Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả bài soạn tác phẩm Chiếc lá cuối cùng.
1. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Chiếc lá cuối cùng:
1.1. Tác phẩm:
* Tiểu sử:
– O. Henry (1862-1910) sinh ra ở Greensboro, bang Carolina Bắc, Hoa Kỳ.
– Ông là một nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng. Tên ông được dùng để đặt cho giải thưởng truyện ngắn hay nhất hàng năm ở Mỹ.
– Ông là một trong tám danh nhân văn hóa được Hội đồng Hòa bình Thế giới
– Thời trai trẻ ông ở Texas làm việc trong một ngân hàng, tại đây ông dính líu vào một vụ chuyển ngân bất hợp pháp nên phải ngồi tù. Trong khoảng thời gian này ông cầm bút bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình và đã có tiếng từ năm 1899. Năm 1902 ông chuyển về sống tại thành phố New York và viết liên tục gần 300 truyện ngắn.
– Người ta có thể tìm thấy những nhân vật làm các nghề mà chính tác giả đã trải qua: chủ cửa hiệu, nhân viên bán hàng, ký giả, họa sĩ, bác sĩ, diễn viên sân khấu, thợ cắt tóc,
1.2. Sự nghiệp văn học:
* Tác phẩm chính:
– Nhờ cuộc đời phong phú nên tác giả để lại số lượng truyện ngắn khá nhiều (tổng cộng gần 400 truyện cộng thêm vài bài thơ).
– Các truyện ngắn của ông được độc giả và giới phê bình yêu thích nhất là “Chiếc lá cuối cùng”, “Món quà giáng sinh”, “Căn gác xép”, “Tên cảnh sát và gã lang thang” và nhiều truyện khác.
* Phong cách
– Tình cảm của ông luôn hướng về những người nghèo, những người bất hạnh. Truyện ngắn của ông thường sâu sắc, cảm động và đầy chất thơ. Nhiều truyện ngắn của ông được xem là hay nhất thế giới và vẫn được xem là mẫu mực cho các nhà văn trẻ trong nhiều thập niên sau.
1.3. Tác phẩm:
* Xuất xứ:
– Văn bản được trích trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983.
* Bố cục: 3 phần.
– Phần 1 (từ đầu … Hà Lan): Giôn-xi mắc bệnh, cô tuyệt vọng chờ chết
– Phần 2 (tiếp theo … chăm nom- thế thôi): Giôn-xi chiến thắng căn bệnh.
– Phần 3 (còn lại) sự thật về kiệt tác chiếc lá cuối cùng.
* Thể loại: truyện ngắn.
* Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
* Tóm tắt:
Câu chuyện kể về ba người họa sĩ nghèo là Xiu, Giôn xi và cụ Bơ men. Giôn xi bị bệnh sưng phổi và đang phải ngày đêm đấu tranh với căn bệnh này. Xiu và cụ Bơ men ngày đêm chăm sóc, lo lắng cho cô. Hằng này, Giôn xi nhìn ra cái cây ngòi cửa sổ đang rụng lá, cô đã nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cũng là lúc mình lìa đời. Sau một đêm mưa tuyết, cô tưởng rằng chiếc cây đã rụng hết lá. Sáng hôm sau khi mở cửa ra, chiếc lá vẫn còn đó nhưng cụ Bơ men đã lìa đời. Hóa ra, cụ là người đã vẽ ra chiếc lá – kiệt tác cuối cùng để mong Giôn xi có thêm niềm tin, hi vọng vào cuộc sống.
* Giá trị nội dung
Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người.
* Giá trị nghệ thuật
– Cốt truyện dàn dựng chu đáo, tình tiết sắp xếp khéo léo, hấp dẫn.
– Nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện hai lần đã tạo ra hứng thú với người đọc.
2. Soạn bài Chiếc lá cuối cùng:
Câu hỏi (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Trả lời:
Các yếu tố của truyện
|
Chiếc lá cuối cùng |
– Đề tài là phương diện khách quan của nội dung của truyện. Đề tài được tác giả tập trung đi xuyên suốt câu chuyện. |
– Đề tài của chiếc lá cuối cùng là tình bạn, tình yêu thương giữa những con người với nhau. |
– Các chi tiết tiêu biểu có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động… của nhân vật, tập trung làm rõ sự việc nổi bật. |
– Các chi tiết tiêu biểu trong truyện là Giôn- xi bị chứng viêm phổi phải nằm viện, cụ Bơ- men đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để thắp lên hi vọng sống cho Giôn- xi vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng rụng, cụ Bơ- men đã chết vì xưng phổi. |
– Ngoại hình, hành động gây ấn tượng của nhân vật là hình ảnh nhân vật đặc biệt với những hành động ấn tượng tạo cảm giác thích thú và gợi nhớ cho độc giả. |
– Ngoại hình, hành động của cụ Bơ- men đã gây ấn tượng với người đọc. Đó là hình ảnh cụ gầy ốm, giày và quần áo đều ướt sũng. Cụ đã bắc thang và dùng đèn bão để vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng. |
– Ý nghĩ của các nhân vật rất quan trọng đối với một câu chuyện. Các nhân vật là người tạo ra các tình huống, chi tiết trong truyện và các nhân vật là người quyết định xem câu chuyện tiếp tục diễn ra như thế nào. |
– Xu muốn Giôn-xi lạc quan hơn và ngừng nghĩ về bệnh tật – Giôn-xi tuyệt vọng nghĩ khi nào chiếc lá cuối cùng rơi thì cô sẽ chết – Cụ Bơ- men đã suy nghĩ hi sinh thân mình, vẽ chiếc lá để cứu Giôn-xi |
3. Trải nghiệm cùng văn bản:
Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi:
* Hoàn cảnh sống:
– Giôn-xi là một nữ họa sĩ nghèo sống trong khu nhà ổ chuột cùng với cô bạn cùng phòng là Xiu.
– Bị sưng phổi nặng.
– Nghèo khó không có tiền lo thuốc thang.
* Diễn biến tâm trạng:
– Khi biết mình mắc bệnh:
+ Chán nản, tuyệt vọng.
+ Thờ ơ trước sự quan tâm của mọi người.
– Suy nghĩ: “Khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì mình cũng lìa đời.”.
– Khi thấy chiếc lá cuối cùng không rụng: Lấy lại nghị lực sống và dần hồi phục.
→ Nghị lực và tình yêu cuộc sống sẽ giúp con người chiến thắng được bệnh tật, khó khăn.
– Giôn-xi hồi phục:
+ Vì sự gai góc, kiên cường của chiếc lá cuối cùng. → Đối lập với sự yếu đuối, chiếc lá đã tiếp thêm nghị lực sống cho Giôn-xi.
+ Vì tình yêu thương của Xiu.
+ Vì sự hi sinh của cụ Bơ-men.
→ Sự im lặng khi nghe tin về cái chết của cụ Bơ-men như nốt lặng trong lòng Giôn-xi.
Tình yêu thương của Xiu:
– Tấm lòng yêu thương của Xiu với Giôn-xi:
+ Quan tâm, chăm sóc, động viên Giôn-xi.
+ Lo sợ khi thấy lá thường xuân rụng dần.
+ Lo lắng cực độ khi Giôn-xi nhờ kéo mành lên.
+ Ngạc nhiên, vui mừng khi thấy chiếc lá chưa rụng.
– Xiu không biết việc cụ vẽ lá và tâm trạng lo láng vẫn đep đẳng cô cho tới khi biết sự thật. → Nếu Xiu biết trước thì truyện sẽ không tạo bất ngờ cho người đọc, người đọc cũng không được chứng kiến, thấu hiểu tâm trạng lo lắng của cô.
→ Xiu là người chị bao dung, giàu tình yêu thương, kính phục cụ họa sĩ.
Cụ Bơ-men và kiệt tác chiếc lá cuối cùng:
* Nhân vật cụ Bơ-men:
– Hoàn cảnh sống:
+ Là một họa sĩ vô danh, ngoài 60 tuổi, kiếm sống bằng việc làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ.
+ Mơ ước cháy bỏng vẽ được một kiệt tác chưa thực hiện.
→ Già yếu, cô độc, chưa có
– Tình cảm, tấm lòng của cụ Bơ-men:
+ Lúc đến thăm Giôn-xi: Lo lắng cho bệnh tình của cô.
+ Sau khi thăm Giôn-xi: Vẽ chiếc lá trong cơn mưa tuyết, mong cứu sống cô.
→ Mắc bệnh sưng phổi, chết sau 2 ngày. Nghệ thuật đảo ngược tình huống.
→ Tấm lòng hi sinh cao thượng, quên mình vì người khác. Tấm lòng nhân đạo mà O Hen-ri muốn thể hiện.
* Kiệt tác chiếc lá cuối cùng:
– Chiếc lá được vẽ y như thật.
– Chiếc lá được vẽ bằng tình thương bao la và sự hi sinh cao thượng.
– Chiếc lá được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt.
– Chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi.
→ Quan điểm nghệ thuật:
+ Tác phẩm nghệ thuật: Nghệ thuật vị nhân sinh.
+ Nghệ sĩ đích thực: Luôn trăn trở về tác phẩm để đời; Quan tâm đến sự sống của con người.
4. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Viết một đoạn văn giới thiệu về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng.
Trả lời:
Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn nổi tiếng người Mỹ O Hen-ri. Truyện đã được chuyển thể thành một phần trong bộ phim O.Henry’s Full House năm 1952. Tác phẩm kể về hai nữ họa sĩ nghèo Xiu và Giôn-xi sống trong một căn hộ ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Trong khu nhà trọ đó còn có cụ Bơ-men là một họa sĩ già và cả đời cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị mắc bệnh sưng phổi rất nặng và cô đã tuyệt vọng nhìn ra khung cửa sổ. Cô nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Xiu đã vô cùng lo lắng, hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Biết được ý nghĩ của Giôn-xi, cụ Bơ-men đã không quản ngại, cả đêm mưa gió cụ đã đã âm thầm thức để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá đã không rụng trong đêm mưa gió, Giôn-xi đã muốn sống và yêu đời hơn. Nhưng cụ Bơ-men đã mất trong đêm mưa gió đó vì bị sưng phổi. Sau khi được bác sĩ thông báo tình trạng tích cực về bệnh của Giôn-xi, Xiu đã đến bên bạn và thông báo về cái chết của cụ Bơ-men.Truyện với cách dàn dựng chu đáo, các chi tiết sắp xếp khéo léo đã thu hút người đọc và để lại ấn tượng sâu sắc trong mỗi chúng ta về tình người ấm áp trong cuộc sống.