Câu 1: Tại sao khi cùng được đặt trong nước cất thì tế bào động vật lại bị trương lên rồi vỡ ra còn tế bào thực vật cũng trương lên nhưng lại không bị vỡ?

Hướng dẫn giải:

Nước cất đó là môi trường nhược trương đối với cả tế bào động vật và tế bào thực vật. Vì vậy, khi ở trong môi trường nhược trương, nước sẽ đi từ ngoài môi trường vào bên trong tế bào động vật và tế bào thực vật.

Ở tế bào động vật không có thành tế bào do vậy có quá nhiều phân tử nước ồ ạt từ bên ngoài đi vào bên trong tế bào nên sẽ làm tế bào động vật bị trương lên và gây hiện tượng tế bào bị vỡ ra.

Còn ở tế bào thực vật có thành tế bào vững chắc do vậy khi có nhiều phân tử nước từ bên ngoài đi vào bên trong tế bào sẽ làm tế bào thực vật trương lên và tạo thành áp lực nên thành tế bào thực vật dẫn đến ngăn cản các phân tử nước khác đi vào. Do vậy, tế bào thực vật bị trương lên nhưng lại không bị vỡ.

Câu 2: Khi ở trong môi trường ưu trương thì tế bào động vật và tế bào thực khác nhau như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Khi ở trong môi trường ưu trương thì tế bào động vật sẽ bị mất nước ở chất nguyên sinh dẫn đến tế bào động vật bị biến dạng. Còn tế bào thực vật sẽ bị co chất nguyên sinh và không làm cho tế bào của mình bị biến dạng.

Câu 3: Tại sao khi làm mứt từ các loại củ, quả thì tại sao người ta thường luộc củ, quả này qua nước sôi trước khi mang đi dim?

Hướng dẫn giải:

Khi làm mứt từ các loại củ quả người ta thường luộc các loại củ, quả này qua nước sôi trước khi mang đi dim, bởi vì khi luộc qua nước sôi sẽ làm cho tế bào của các loại rau củ này chết đi, quá trình vận chuyển chủ động của tế bào không diễn ra và tế bào sẽ không bị mất nước, như vậy mứt sẽ giữ nguyên được hình dạng ban đầu. Bên cạnh đó, sẽ làm cho đường dễ dàng thấm vào bên trong các tế bào làm cho mứt cho vị ngon ngọt từ bên trong.

Câu 4: Tại sao trong cơ thể của con người lại được cấu tạo bởi rất nhiều tế bào nhỏ mà không phải từ một số loại tế bào có kích thước lớn?

Hướng dẫn giải:

Bởi vì trong mỗi loại tế bào sẽ có duy trì kiểm tra các chức năng một cách có hiệu quả. Nhân sẽ truyền lệnh đến tất cả các bộ phận của tế bào, vì vậy tế bào nhỏ sẽ điều khiển có hiệu quả hơn so với tế bào lớn bởi tế bào có kích thước qua lớn sẽ mất rất nhiều thời gian điều khiển. 

Với kích thước tế bào nhỏ sẽ giúp cho con người có khả năng thông tin với môi trường tốt hơn.

THAM KHẢO THÊM: