Sự khác nhau giữa sốt siêu vi và sốt xuất huyết – Mách ba mẹ cách chăm sóc trẻ an toàn

Bạn đang xem bài viết: Sự khác nhau giữa sốt siêu vi và sốt xuất huyết – Mách ba mẹ cách chăm sóc trẻ an toàn tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Sốt siêu vi và sốt xuất huyết là hai căn bệnh thường gặp ở trẻ em do virus xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Nhiều cha mẹ vẫn chưa biết cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt siêu vi vì ở giai đoạn đầu, hai căn bệnh này có các triệu chứng tương tự nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé!

1Sốt siêu vi là gì?

Theo các bác sĩ chuyên môn, sốt siêu vi là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng lên nhằm kháng lại cự lại sự tấn công của virus. Đây là căn bệnh rất phổ biến ở trẻ em nhưng các chuyên gia vẫn chưa thể tìm ra các phương pháp điều trị đặc hiệu đối với loại sốt này.

Hiện nay, các phương pháp điều trị chỉ có thể giúp xoa dịu các triệu chứng. Đồng thời, giúp hệ miễn dịch hoạt động làm thúc đẩy quá trình phục hồi cơ thể.

Sốt siêu vi và sốt xuất huyết

Sốt siêu vi và nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Trẻ bị sốt siêu vi là do cơ thể đã nhiễm những loại virus khác nhau. Khi bị bệnh, các triệu chứng có thể giảm dần và hết bệnh trong khoảng 5 đến 7 ngày. Tuy nhiên, nếu sốt siêu vi không được điều trị kịp thời bệnh hoàn toàn có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Triệu chứng sốt siêu vi

  • Sốt cao từ 39 đến 40 độ: Cơ thể xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi, tay chân rã rời, toàn thân uể oải. Đặc biệt, cơ thể trẻ có thể gặp trường hợp đáp ứng kém với một vài loại thuốc hạ sốt như đau họng, ho, chảy dịch mũi,…
  • Xuất hiện một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: Đi đại tiện xuất hiện phân lỏng, đầy hơi, nôn và buồn nôn… Khi trẻ mắc bệnh sốt siêu vi, các bé sẽ quấy khóc dữ dội nếu cha mẹ không có biện pháp xử trí tốt, bé có thể bị co giật trong trường hợp sốt cao.
  • Nổi hạch: Cơ thể xuất hiện có các hạch ở vùng đầu, mặt, cổ. Đồng thời, sau khi sốt trong vòng 1 đến 2 ngày cơ thể trẻ sẽ nổi nhiều mẩn đỏ trên da.
Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu sốt siêu vi ở trẻ em và cách chăm sóc trẻ an toàn, ba mẹ cần biết

2Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh có thể phát tán thành dịch do virus dengue gây ra. Nguồn lây lan chủ yếu khiến bệnh sốt xuất huyết truyền từ người này sang người khác là do muỗi vằn.

Hai loại muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết từ người sang người có tên khoa học là: Aedes Albopictus và Aedes Aegypti. Trong đó, Aedes Aegypti là loại muỗi truyền bệnh chủ yếu.

Bệnh sốt xuất huyết có hai thể là sốt dengue và sốt xuất huyết dengue. Hai thể này xảy ra ở hầu hết các nước có khí hậu nhiệt đới. Đối với Việt Nam, bệnh xảy ra ở tất cả các tỉnh thành và xảy ra quanh năm nhưng bệnh thường phát tán thành dịch vào mùa mưa.

Sốt siêu vi và sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết và nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Mặc dù sốt siêu vi và sốt xuất huyết có triệu chứng giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh là hoàn toàn khác biệt. Muỗi vằn sau khi đốt người bị nhiễm virus Dengue rồi tiếp tục đốt người khỏe mạnh, đây chính là nguyên nhân chính làm bệnh sốt xuất huyết lan truyền.

Nếu cha mẹ không phát hiện và đưa trẻ đi điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Nghiêm trọng hơn bệnh có thể gây ảnh hưởng xấu đến tính mạng của trẻ.

Triệu chứng sốt xuất huyết

Các triệu chứng của sốt xuất huyết gồm nhiều biểu hiện khác nhau qua từng giai đoạn. Cụ thể như:

Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn này sẽ xuất hiện trong ba ngày đầu tiên. Trẻ có biểu hiện sốt cao đột ngột lên đến 39 – 40 độ C. Kèm theo tình trạng đau đầu, hốc mắt, cơ thể mệt mỏi, chảy nhiều dịch mũi, đau họng, ho,… Các tình trạng này tương đối giống với biểu hiện ở trẻ bị sốt siêu vi.

Giai đoạn toàn phát:

  • Ở giai đoạn này, trẻ có thể hạ sốt nhưng sẽ bị lượng giảm tiểu cầu trong máu và có những triệu chứng xuất huyết ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Ngoài ra, giai đoạn này rất dễ gây ra biến chứng.
  • Xuất huyết dưới da và ngứa da.
  • Xuất huyết qua đường tiêu hóa: Trẻ sẽ đi ngoài phân đen có lẫn máu, nôn ra máu.
  • Trong một số trường hợp có thể xảy ra tình trạng chảy máu cam và chảy máu chân răng ở trẻ.
  • Nếu nghiêm trọng hơn trẻ có thể bị chảy máu trong ổ bụng hoặc xuất huyết não.
  • Một số trẻ sẽ bị hạ huyết áp, bị sốc do khối lượng tuần hoàn giảm.

Giai đoạn phục hồi: Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu hết sốt, cơ thể dần phục hồi, lượng tiểu cầu trong máu tăng dần.

Có thể bạn quan tâm: Dịch sốt xuất huyết ở trẻ em và những điều ba mẹ cần chú ý

3Cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết

Sốt siêu vi và sốt xuất huyết được phân biệt dựa vào phương pháp xét nghiệm và các giai đoạn xuất huyết. Cụ thể như bảng dưới đây:

Phương pháp Sốt xuất huyết Sốt siêu vi
Xét nghiệm

Xét nghiệm sốt xuất huyết gồm: Test Dengue (+), công thức máu (lượng tiểu cầu giảm và thể tích của khối hồng cầu HCT tăng).

Nếu trẻ bị sốt siêu vi, hai chỉ số Test Dengue và công thức máu sẽ bình thường.

Giai đoạn xuất huyết Dùng tay kéo căng vùng da bị xuất huyết, nốt ban sẽ không biến mất. Dùng tay kéo căng vùng da bị xuất huyết, nốt ban sẽ biến mất.

Sự khác nhau giữasốt siêu vi và sốt xuất huyết:

Sốt siêu vi Sốt xuất huyết
Nguyên nhân Do nhiều loại chủng virus khác nhau gây bệnh. Virus Dengue và muỗi vằn (vật lây bệnh trung gian)
Thời gian phát bệnh Tùy vào từng loại virus gây bệnh, sốt siêu vi có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày hoặc dài hơn là 2 tuần. Từ 7 đến 10 ngày.
Triệu chứng

– Sốt cao trên 39 độ C

– Có các dấu hiệu của viêm đường hô hấp

– Xuất hiện triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy… (liên quan đến hệ tiêu hóa)

– Đau nhức cơ

– Sốt cao từ 39 – 40 độ C, có dấu hiệu khó hạ sốt

– Đau nhức ở vùng hốc mắt và trán

– Sung huyết

– Buồn nôn, chán ăn

– Xuất huyết dưới da

– Đau cơ và khớp

Con đường lây nhiễm

– Tiếp xúc với người đã nhiễm virus

– Quan hệ tình dục

– Máu (sử dụng chung kim tiêm, truyền máu…)

– Mẹ sinh con

– Đa số do muỗi vằn đốt

– Máu

– Mẹ sinh con

Điều trị

– Hạ sốt (sử dụng nước ấm để lâu người, mặc quần áo rộng rãi thoáng mát…)

– Uống nhiều nước

– Nghỉ ngơi nhiều

– Chú trọng dinh dưỡng

Phòng ngừa

– Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

– Giữ gìn vệ sinh bản thân và môi trường sống

– Rửa tay với dung dịch sát khuẩn trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh

– Không tiếp xúc với người đã nhiễm bệnh

– Dùng khăn che miệng và mũi khi ho, xì mũi, hắt hơi

– Bôi thuốc chống côn trùng đốt

– Chú ý vệ sinh nhà cửa. không chứa nước đọng, phát quang bụi rậm… Không tạo điều kiện để muỗi có cơ hội được sinh sản và phát triển

– Sử dụng lưới chống muỗi khi ngủ

– Lắp lưới chống muỗi ở các cửa sổ

4Cách chăm sóc trẻ sốt siêu vi và sốt xuất huyết

Sốt siêu vi và sốt xuất huyết là 2 căn bệnh thường gặp ở trẻ. Nếu cha mẹ không nắm rõ phương pháp chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi và sốt xuất huyết thì sẽ để lại những hệ lụy vô cùng to lớn đối với sức khỏe của các bé.

Chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi

Hiện nay, sốt siêu vi chưa có thuốc đặc trị. Chính vì thế, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C. Khi sốt cao, trẻ rất dễ bị mất nước.

Do đó, cha mẹ cần cho trẻ uống thật nhiều nước (nước lọc, nước ép trái cây, nước điện giải Oresol). Cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ ra ngoài trong thời gian này để tránh tiếp xúc, lây bệnh cho người khỏe mạnh.

Chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi và sốt xuất huyết

Khăn hạ sốt Dr.Papie 0+ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Hộp 5 cái)

Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

Sốt siêu vi và sốt xuất huyết có những biểu hiện tương tự nhau ở giai đoạn khởi phát. Do đó, nếu cha mẹ nghi ngờ trẻ mắc sốt xuất huyết, hãy cho con đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khác để thăm khám ngay. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định trẻ thực hiện những xét nghiệm cần thiết để nhận biết bệnh.

  • Nếu trẻ sốt cao hơn 38,5 độ C, cha mẹ hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được cho trẻ sử dụng thuốc Analgin, Aspirin,…
  • Cha mẹ không được tự ý đưa trẻ đi truyền dịch.
  • Trong trường hợp trẻ sốt cao nhưng không có dấu hiệu hạ sốt, cha mẹ hãy đưa trẻ đi bệnh viện ngay lập tức.
  • Khi trẻ rơi vào trường hợp sốt xuất huyết nặng cha mẹ nên cho bé nhập viện ngay để được theo dõi sức khỏe thường xuyên.
  • Đối với những trẻ bị sốt nhẹ thì có thể được điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

5Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Trẻ em với sức đề kháng chưa được hoàn thiện rất dễ mắc bệnh sốt siêu vi và sốt xuất huyết. Chính vì thế, cha mẹ cần phân biệt sốt xuất huyết và sốt siêu vi để có những phương pháp chăm sóc trẻ một cách an toàn.

Bài viết của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn/Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho bất cứ việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Thùy Trang tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Xem thêm:

  • Sốt xuất huyết có tắm được không? Hướng dẫn ba mẹ cách tắm cho trẻ an toàn
  • Cách xử trí khi trẻ sốt kéo dài theo lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa
  • Chỉ nên cho trẻ uống vitamin A 2 lần một năm theo lịch của Bộ Y tế, ba mẹ đã biết chưa?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sự khác nhau giữa sốt siêu vi và sốt xuất huyết – Mách ba mẹ cách chăm sóc trẻ an toàn của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *