Bạn đang xem bài viết: Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è và gồng mình? Nguyên nhân và cách khắc phục tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Trẻ sơ sinh hay rặn è è khi ngủ là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý ở trẻ. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è và cách khắc phục tình trạng trên qua bài viết dưới đây nhé!
1Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è đỏ mặt và vặn mình?
Ở trẻ sơ sinh, rặn è è khi ngủ là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Bé thường có biểu hiện đỏ mặt, vặn người, gồng mình trong khoảng vài phút ngắn (có thể 11 – 22 lần vặn mình trong ngày). Với những trẻ có tuần tuổi cao hơn, tần suất gặp hiện tượng này sẽ nhiều hơn.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý nguyên nhân bé hay rặn è è khi ngủ, có thể do đang mắc phải một số tình trạng như:
- Môi trường nằm không thoải mái, gối quá cao hoặc đệm nằm quá cứng khiến hô hấp của bé trở nên khó khăn.
- Bé bị thiếu canxi do sinh non hay chế độ dinh dưỡng chưa được hợp lý, tình trạng này bị kích thích bởi tiếng ồn, còi xương, chậm lớn.
- Bé bị trào ngược dạ dày, thực quản, triệu chứng kèm theo nôn ói, khó chịu hay quấy khóc.
Khi mẹ gặp những hiện tượng lạ trên, hãy lập tức đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và nghe lời khuyên từ các chuyên gia, đội ngũ y bác sĩ với trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Mẹ cần chú ý các hiện tượng của bé khi ngủ để kịp thời xử lý
2Cách để phân biệt rặn è è khi ngủ là hiện tượng sinh lý hay bệnh lý ở trẻ
2.1 Biểu hiện rặn è è do sinh lý
Biểu hiện do sinh lý như trẻ vặn mình và rặn è è trong vài phút, khoảng sau 2 – 3 tháng sẽ trở lại bình thường. Bên cạnh đó cân nặng của bé ở trạng thái cân bằng và không có biểu hiện gì đáng lo ngại. Mẹ có thể theo dõi và quan sát thêm môi trường bên ngoài dẫn đến hiện tượng rặn è è của bé như:
- Tư thế ngủ chưa thoải mái, quá nhiều ánh sáng hoặc tiếng ồn có thể là một trong những nguyên nhân khiến bé hay giật mình và có những biểu hiện lạ trong khi ngủ.
- Trẻ muốn đi ngoài, đi tiểu hay trẻ quấy khóc, cựa quậy, khó chịu do tình trạng tã, bỉm ướt, quấn khăn quá chặt.
Điều chỉnh ánh sáng thấp giúp giấc ngủ của bé đảm bảo hơn
2.2 Biểu hiện rặn è è do bệnh lý
Biểu hiện do bệnh lý có thể kể đến một số dấu hiệu trẻ sơ sinh rặn mình è è xuất hiện kèm theo gây ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống và mất cân bằng phát triển của trẻ như:
- Tình trạng rặn è è khi ngủ kéo dài kèm theo nôn ói, nấc, đổ mồ hôi trộm, ngủ không yên giấc, giật mình, quấy khóc, lên cân chậm, lâu dần trẻ còi xương, chậm mọc răng, rụng tóc, sụt cân gây ảnh hướng đến phát triển thể chất ở trẻ.
- Trẻ xuất hiện trình trạng ngứa, nóng, tổn thương da do côn trùng cắn hay khó ngủ, co giật do tổn thương các dây thần kinh và hệ tiêu hoá hoạt động mất cân bằng. Nghiêm trọng hơn có thể ngưng thở, tím tái hoặc tử vong nhanh do tình trạng thiếu canxi kéo dài dẫn đến co thắt thanh quản.
Sụt cân là một trong những biểu hiện rõ rệt ở trẻ
3Ba mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh rặn è è khi ngủ?
3.1 Đối với biểu hiện bệnh lý
Khi gặp các triệu chứng do tình trạng bệnh lý, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để khám và nhận được tư vấn chính xác nhất từ các chuyên gia và đội ngũ y bác sĩ chuyên môn. Cha mẹ không nên sử dụng các mẹo chữa trị tại nhà cho bé vì có thể xảy ra sơ suất và ảnh hưởng trực tiếp đến con.
Cha mẹ nên đưa đến cơ sở y tế khi trẻ có dấu hiệu khác thường
3.2 Đối với biểu hiện sinh lý
Thay tã bỉm, quần áo rộng rãi thoải mái cho bé: Cha mẹ có thể chọn các loại tã, bỉm với chất liệu thấm hút tốt, kích thước vừa vặn với cơ thể, chống tràn tốt, tạo cảm giác thoải mái, khô thoáng và đồ sơ sinh phù hợp giúp giấc ngủ của bé chất lượng hơn.
Đảm bảo môi trường ngủ thoải mái cho trẻ: Cha mẹ nên để nhiệt độ phòng phù hợp, không quá nóng hay quá lạnh dẫn đến tình trạng nhiễm lạnh ở trẻ. Ánh sáng vừa đủ, không gian yên tĩnh giúp bé ngủ ngon hơn và không bị giật mình, rặn è è trong khi ngủ.
Ngoài ra, cha mẹ nên chú ý thường xuyên giặt giũ chăn màn để đảm bảo vệ sinh, sử dụng nước giặt cho trẻ sơ sinh, giúp bảo vệ làn da khoẻ mạnh, mịn màng, khô thoáng và không gây kích ứng cho da bé.
Nhẹ nhàng xoa dịu trẻ: Khi trẻ vặn mình, quấy khóc hay khó chịu, cha mẹ hãy ôm bé vào lòng, vỗ nhẹ hoặc trò chuyện với trẻ. Như vậy, bé sẽ có cảm giác an toàn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Tắm nắng cho bé thường xuyên: Cha mẹ có thể cho bé tắm nắng từ 10 – 15 phút trong khoảng 6 – 9 giờ sáng. Đây là thời điểm nắng dịu, không quá gay gắt, giúp bé hấp thu được lượng canxi, vitamin D cần thiết cho cơ thể, tránh tình trạng còi xương, thấp bé và nhẹ cân.
Sử dụng sữa tắm gội an toàn cho bé: Vì da của trẻ còn khá nhạy cảm nên cha mẹ cần chọn những loại sản phẩm tắm gội cho trẻ sơ sinh dịu nhẹ, an toàn, không chứa nhiều chất hoá học. Như vậy, trẻ có thể tránh được tình trạng dị ứng, kích ứng trên da.
Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé: Cha mẹ nên chọn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của trẻ. Chế độ ăn dặm, uống sữa bột phù hợp để giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.
Quan tâm đến cảm xúc của trẻ: Trẻ hay vặn mình, cựa quậy, quấy khóc, khó chịu có thể là những cảm xúc bé muốn thể hiện, thông báo tới cha mẹ tình trạng cơ thể mình. Vì vậy, phụ huynh cần quan sát thái độ, biểu cảm của con để có thể kịp thời giúp đỡ và xử lý tình huống nhanh chóng.
Thường xuyên kiểm tra vùng da nhạy cảm của bé: Ở vùng da nhạy cảm là những nơi dễ bị kích ứng, mẩn đỏ, hăm, viêm, loét, vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra, vệ sinh, giữ da bé luôn khô thoáng. Khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu lạ nào, phụ huynh nên đưa bé đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp chữa trị kịp thời.
4Trường hợp nên đưa trẻ sơ sinh hay rặn è è đến gặp bác sĩ
Cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để có thể chữa trị kịp thời, nhận lời tư vấn từ đội ngũ y bác sĩ chuyên môn khi gặp những dấu hiệu sau:
- Hiện tượng canxi trong máu bị hạ dẫn đến tình trạng nôn trớ, đổ mồ hôi, quấy khóc, sút cân ở trẻ.
- Da trẻ bị tổn thương, ngứa và khó chịu do côn trùng cắn hoặc bị kích ứng, dị ứng.
- Trẻ hay vặn mình, ăn không ngon, sút cân và thường quấy khóc.
- Trẻ rặn è è khi ngủ do sinh lý, nhưng không tăng cân và quấy khóc kéo dài cũng nên đưa đi gặp bác sĩ thăm khám và điều trị để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của trẻ.
Đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và nhận lời tư vấn từ chuyên gia
- Khi nào trẻ ngừng ngủ giấc ngắn? Liệu cha mẹ có nên ngừng?
- Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất – Điều ba mẹ nên biết
- Những cách đơn giản giúp trẻ rèn luyện thói quen ngủ nôi mà không tốn nhiều thời gian
Thông qua bài viết này, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng rặn è è và gồng mình khi ngủ của trẻ, hy vọng bạn có thể áp dụng để chăm sóc bé tốt hơn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến số hotline 1900.866.874 để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng ngay nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è và gồng mình? Nguyên nhân và cách khắc phục của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.