Tại sao cha mẹ cần biết nhu cầu về chất đạm của trẻ ở từng độ tuổi?

Tại sao cha mẹ cần biết nhu cầu về chất đạm của trẻ ở từng độ tuổi?

Đạm là chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nhu cầu về chất đạm của trẻ ở từng độ tuổi nhé.

Đạm (protein) được cấu tạo từ các chuỗi axit amin được sắp xếp lại với nhau để tạo nên một cấu trúc hoàn chỉnh. Đạm thường có trong các loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa… Đây là hợp chất giàu dinh dưỡng và đóng một vai trò quan trọng đối với cơ thể con người.

Nhu cầu đạm ở từng lứa tuổi

Đạm là dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể con người và nhu cầu bổ sung số lượng đạm khác nhau ở từng lứa tuổi. Cụ thể như:

  • Trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi, có nhu cầu đạm trong ngày là 20 gram (theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam), sẽ tương đương với 111,1 gram thịt bò, 105,3 gram thịt heo nạc, 125 gram cá chép.
  • Trẻ từ 3 đến 5 tuổi, có nhu cầu đạm trong ngày là 25 gram sẽ tương đương với 138,9 gram thịt bò, 131,6 gram thịt heo nạc, 147,1 gram cá chép.

Tại sao cha mẹ cần biết nhu cầu về chất đạm của trẻ ở từng độ tuổi?Nhu cầu đạm ở từng lứa tuổi

Sự khác nhau giữa các loại đạm

Không phải loại đạm nào cũng giống nhau vì trình tự các axit amin sắp xếp sẽ khác nhau. Đạm từ các nguồn khác nhau sẽ có hàm lượng và chất lượng khác nhau như:

  • Đạm từ thịt là 16 – 22%
  • Đạm từ thủy – hải sản là 16 – 20%
  • Đạm từ sữa tươi là 4%
  • Đạm từ đậu là 18 – 34%

Trứng có lượng đạm rất dồi dào, lòng đỏ trứng chiếm 13,6% lượng đạm, lòng trắng chiếm 10,3%.

Thành phần protein cụ thể của một số thực phẩm chính yếu như sau:

Tên thực phẩm Thành phần protein (g %)
Thịt bê nạc 20
Thịt bò 18
Thịt gà ta 20,3
Thịt vịt 17,8
Thịt heo nạc 19
Cá chép 16
Cua đồng 12,3
Tôm biển 17,6
Sữa bò tươi 3,9
Sữa người 1,5
Đậu đen 24,2
Đậu xanh 23,4
Vừng 20,1

Qua bảng trên, mẹ bỉm cần cân nhắc lựa chọn chế độ ăn phù hợp để con mình có thể phát triển lành mạnh nhất. Không nên cho trẻ tiếp thu quá nhiều đạm sẽ dẫn đến nguy cơ béo phì, suy giảm trí tuệ khi lớn lên, gây ảnh hưởng xấu đến thận, dạ dày và có thể mắc phải bệnh đái tháo đường sớm. Tỷ lệ cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật cho trẻ từ 3-5 tuổi cần ăn hằng ngày là 60/40.

Sự khác nhau giữa các loại đạmSự khác nhau giữa các loại đạm

Nguồn cung cấp đạm có lợi cho trẻ

Nguồn cung cấp đạm có lợi nhất cho trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi chính là sữa mẹ. Đạm trong sữa mẹ cung cấp amino acid cho bé giúp tăng trưởng xương, trí tuệ, tạo kháng thể và dễ dàng tiêu hóa.

Từ 6 tháng đến 24 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Tuy nhiên, bé vẫn có thể uống dặm thêm sữa ngoài (có hàm lượng đạm phù hợp) nếu sữa mẹ không cung cấp đủ cho bé.

Từ 24 tháng đến 36 tháng, trẻ đã cứng cáp hơn và lượng thức ăn cần tiêu thụ tăng lên, khi đó hệ tiêu hóa đã cho phép bé ăn được các loại thực phẩm đa dạng khác nhau. Mẹ cần lựa chọn thức ăn phù hợp và cân đối về lượng đạm trong mỗi bữa ăn theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của các chuyên gia.

Nguồn cung cấp đạm có lợi cho trẻNguồn cung cấp đạm có lợi cho trẻ

Trên đây là bài viết tổng hợp về nhu cầu chất đạm của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau. Các mẹ hãy lưu lại và cân nhắc lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé yêu của mình được phát triển hoàn thiện và tốt nhất nhé.

Nguồn: Báo VnExpress

Chọn mua các loại sữa bột cho bé chất lượng có bán tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé:

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *