Khi chọn mua kem chống nắng người dùng cần quan tâm đến chỉ số SPF. Vậy SPF là gì và những thông số trên kem chống nắng biểu hiện cho điều gì. Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
SPF là gì?
SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số thể hiện khả năng chống nắng, bảo vệ làn da chống lại tia UVB (Loại tia gây ra cháy nắng và ung thư da) trong thời gian nhất định.
Chỉ số SPF có trong kem chống nắng thấp nhất là 15 và cao nhất là 100. Theo định mức quốc tế, 1 SPF có khả năng bảo vệ da và hạn chế tác hại của tia UV trong khoảng 10 phút. Có nghĩa là 1 kem chống nắng có chỉ số SPF là 15 sẽ hoạt động hiệu quả trong 150 phút, còn SPF 50 là 500 phút.
Tuy nhiên trên đây chỉ là con số tương đối vì thế hiệu quả thực tế của kem chống nắng vẫn có sự chênh lệch do nhiều yếu tố khác nhau như môi trường, chất sản phẩm,…
Chỉ số SPF bao nhiêu là tốt nhất?
Chỉ số SPF càng cao, thời gian chống nắng càng lâu và hiệu quả chống UVB càng tăng.
– SPF 15 chống được 93% tia UVB
– SPF 30 chống được 97% tia UVB
– SPF 50 chống được 98% tia UVB
Ý nghĩa các chỉ số kem chống nắng
Tia UVA, UVB là gì?
Tia UVB ( Ultraviolet B ): Tia tử ngoại bước sóng B
– Bước sóng ngắn, tác động đến lớp biểu bì.
– Gây ra cháy nắng, đỏ da, bỏng da, làm giảm khả năng miễn dịch của da, mất nước và kích ứng da.
Tia UVA ( Ultraviolet A ): Tia tử ngoại bước sóng A
– UVA là loại tia có bước sóng từ 400-315nm. Thời gian hoạt động của tia UVA như sau:
+ Từ trước 10h sáng – sau 2h chiều chiếm khoảng 99% lượng tia cực tím chiếu xuống mặt đất.
+ Từ khoảng 10h – 2h chiều chiếm 95%.
– Có thể phá huỷ các mô liên kết, phá huỷ sự săn chắc và đàn hồi , là nguyên nhân gây đen da và lão hoá da (nám, nhăn da, chảy xệ…). Dễ tích tụ và gây ra một số bệnh ung thư nguy hiểm.
– Một điều đáng lưu ý là tia UVB có thể bị ngăn bởi sương mù, mây, kính hoặc cửa sổ nhưng tia UVA thì không. Vì vậy dù là ngày râm mát hay ở trong phòng, chúng ta vẫn chịu tác hại của tia UVA. Nếu chủ quan trong việc phòng chống, các bạn hoàn toàn có thể bị các tia tử ngoại tấn công.
PA (Protection Grade of UVA)
Đây là chỉ số biểu thị mức độ chống lại tia UVA của sản phẩm.
Ngành mỹ phẩm Nhật Bản chia PA thành các mức độ:
– PA+: Có khả năng chống tia UVA
– PA++: Chống UVA tương đối tốt
– PA+++: Chống tia UVA tốt
– PA++++: Chống tia UVA rất tốt.
Ở các thị trường bên Mỹ người ta không dùng chỉ số PA nên đó là lý do vì sao các kem chống nắng ở các thị trường Việt Nam không có số đó thay vì đó nó sẽ ghi là Broad-spectrum hoặc là UVA để biểu hiện cho khả năng chống được tia UVA của sản phẩm.
Infographic tổng hợp chỉ số kem chống nắng
SPF là gì? Cùng với thông tin của các chỉ số trên kem chống nắng sẽ quyết định chất lượng của sản phẩm. Vì thế qua đây bạn sẽ hiểu được cách chọn kem chống nắng phù hợp cho mình.
Nên dùng kem chống nắng chỉ số bao nhiêu là tốt?
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF càng cao thì khả năng bảo vệ da chống tia UV càng tốt. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng, vì:
-
Việc sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao chưa chắc đã phù hợp với làn da của người sử dụng.
-
Các loại kem chống nắng có chỉ số SPF cao thường tập chung vào việc chống tia UVB hơn là tia UVA.
-
Thời gian chống nắng của kem chống nắng có chỉ số SPF trên 60 cũng không hơn loại SPF 50 mấy, nhưng khi sử dụng loại có chỉ số SPF cao lại lưu trên da lâu hơn, dễ gây bít lỗ chân lông và làm da bị tổn thương, từ đó nhanh chóng xuất hiện các dấu hiệu lão hóa da.
Chú ý nhỏ khi chọn mua và sử dụng kem chống nắng
-
SPF càng cao chưa chắc đã tốt, chỉ nên chọn kem chống nắng có SPF 30 là đã đủ bảo vệ làn da của bạn.
-
Lựa chọn kem chống nắng có thương hiệu uy tín, tránh các loại kem không rõ nguồn gốc.
-
Dù trời mát hay chỉ ngồi trong phòng làm việc bạn cũng nên thao kem chống nắng
Bạn có thể tham khảo các sản phẩm sữa chống nắng Sunplay Skin Aqua, kem chống nắng Biore,… đã được nghiên cứu mức độ chống nắng phù hợp, giúp bảo vệ da hiệu quả.
Nguồn: Bệnh viện Vinmec, Báo Thanh Niên
Việc lựa chọn kem chống nắng như thế nào là tốt nhất với làn da của mình phụ thuộc vào chỉ số SPF. Không phải cứ chỉ số SPF càng cao thì càng tốt, vì có thể gây ảnh hưởng tới da và hiệu quả chống nắng cũng không hơn các loại chỉ số SPF thấp hơn.
Bạn sẽ quan tâm:
>>> Sự khác biệt của kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học
>>> Cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả cho làn da không cháy nắng
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH