Tại sao pha sữa có nhiều bọt? Nguyên nhân và cách khắc phục

Bạn đang xem bài viết: Tại sao pha sữa có nhiều bọt? Nguyên nhân và cách khắc phục tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Sữa bột là nguồn cung cấp dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho trẻ những năm đầu đời, tuy nhiên nếu việc pha sữa không đúng cách khiến sữa có nhiều bọt sẽ dẫn đến tình trạng trẻ không hấp thụ được tối đa dưỡng chất có trong sữa. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đi tìm hiểu nguyên nhân mẹ pha sữa cho bé bị nổi bọt và các cách để khắc phục tình trạng này nhé!

1Nguyên nhân pha sữa có bọt

1.1. Do quá trình pha sữa

Do trong quá trình pha sữa mẹ lắc bình sữa quá mạnh và quá lâu để bột sữa tan đều, không bị vón, nhưng điều này khiến sữa bị sủi bọt do sự di chuyển của các phân tử sữa va chạm với không khí và hơi nước có sẵn bên trong bình.

Lượng bọt nổi lên nhiều hay ít phụ thuộc vào lực lắc mạnh hay nhẹ và thời gian lắc bình có lâu không. Bọt khí này sẽ nhanh chóng tan biến trong thời gian ngắn, nếu bọt khí chưa tan hết mẹ đã vội vàng cho trẻ bú ngay sẽ dễ dẫn đến hiện tượng bị đầy hơi, nấc cụt và nôn trớ.

lắc mạnh bình sữa

1.2. Do quá trình bé bú bình

Bọt sữa có thể hình thành trong lúc bé bú sữa, hiện tượng này được gọi là “khí thừa”. Do sau khi bé mút sữa, lượng không khí nhỏ sẽ tự động bị hút ngược trở lại bình để bù đắp vào phần sữa đã vơi đi. Điều này vô tình tạo ra vô số những bọt sữa vô hại xuất hiện bên trong bình.

Do quá trình bé bú bình

1.3. Do chất lượng sữa

Đây là nguyên nhân đáng lo ngại nhất, bọt sữa kém chất lượng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Sữa không đảm bảo chất lượng, các phân tử trong sữa bị biến đổi không còn ở trạng thái ban đầu sẽ tạo ra bọt sau khi pha sữa do các phân tử này tiếp xúc với nhiệt độ cao dẫn đến nổi bọt.

Đặc điểm để mẹ nhận biết sữa sủi bọt do nguyên nhân này là bọt sữa nhiều và đọng lại trong bình rất lâu, khi bé đã sử dụng hết lượng sữa trong bình nhưng bọt vẫn chưa tan hết. Lúc này mẹ cần kiểm tra lại chất lượng sữa của bé ngay.

Do chất lượng sữa

2Pha sữa công thức bị sủi bọt có sao không?

Đối với bọt bình thường xuất hiệu do quá trình pha sữa không đúng cách hoặc trong lúc bé bú hoàn toàn vô hại không gây ra các vấn đề đáng lo ngại cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài bé sẽ bị đầy hơi, nôn trớ, nấc cụt hay trào ngược sữa

Đối với bọt hình thành do chất lượng sữa kém sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Không những không cung cấp được lượng dinh dưỡng cần thiết cho trẻ mà còn gây ra các vấn đề về đường ruột như rối loạn tiêu hóa, táo bón. Nếu mẹ không nhận biết sớm nguyên nhân này, để trẻ uống phải sữa kém chất lượng lâu dài sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

Pha sữa bị sủi bọt có sao không

3Cách khắc phục sữa bị sủi bọt

3.1. Pha sữa đúng cách

Các mẹ thường có thói quen pha sữa ngoài cốc rồi đổ trực tiếp vào bình hoặc cho bột sữa vào bình rồi trực tiếp lắc mạnh để hòa tan sữa, những cách này thường khiến sữa bị sủi bọt.

Để pha sữa đúng cách và không còn hiện tượng nổi bọt mẹ cần chú ý pha theo các bước sau:

  • Chuẩn bị một chiếc cốc sau đó cho sữa bột vào, nếu thấy sữa bị vón cục mẹ hãy dùng thìa sạch tán đều. Sau đó cho nước sôi vào khuấy đều thật nhẹ để sữa tan đều, không bị vón, tránh được các bong bóng khí.
  • Dùng 1 chiếc phễu nhỏ để đổ sữa vào bình, hạn chế tình trạng nổi bọt khí trong bình sữa. Hoặc mẹ cũng có thể nghiêng nhẹ miệng bình để khi đổ sữa vào hạn chế tối đa sữa tạo ra các bọt khí
  • Ngoài ra mẹ có thể lựa chọn đầu tư máy pha sữa cho bé để sữa được pha đúng tỷ lệ chuẩn, không xuất hiện bọt khí và đạt được chất lượng tốt nhất.
pha sữa đúng cách

3.2. Cho bé bú đúng cách

Khi trẻ bú sai cách sẽ làm cho bọt khí trong bình càng nổi lên và tăng lượng khí đi vào bên trong dạ dày của bé. Vì vậy, các mẹ cần cho trẻ bú bình đúng cách:

  • Mẹ ngồi và bế bé nằm nghiêng, giữ phần đầu của bé được nâng lên cao trong quá trình cho bé bú. Ở tư thế này, sẽ giúp bé bú tốt, bú khỏe và hạn chế được tình trạng sặc sữa.
  • Đặt bình sữa chính xác, nghiêng bình sao cho sữa lấp đầy phần núm vú. Điều này giúp cho không khí không thể lọt vào trong bình.
  • Kiểm tra tốc độ chảy của sữa xem có phù hợp với tốc độ và lực mút của bé hay chưa, nếu sữa chảy liên tục và đều đặn bé cũng sẽ ít nuốt phải bọt khí hơn.
  • Kiểm tra kỹ xem nắp bình bú đã được vặn vừa tay chưa. Vì nếu quá chặt hoặc quá lỏng cũng có thể gây ra bọt khí, nắp bình quá chặt sẽ dẫn đến việc thông khí không được trơn tru, nắp bình quá lỏng khiến không khí tràn nhiều vào trong bình sữa.
Cho bé bú đúng cách

3.3. Thay đổi bình bú

Nguyên nhân của hiện tượng bọt khí có thể xuất phát từ bình sữa, việc thay đổi bình sữa cho phù hợp với trẻ có thể giảm bớt lượng khí dư khi bé đang bú. Mẹ nên lưu ý những điều sau khi chọn mua bình sữa cho bé:

  • Chọn mua bình sữa cổ rộng để dễ dàng khuấy đều sữa trong bình mà không cần lắc mạnh đồng thời cũng giúp mẹ dễ dàng vệ sinh được mọi ngóc ngách trong bình.
  • Chọn các loại bình sữa có van thông khí để hạn chế tối đa lượng không khí bé nuốt vào trong khi đang bú khiến bé bị sặc sữa, đầy hơi, khó tiêu. Một số thương hiệu bình sữa có tích hợp van thông khí trên thị trường hiện nay như Hegen,bình sữa Tommee Tippee, bình sữa Philips Avent, bình sữa Pur, bình sữa Wesser, bình sữa Pigeon,…
  • Chọn núm ti phù hợp với lực bú của bé, núm ti có lỗ chảy quá nhỏ khi bé mút mạnh dẫn đến núm bị móp vào trong, núm ti quá lớn sẽ gây tràn sữa. Trong trường hợp này, mẹ hãy thay đổi size phù hợp núm để bé bú dễ dàng hơn.
  • Chọn bình sữa có góc cạnh hoặc núm ti nghiêng để giúp giữ sữa luôn đầy ở phần núm ti. Điều này giúp bé ngậm hết núm vú trong suốt quá trình bú sữa.
Chọn đúng loại bình

3.4. Đổi sản phẩm sữa khác

Nếu nguyên nhân gây bọt khí đến từ chất lượng sữa, mẹ cần đổi sản phẩm sữa khác ngay. Để tránh tình trạng mua phải sữa kém chất lượng, mẹ nên xem kỹ thông tin sản phẩm trước khi chọn mua về cho bé sử dụng. Mẹ cần cân nhắc về thương hiệu sản phẩm, thành phần, hạn sử dụng, và tìm những điểm phân phối uy tín để tránh mua phải hàng giả hàng nhái.

Mẹ bỉm có thể tham khảo 1 số thương hiệu sữa uy tín như: Sữa Nan, sữa Friso, sữa Hipp, sữa Meiji, sữa Optimum, sữa Pediasure, sữa Similac, sữa Vinamilk,…

Chọn sản phẩm sữa khác

4Lưu ý khi pha sữa cho bé

4.1. Nước pha sữa

Để nhanh chóng nhiều mẹ dùng trực tiếp nước khoáng, nước tinh khiết, hay nước lã đã được lọc sạch,… để pha sữa cho bé mà không qua đun sôi để nguội, tuy nhiên điều này là không nên bởi sẽ vô tình gây biến đổi các chất dinh dưỡng có trong sữa.

Đặc biệt khi dùng nước khoáng để pha sữa cho bé, các chất khoáng có trong nước sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé, thậm chí có thể gây ra sỏi thận nếu sử dụng trong thời gian dài.

Để tốt nhất mẹ nên dùng nước lọc đun sôi để nguội để pha sữa cho bé.

chú ý nước pha sữa

4.2. Nhiệt độ pha sữa

Khi pha sữa cho bé mẹ cũng cần chú ý đến nhiệt độ của nước, nước quá nóng gây phá vỡ các vitamin và làm chết lợi khuẩn có trong sữa, sữa dễ bị vón cục, nước quá nguội sẽ không thể hòa tan hoàn toàn bột sữa gây ra các cặn sữa.

Nhiệt độ lý tưởng là khoảng 40 đến 50 độ C hay đối với một số loại sữa từ Nhật Bản là 70 độ C (mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn pha sữa để biết được nhiệt độ thích hợp). Nên để nguội nước đun sôi tầm 5 đến 10 phút để đạt đến nhiệt độ này, hoặc dùng nhiệt kế kiểm tra trước khi tiến hành pha sữa

lưu ý nhiệt độ pha sữa

4.3. Thao tác khi pha sữa

Một số thao tác mẹ cần lưu ý để pha sữa đạt chuẩn:

  • Vệ sinh tay và tiệt trùng dụng cụ pha sữa: tránh các vi khuẩn tích tụ xâm nhập vào sữa gây các bệnh đường ruột như tiêu chảy, nhiễm khuẩn cho bé.
  • Đun sôi nước và để nguội dần: không dùng trực tiếp nước sôi để pha sữa.
  • Cho nước vào trước rồi mới đến bột sữa: không cho sữa vào trước sẽ khó tan và vón cục.
  • Pha lượng bột sữa chính xác như hướng dẫn của nhà sản xuất được in trên bao bì: việc pha ít hơn sẽ không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, pha nhiều bột sữa hơn khiến cho sữa không tan hết gây khó hấp thu, ngoài ra còn làm tăng gánh nặng lên thận khiến cho thận làm việc quá tải gây ảnh hưởng không tốt
  • Không lắc mạnh bình mà khuấy nhẹ nhàng: nên dùng hai lòng bàn tay áp vào hai thân bên của bình và lăn đều nhẹ nhàng để sữa tan hoàn toàn.
  • Cho trẻ uống trong vòng 2 giờ sau khi pha: sữa trẻ đã uống dở có nước bọt của trẻ cho nên nếu để lâu trong không khí rồi cho bé uống lại rất dễ bị nhiễm khuẩn và không tốt cho đường ruột của bé.
thao tác cần lưu ý khi pha sữa
Xem thêm:

  • Tổng hợp cách pha sữa bột đúng chuẩn cho bé nhanh tăng cân, chóng lớn
  • Top 5 sữa bột pha sẵn giúp bé phát triển trí não thông minh cao lớn
  • Sữa bột nguyên kem Devondale có tốt không? Hướng dẫn pha đúng cách

Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin cần thiết cho các mẹ về việc pha sữa bị sủi bọt cũng như nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ tổng đài 1900.866.874 (7:30 – 22:00) hoặc truy cập website avakids.com để được hỗ trợ hướng dẫn và tư vấn miễn phí nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tại sao pha sữa có nhiều bọt? Nguyên nhân và cách khắc phục của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *