Bạn đang xem bài viết: Sự phát triển của kỹ năng giao tiếp cho trẻ, ba mẹ cần nằm lòng để hỗ trợ tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Trong năm đầu tiên, trẻ sẽ tiếp thu và học cách phát triển ngôn ngữ. Từ 8 – 12 tháng tuổi, trẻ thường chú ý đến lời nói và cử chỉ của bố mẹ và cố gắng để bắt chước. Để có thể đồng hành cùng con trong giai đoạn này, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã có những thông tin tổng hợp chia sẻ đến các bậc cha mẹ.
Cha mẹ chắc hẳn sẽ rất vui khi nghe những từ như “mama” hay “papa” phát ra từ miệng của con yêu. Ngoài ra, trong giai đoạn dưới 1 tuổi, trẻ cũng học được cách giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể, chẳng hạn như vẫy tay chào tạm biệt và lắc đầu. Và còn nhiều điều khác nữa mà cha mẹ cần biết để giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng giao tiếp.
1 Kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi phát triển như thế nào?
Trẻ ở giai đoạn từ 8 – 12 tháng tuổi bắt đầu chuẩn bị cho việc phát triển kỹ năng nói. Từ những chuỗi âm bập bẹ như “a a”, “b b”, trẻ sẽ bắt đầu tạo ra những âm tiết dễ nhận biết, chẳng hạn như “ma,” “ba”. Khi nhìn thấy sự hào hứng và vui thích của cha mẹ khi nghe “papa” hoặc “mama”, trẻ sẽ sớm học cách kết nối một từ với nghĩa của nó.
Kỹ năng giao tiếp của trẻ bắt đầu phát triển từ 8 – 12 tháng tuổi
Ngay cả trước khi học nói từ đầu tiên, trẻ cũng học cách giao tiếp thông qua các cử chỉ như nhấc cánh tay lên để hôn gió hay vẫy tay chào tạm biệt. Trẻ có thể biểu hiện các cảm xúc trên khuôn mặt như vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên,…
Trẻ có thể hiểu được câu của mẹ như: “Bố ơi, mình đi đâu thế?” và nhìn theo người cha bước ra cửa. Hay mẹ có thể chỉ vào quả bóng và nói với con: “Tìm quả bóng cho mẹ!” và bé sẽ bò ngay đến vị trí có bóng. Trẻ từ 8 tháng đã có phản xạ nhìn khi nghe cha mẹ gọi tên. Trẻ 12 tuổi có thể hiểu được nghe mẹ nói “Không”.
Bài viết liên quan: Tiếp nhận ngôn ngữ kiểu “nói thư tín” ở trẻ là gì?
2 Cha mẹ nên làm gì để phải triển kỹ năng giao tiếp của trẻ 8 – 12 tháng?
- Tương tác thường xuyên với trẻ: Việc nói chuyện, hát và đọc cho bé nghe là điều cực kỳ quan trọng trong giai đoạn này. Bạn có thể lặp lại âm thanh và nói những từ đơn giản để bé có thể nắm bắt dễ dàng. Hãy yêu cầu bé chỉ vào những đồ vật quen thuộc và hỏi: “Cái cốc ở đâu?”, hoặc chỉ vào một quả bóng và hỏi: “Cái gì vậy?”. Một phút tạm ngưng để bé nhận biết đồ vật trước khi đưa ra câu trả lời, bé sẽ nhanh chóng hiểu được và hình thành giao tiếp.
- Dán nhãn lên mọi thứ xung quanh: Thực ra việc gắn nhãn này không hẳn là bạn phải ghi giấy và dán lên đồ vật. Bạn chỉ đơn giản là gọi tên những đồ dùng hay sự vật, sự việc xung quanh bé. Việc gắn nhãn các đối tượng truyền đến bé thông điệp rằng mọi thứ đều có tên riêng của nó. Từ sữa đến gấu bông, gọi tên những đồ vật quen thuộc sẽ giúp con bạn học được cách sử dụng ngôn ngữ.
Bạn có thể gọi tên đồ vật để giúp trẻ hình thành cách giao tiếp
- Cùng bé trải nghiệm việc gọi tên bộ phận cơ thể: Chạm vào ngón chân của bé khi bạn nói từ “ngón chân”. Hoặc chỉ tai của bạn và nói, “Tai của mẹ (hoặc của bố)”. Khi nói, hãy đối mặt với bé để bé nhìn thấy nét mặt và cử động môi của bạn.
- Hát và chơi trò chơi đồng dao: Điều này khuyến khích trẻ học ngôn ngữ dễ dàng hơn. Bạn có thể thực hiện các cử chỉ tay cũng như thay đổi phong cách và nhịp độ của âm nhạc để thu hút sự chú ý của bé. Trẻ nhỏ thường thích những bài đồng dao có ngôn ngữ và âm điệu vui tươi.
- Đọc những cuốn sách tranh lớn, nhiều màu sắc và khuyến khích bé lật trang. Bạn có thể yêu cầu bé “đọc” và “trả lời” các câu hỏi. Thực tế, đây là việc bạn sẽ “tự hỏi và tự trả lời”, nhưng bé có thể học được cách giao tiếp thông qua những màn hỏi đáp như thế này.
- Giải đáp thắc mắc “Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn muối không?”
- Nghẹt thở ở trẻ – những điều ba mẹ cần biết để tránh hậu quả khôn lường
- 11 lời khuyên để tập cho bé gái ngồi bô
3 Trường hợp cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra kỹ năng ngôn ngữ
Nếu bạn lo lắng về khả năng ngôn ngữ hoặc khả năng nghe của bé, hãy liên hệ đến bác sĩ để được tư vấn. Đến 12 tháng, hầu hết trẻ nhỏ đều đạt được các kỹ năng như:
- Hiểukhi cha mẹ nói: “Không”
- Tạo ra các âm thanh khác nhau như “mamamama” hoặc “babababa”
- Vẫy tay tạm biệt
- Gọi người chăm sóc là mama và papa
Một số trẻ đạt được các kỹ năng ngôn ngữ sớm hoặc muộn hơn những đứa trẻ khác
Một số trẻ đạt được các kỹ năng ngôn ngữ sớm hơn hoặc muộn hơn những đứa trẻ khác. Vì vậy, chỉ cần theo dõi sự phát triển của con thường xuyên. Đừng quên rằng bạn vẫn có các chuyên gia để hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho trẻ nếu có vấn đề. Hi vọng rằng các thông tin mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn cung cấp sẽ có ích cho cha mẹ.
Thu Phương tổng hợp từ kidshealth
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sự phát triển của kỹ năng giao tiếp cho trẻ, ba mẹ cần nằm lòng để hỗ trợ của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.