Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền ngắn nhất

Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền ngắn nhất
Bạn đang xem: Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền ngắn nhất tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Tác phẩm người cầm quyền khôi phục uy quyền là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Vic-to Huy-gô trích trong tiểu thuyết Những người khốn khổ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn soạn bài tác phẩm này ngắn nhất. 

1. Khái quát về tác giả, tác phẩm:

1.1. Tác giả Vic-to Huy- gô: 

 Vic-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài giỏi giang và nở rộ từ thời đầu thế kỉ XIX cho tới nay.

Các tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến như: Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín mươi ba (1874),… Thơ ông trải dài suốt cuộc đời: Lá thu (1831), Tia sáng và bóng tối (1840), Trừng phạt và tội ác (1853)…

1.2. Tác phẩm:

Những người khốn khổ là một bộ tiểu thuyết tiêu biểu được nhân loại biết đến nhiều nhất trong kho tàng sáng tác “mênh mông” của nhà văn Huy-gô, tác phẩm được chia thành 5 phần: Phăng-tin, Cô – dét; Ma – ri – uýt; Tình ca phố Pơ – luy – mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ – ni;  Giăng Van-ging.

1.3. Bố cục đoạn trích:

Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền nằm ở cuối phần thứ nhất của tác phẩm, bởi vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng đã buộc phải tự thú mình là ai, và Ma – đơ – len chỉ là một cái tên giả của hắn. Bởi vậy, ông phải đến từ giã Phăng-tin trong khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn này..

Bố cục: 3 phần

– Phần 1 (Mở đầu – chị rùng mình): Giăng Van-giăng chưa mất hết uy quyền của một thị trưởng.

– Phần 2 (Tiếp đến Phăng-tin đã tắt thở): Thân phận thật của thị trưởng Ma-đơ-len bại lộ –  Tù khổ sai Giăng Van-giăng.

– Phần 3 (Đoạn còn lại): Giăng Van-giăng khôi phục lại uy quyền.

2. Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền ngắn nhất: 

Câu 1 (trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Hai nhân vật Gia- ve và Giăng Van – giăng có sự đối lập về tính cách, tác giả sử dụng nhiều biện pháp so sánh và ẩn dụ để làm nổi bật hình tượng nhận vật:

* Nhân vật Gia- ve

– Với những lời cộc lốc, thô bỉ và chứa sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm”,

– Cặp mắt nhìn như cái móc sắt kinh hãi

– Cái cười ghê tởm, phô ra toàn bộ hai hàm răng

Nghệ thuật miêu tả đại giúp ta nhìn thấu tỏ nét điển hình của tên ác thú Gia – ve

* Nhân vật Giăng Van- giăng:mang vẻ đẹp đẽ, lí tưởng

– Tính cách nhẹ nhàng điềm tĩnh, hạ giọng

– Anh giống như một anh hùng, vị cứu tinh trong mắt Phăng-tin

→ Nhân vật được lãng mạn hóa, trở nên phi thường, hội tụ những vẻ đẹp về tình yêu thương.

Câu 2 (Trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Gia- ve được khắc họa thông qua một loạt chi tiết quy chiếu về một ẩn dụ thông qua hình tượng con ác thú với những đặc điểm:

– Bộ dạng, ngôn ngữ, hành động như con ác thú chuẩn bị vồ mồi: Những tiếng “thú gầm”; Phóng vào Giăng Van- giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt; Túm lấy cổ áo; Phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng

– Hắn mang dã tâm của loài thú với những hành động hung tợn (quát tháo, dọa dẫm, nói những lời kích động mạnh khiến Phăng- tin đột tử)

– Ở Giăng Van-giăng ta: mang hình ảnh về một con người chân chính, con người của tình yêu thương

– Để cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van- giăng buộc phải tự thú về thân phận của mình.

Câu 3 (trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Đoạn văn từ “Ông nói gì với chị?” đến “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của nhà văn: Bình luận ngoại đề (hay “trữ tình ngoại đề”):

+ Trữ tình ngoại đề là một trong những yếu tố ngoài cốt truyện trong những tác phẩm văn học tự sự, là những đoạn văn đoạn thơ mà tác giả hay người kể chuyện trực tiếp bộc lộ tình cảm, ý nghĩ, quan niệm của tác giả đối với nhân vật, tình huống, hay đối với cuộc sống thể hiện trong tác phẩm…

+ Trữ tình ngoại đề góp phần bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, giúp làm sáng tỏ hơn hình tượng nhân vật, nên nó  xuất phát từ những tư tưởng tiến bộ, những thể nghiệm sâu sắc về cuộc sống, những đoạn trữ tình ngoại đề sẽ có ý nghĩa giáo dục lớn với độc giả. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng, nếu lạm dụng trữ tình ngoại đề sẽ làm cho tác phẩm tản mạn, sai lệch về tư tưởng, thiếu kinh nghiệm sống, ảnh hưởng chất lượng cũng như giá trị của tác phẩm.

Câu 4 (Trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Những dấu hiệu của nghệ thuật chủ nghĩa lãng mạn:

– Phăng tin khi nghe những lời thì thầm của Giăng Van-giăng trên đôi môi nhợt nhạt hiện lên “nụ cười không sao tả được”

– Khi Giăng Van-giăng sửa sang thi thể Phăng-tin như “một người mẹ sửa sang cho con” thì “gương mặt Phăng- tin sáng rỡ lên một cách lạ thường”

– Chỉ là ảo tưởng do người khác quá xúc động trước cử chỉ, hành động của Giăng Van- giăng

→ Tác giả sử dụng bút pháp lãng mạn làm nổi bật vẻ đẹp trong tâm hồn đầy yêu thương của nhân vật Giăng Van- giăng

3. Mẫu soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền:

Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Nghệ thuât đối lập hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve:

Nhân vật Gia – ve: 

a, Chân dung, tính cách của Gia-ve:

Vẻ mặt của Gia-ve đầy sự gớm ghiếc, như khuôn mặt của một con ác thú hung bạo.

Giọng nói của anh ta kêu gầm giống như tiếng thú cầm, phản ánh một thái độ thô bạo và hùng hổ.

Khi cười, môi của Gia-ve khép hẳn, phô bày tất cả hai hàm răng, tạo nên một nụ cười ghê tởm và đáng sợ.

b, Ngôn ngữ và hành động của Gia-ve khi tới gặp Giăng Van-giăng và Phăng-tin:

– Khi đối mặt với Giăng Van-giăng: Ngôn ngữ của anh ta tràn đầy sự hống hách, giọng điệu của một con thú thô bạo. Anh ta dùng những từ như “mày” và “tao” để xưng hô, tạo nên sự khinh bỉ và thách thức; Hành động của Gia-ve toát lên sự quát tháo, anh ta đứng đứng lì và túm lấy cổ áo, tạo nên hình ảnh của một con thú sẵn sàng tấn công.

– Khi gặp Phăng-tin: Ngôn ngữ của anh ta tràn đầy lời lẽ quát chửi và xưng hô thô bỉ, tạo nên một tình trạng kỳ thị và bỉ ổi; Hành động của Gia-ve khi anh ta nói toạc ra mọi chuyện về con gái Phăng-tin như một con người không có lòng nhân ái và vô cảm trước đau khổ của người khác, tạo nên hình ảnh một kẻ thù độc ác và tàn nhẫn.

* Nhân vật Giăng Van-giăng

a, Tính cách của Giăng Van-giăng qua đoạn trích:

Giăng Van-giăng có ý muốn cứu người bị bắt oan và anh tự thú để làm sáng tỏ sự thật.

Anh ta sẵn sàng chấp nhận bị bắt để bảo vệ lẽ phải và công lý.

Trong việc tìm kiếm con Cô – dét cho Phăng-tin, Giăng Van-giăng dốc hết sức cố gắng để kéo dài thời gian, thể hiện tâm huyết và quan tâm của anh đối với Phăng-tin.

b, Giăng Van-giăng con người đối lập với cái ác:

– Giọng nói của Giăng Van-giăng biểu thị tính cách phân biệt rõ ràng:

+ Khi đối diện với Gia-ve, giọng của anh ta tế nhị, nhẹ nhàng nhưng vẫn đầy uy quyền, thể hiện tính kiên định và sự tự tin. Trong giao tiếp với Phăng-tin, giọng nói của Giăng Van-giăng trở nên nhã nhặn, điềm tĩnh và biểu thị sự quan tâm và tình cảm.

– Trong việc tương tác với các nhân vật: Khi đối mặt với Gia-ve, Giăng Van-giăng biết rõ mục đích của Gia-ve, anh ta cúi đầu cầu xin nhưng sau đó tức giận và cầm lấy thanh sắt trừng trừng nhìn Gia-ve. Đối với Phăng-tin, Giăng Van-giăng thể hiện tình cảm quan tâm, ân cần và lo lắng.

c, Giăng Van-giăng qua sự miêu tả gián tiếp:

Lời cầu cứu của Phăng-tin thể hiện tấm lòng ấm áp của Giăng Van-giăng, sẵn sàng đứng ra bảo vệ và giúp đỡ người khác.

Cảnh bà xơ Xem-pli-xơ chứng kiến cái chết của Phăng-tin tạo nên hình ảnh Giăng Van-giăng như một người có sức mạnh vượt qua ranh giới, có khả năng cứu rỗi những người khốn khổ.

=> Mục đích: Giăng Van-giăng cố gắng giữ bí mật chuyện chưa tìm được Cô – dét cho Phăng-tin, lo lắng Phăng-tin bị sốc nếu biết tin.

* Ý nghĩa của thủ pháp nghệ thuật  nhằm làm nổi bật sự đối lập giữa hai tuyến nhân vật nhằm làm nổi bật giữa cái thiện, ác, tốt xấu, yêu thương tàn bạo.

Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

– Khi thể hiện tính cách của Gia-ve, Huy-gô đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật so sánh và ẩn dụ, mang tính chất phóng đại và đều nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Những bộ dạng, ngôn ngữ, giọng điệu của nhân vật được thể hiện qua hình ảnh  “Trong cái điệu hắn nói lên hai tiếng ấy (Mau lên) có cái gì man rợ và điên cuồng. […]. Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm”; “Gia-ve phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng”.

– Còn hình ảnh nhân vật Giăng Van-giăng trước hết hiện lên qua ngòi bút miêu tả trực tiếp của nhà văn: “Ông bảo Phăng-tin bằng giọng hết sức nhẹ nhàng và điềm tĩnh”, lúc lại thì thầm hạ giọng… Với sự điềm đạm của Giăng Van-giăng. Qua những lời cầu cứu của nhân vật Phăng-tin, phần nào cũng miêu tả được hình ảnh nhân vật Giăng Van-giăng của Phăng-tin như là một anh hùng, như là một cứu tinh của hắn. Giăng Van – Giăng còn hiện lên rất đẹp qua nhân vật bà sơ Xem – pli – xơ: “lúc Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin bà trông thất rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết”.

Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Đoạn văn từ câu “Ông nói gì với chị?” đến câu “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của tác giả, đoạn trích có sử dụng nghệ thuật: Bình luận ngoại đề (hay “trữ tình ngoại để”).

Tác dụng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền thể hiện quan điểm, tư tưởng ” con người với trái tim yêu thương có thể đánh đổ được cái ác, sự cường quyền”. và trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính cso thể đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai bằng ánh sáng của tình 

Câu 4 (trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa qua đoạn trích:

– Cái chết bi thảm của Phăng-tin đầy thương tâm nhưng không hề bi lụy, tang thương.

 – Gương mặt sáng rỡ, nụ cười trên môi của Phăng-tin khi chết là lời khẳng định cho sức mạnh của tình thương yêu có thể đẩy lùi cường quyền và áp bức, nhen nhóm niềm tin vào tương lai của nhân vật. 

 – Thế giới lãng mạn của Huy-gô được thể hiện thông qua hình tượng người anh hùng lãng mạn (Giăng Van-giăng) giải quyết những bất công xã hội bằng tình thương.