Trong bài viết này, hãy cùng Bazaar Vietnam khám phá kỹ thuật này như thế nào cũng như ưu điểm và tác hại của cấy môi sinh học là gì.
Cấy môi sinh học là gì?
Từ trước tới nay, những người phụ nữ muốn làm đẹp thường tìm đến phun xăm môi. Thế nhưng, dần dần công nghệ thẩm mỹ được cải tiến và có nhiều phương pháp mới ra đời. Cấy môi sinh học là một trong những công nghệ đó. Thế nhưng, nhiều người còn lo lắng về tác hại của cấy môi sinh học.
Cấy môi sinh học là phương pháp dùng đầu kim nano siêu nhỏ đưa mực vào sâu dưới lớp biểu bì môi. Đầu kim này đi một cách nhẹ nhàng từ ngoài vào trong nhằm hạn chế gây tổn thương môi.
Thời gian thực hiện cấy môi sinh học dao động từ 40 – 60 phút. Trong quá trình thực hiện cấy môi sinh học, người ta cũng thường kết hợp phủ bóng collagen và tiêm tế bào gốc để dưỡng và làm đẹp môi hơn.
Đây được coi là một trong những kỹ thuật hiện đại, không xâm lấn. Cấy môi sinh học được đánh giá là mang lại kết quả tốt và được nhiều người lựa chọn.
>>> Đọc thêm: XĂM MÔI KIÊNG ĂN GÌ, BAO LÂU? 13 LOẠI NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN
Quy trình cấy môi sinh học chuẩn y khoa
Để tránh các tác hại của cấy môi sinh học, tốt hơn hết bạn nên đến các địa chỉ uy tín để thực hiện kỹ thuật làm đẹp này. Nhìn chung, quy trình cấy môi chuẩn y khoa gồm 6 bước sau:
• Bước 1: Các chuyên gia thẩm mỹ thăm khám tình trạng môi và tư vấn phương pháp thích hợp với từng cơ địa của khách hàng.
• Bước 2: Thực hiện các bước làm sạch môi như tẩy trang, tẩy tế bào chết.
• Bước 3: Ủ tê môi trong khoảng 20-30 phút.
• Bước 4: Chọn lựa màu môi, lắp kim và thực hiện kỹ thuật cấy môi sinh học.
• Bước 5: Sử dụng các dung dịch chuyên dụng lau lại môi.
• Bước 6: Hoàn thành cấy môi và hướng dẫn cách chăm sóc.
Toàn bộ các bước này được thực hiện trong môi trường vô khuẩn và đảm bảo nguyên tắc an toàn. Sau khi cấy môi, bạn sẽ được các chuyên gia thẩm mỹ dặn dò cách chăm sóc cũng như những điều cần lưu ý.
>>> Đọc thêm: XĂM MÔI KIÊNG THỊT GÀ BAO LÂU? 16 LƯU Ý ĐỂ CÓ MÀU MÔI ĐẸP CHUẨN
Cấy môi sinh học và phun xăm truyền thống khác nhau như thế nào?
Nhiều người băn khoăn nên phun môi hay cấy môi sinh học. Nhìn chung, mục đích của hai phương pháp này đều để làm cho đôi môi tươi tắn, hồng hào và đẹp hơn. Thế nhưng, đây là hai kỹ thuật có sự khác nhau.
1. Về quy trình thực hiện
Cả cấy môi sinh học và phun xăm đều sử dụng đầu kim siêu nhỏ để tác động vào môi. Tuy vậy:
• Phun xăm truyền thống: Dùng đầu kim nhỏ đưa mực xăm vào sâu bên trong lớp biểu bì khoảng 0.3mm.
• Cấy môi sinh học: Đầu kim nhỏ chỉ trên bề mặt (lớp thượng bì) của môi.
2. Về thời gian hồi phục
Bên cạnh thắc mắc về tác hại của cấy môi sinh học, một số người cũng so sánh thời gian hồi phục của hai loại hình làm đẹp này.
Sau khi phun xăm môi, tùy vào tay nghề của thợ cũng như cơ địa của từng người mà có độ sưng tấy khác nhau. Thông thường, phun xăm truyền thống cần 7 ngày hoặc lâu hơn để bong hết lớp da chết trên môi.
Ngược lại, cấy môi sinh học hầu như không bị sưng tấy hoặc phồng rộp. Vì kim chỉ tác động trên bề mặt nên chỉ cần 3 – 5 ngày là lớp da chết trên môi đã bong hết. Bạn có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường sau khi cấy môi sinh học mà không cần chờ thời gian hồi phục.
3. Về độ bền màu của môi
Theo chia sẻ của các chuyên gia thẩm mỹ đầu ngành, phun môi có thể giữ được độ bền màu lên tới 5 năm còn cấy môi sinh học duy trì trược 5 – 6 năm. Điều này cũng còn phụ thuộc vào cơ địa cũng như cách chăm sóc của mỗi người.
4. Chi phí thực hiện
Phun môi truyền thống có giá thành rẻ hơn cấy môi sinh học. Cụ thể, chi phí cấy môi có thể lên tới 3 – 5 triệu đồng. Tùy vào các cơ sở làm đẹp và dịch vụ mà chi phí này khác nhau.
>>> Đọc thêm: XĂM MÔI KIÊNG THỊT BÒ BAO LÂU ĐỂ LÊN MÀU CHUẨN ĐẸP?
Cấy môi sinh học có an toàn không?
Có thể khẳng định rằng nếu lựa chọn được cơ sở uy tín để cấy môi sinh học, thì kỹ thuật này rất an toàn cho sức khỏe. Quy trình cấy môi là không xâm lấn nên ít gây tổn thương cho đôi môi đồng thời cần ít thời gian để hồi phục.
Hơn nữa, hiệu quả của cấy môi cũng được công nhận là rất cao. Sau khi thực hiện, bạn sẽ có được đôi môi hồng hào và tràn đầy sức sống. Điều này cũng duy trì được trong nhiều năm. Bạn không phải sửa hoặc làm lại môi nên tiết kiệm chi phí làm đẹp.
>>> Đọc thêm: PHUN MÔI CÓ ĐƯỢC ĂN BÁNH MÌ KHÔNG? 11 LƯU Ý CẦN BIẾT
Tác hại của cấy môi sinh học là gì?
Mặc dù là kỹ thuật không xâm lấn, thế nhưng độ an toàn của cấy môi sinh học còn phụ thuộc vào tay nghề của người thực hiện. Người thợ tay nghề giỏi, giàu kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật cấy môi nhanh, đúng quy trình và không gây đau đớn hay tổn thương gì.
Ngược lại, với những người thợ không có tay nghề hoặc chưa được đào tạo bài bản thì có thể làm cho khách hàng đau, chảy máu hoặc môi lên màu không chuẩn như lựa chọn ban đầu.
>>> Đọc thêm: PHUN MÔI CÓ ĐƯỢC ĂN CHUỐI KHÔNG? 6 LƯU Ý QUAN TRỌNG CẦN BIẾT
Một số lưu ý sau khi cấy môi sinh học
Như vậy, bạn hoàn toàn không phải lo lắng về tác hại của cấy môi sinh học. Nếu muốn thực hiện phương pháp làm đẹp này, hãy lựa chọn các địa chỉ spa uy tín để thực hiện.
Thế nhưng, cần lưu ý một số điều sau khi cấy môi, đó là:
1. Vệ sinh môi theo hướng dẫn
Sau khi tiến hành cấy môi, bạn cần lưu ý không để cho môi dính nước trong vòng 48 giờ. Chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh môi theo hướng dẫn của chuyên gia thẩm mỹ.
Thông thường, bạn nên dùng bông y tế (hoặc bông tẩy trang) thấm nước muối và lau nhẹ nhàng môi 2 lần/ngày. Nước muối sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng đồng thời giúp môi lên màu đều đẹp hơn.
2. Bảo vệ môi khi ra ngoài
Môi sau khi phun xăm hoặc cấy màu đều dễ bị tổn thương do các yếu tố như khói bụi, tia UV… Vậy nên, khi đi ra ngoài, bạn cần che chắn và bảo vệ cẩn thận.
Tốt hơn hết nên đeo khẩu trang y tế mềm mỏng, tránh dùng khẩu trang vải. Thay khẩu trang thường xuyên để giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho đôi môi.
Ngoài ra, bạn đừng quên thoa dưỡng môi theo chỉ dẫn của chuyên gia thẩm mỹ để tránh cho đôi môi nứt nẻ, bong tróc.
>>> Đọc thêm: XĂM MÔI CÓ ĂN KHOAI LANG ĐƯỢC KHÔNG?
3. Bổ sung dưỡng chất cho đôi môi khỏe mạnh
Bạn sẽ tránh được các tác hại của cấy môi sinh học nếu biết chăm sóc đúng cách. Ngoài ra, đừng quên bổ sung dinh dưỡng cho một đôi môi khỏe mạnh và căng tràn sức sống.
Để môi nhanh hồi phục, các chuyên gia thẩm mỹ thường khuyên khách hàng nên sử dụng các thực phẩm giàu vitamin A như cam, dứa, bưởi, cà rốt, cà chua, bông cải xanh… Ăn thêm sữa chua và tăng cường sữa tươi cho đôi môi lên màu đẹp.
Mặt khác, cần hạn chế các thực phẩm có thể ảnh hưởng tới màu môi hoặc gây ra các biến chứng. Đó là các món như rau muống, thịt bò, thịt gà, trứng, đồ nếp, đồ cay nóng, vịt, hải sản…
Trên đây là những điều cần biết về cấy môi sinh học. Có thể nói đây là thủ thuật làm đẹp an toàn cho sức khỏe, hiệu quả cao. Vì vậy, bạn không cần phải lo lắng về tác hại của cấy môi sinh học. Tuy nhiên, cần lựa chọn cơ sở có tay nghề để thực hiện.
>>> Đọc thêm: PHUN XĂM CHÂN MÀY XONG KIÊNG GÌ? 13 ĐIỀU CẦN KIÊNG CỮ
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn