Bạn đang xem bài viết: Tại sao uống sữa bị tiêu chảy, đau bụng và cách khắc phục là gì? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Sữa tươi và các thực phẩm từ sữa là một nguồn dinh dưỡng dồi dào và có vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống khoa học. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người uống sữa hay bị đau bụng, tiêu chảy. Cùng tìm hiểu tại sao uống sữa bị tiêu chảy và cách khắc phục qua bài viết sau nhé!
1Nguyên nhân uống sữa bị đau bụng
1.1. Do dị ứng với sữa
Nguyên nhân khiến uống sữa bị đau bụng có thể là do bạn bị dị ứng với một hoặc nhiều thành phần nào đó, chẳng hạn như protein trong sữa bò. Khi phát hiện mình bị dị ứng với sữa hay bất kỳ một loại thực phẩm nào khác, bạn nên dừng sử dụng loại thực phẩm ấy ngay để tránh tình trạng dị ứng thêm trầm trọng.
Nguyên nhân khiến bạn uống sữa bị đau bụng có thể bạn bị dị ứng với sữa
1.2. Uống khi bụng đói
Khi đói nhiều người thường có thói quen uống sữa bò để no bụng thay vì ăn nhẹ, điều này là nguyên nhân gây ra tiêu chảy và khó chịu đối với những người “bụng yếu” hoặc tiêu hoá kém.
Uống sữa khi bụng đang đói có thể khiến bạn bị đau bụng và bị tiêu chảy
1.3. Pha sữa không đảm bảo vệ sinh
Pha sữa bột không đảm bảo vệ sinh như sử dụng thìa, cốc hoặc nước bẩn cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng khi uống sữa. Vi khuẩn lây lan và xâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác.
Pha sữa không đảm bảo vệ sinh khiến bạn dễ bị đau bụng
1.4. Cơ thể không có đủ men tiêu hóa
Khi cơ thể không có đủ men tiêu hoá thì đây là lúc dễ xảy ra hiện tượng tiêu chảy nhất. Lý do là vì khi thiếu men tiêu hóa thì cơ thể không có khả năng hấp thu và dung nạp đường lactose trong sữa, từ đó dẫn đến các bệnh về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy.
Siro Pediakid Colicillus Bébé hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột 10 ml
1.5. Chưa quen uống sữa
Nguyên nhân khiến bạn dễ bị đau bụng khi uống sữa là do bạn chưa quen với sữa hoặc chưa quen với loại sữa đó. Điều này thường xảy ra khi bạn mới chuyển đổi loại sữa hoặc vừa mới tập uống trở lại sau một thời gian dài không uống sữa.
Nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng khi uống sữa là do bạn chưa quen uống sữa
1.6. Uống sữa hết hạn, bị hỏng
Sữa bị hết hạn hoặc bị hỏng sẽ không còn chất dinh dưỡng và có thể tồn tại những loại vi khuẩn hay những chất không tốt cho hệ tiêu hóa nói riêng và cơ thể nói chung. Vì thế, khi sữa bị hỏng hoặc hết hạn sử dụng, bạn không nên dùng chúng để uống nữa.
Bạn không nên dùng sữa bị hỏng hoặc hết hạn sử dụng
1.7. Uống phải sữa giả, kém chất lượng
Sữa giả, kém chất lượng không những không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết mà thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Chúng có thể chứa các chất xấu, làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa vì vậy gây đau bụng, tiêu chảy. Vì thế, hãy mua sữa ở những địa chỉ uy tín để tránh tình huống trên nhé!
1.8. Bảo quản sữa không đúng hướng dẫn
Việc bạn bảo quản sữa đúng hay không cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng sữa nạp vào cơ thể. Đối với các hộp sữa đã mở nắp mà không che đậy kĩ, tiếp xúc với không khí, nhiệt độ cao hoặc nơi ẩm ướt sẽ là một môi trường lý tưởng cho các mầm bệnh xâm nhập và phát triển.
Khi đó, sữa của bạn sẽ có sự thay đổi về màu sắc, mùi vị, biến đổi chất. Từ đó sẽ gây tiêu chảy cho bé khi uống phải sữa này.
2Cách khắc phục tình trạng uống sữa bị đầy bụng, tiêu chảy
Để khắc phục tình trạng bị đau bụng và tiêu chảy khi uống sữa, sau đây là những cách khắc phục hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
- Đổi loại sữa hoặc bỏ hẳn sữa nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng dị ứng. Bạn có thể sẽ mắc chứng khó dung nạp lactose nếu tình trạng không có đủ men tiêu hóa trong cơ thể để hấp thu lactose kéo dài.
- Không uống sữa khi bụng đói, đặc biệt là khi bạn thường xuyên có những vấn đề về đường tiêu hóa. Uống sữa khi chưa ăn gì sẽ dễ gây tiêu chảy hơn nhiều lần so với bình thường
- Vệ sinh thìa, cốc, bình sữa,… kỹ lưỡng trước và sau khi sử dụng. Việc vệ sinh dụng cụ pha sữa, uống sữa là cần thiết vì nếu dụng cụ không đảm bảo sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi.
- Bất kỳ loại thực phẩm nào và kể cả sữa cũng cần phải được kiểm tra kỹ hạn sử dụng trước khi dùng để đảm bảo sức khỏe cho chính mình lẫn người thân trong gia đình.
- Khi uống sữa còn thừa, bảo quản sữa ở nơi khô ráo thoáng mát hoặc trong tủ lạnh. Tuy nhiên không nên để sữa uống thừa ngoài môi trường quá 24 giờ vì lúc này sữa đã dính nước bọt, vi khuẩn có thể xâm nhập và phát triển nhanh hơn bình thường rất nhiều.
- Mua hàng ở các địa chỉ uy tín để tránh mua phải sữa giả, không có nhãn mác cũng như không được kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lốc 4 hộp sữa tươi DalatMilk ít đường 180 ml
3Cần lưu ý gì khi uống sữa?
3.1. Liều lượng uống sữa
Uống sữa quá nhiều không tốt cho sức khỏe nhưng quá ít lại không đủ chất. Bạn nên biết uống sữa theo đúng liều lượng để có chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh nhất.
- Người lớn: Uống tối đa 700 ml/ngày. Nên chia nhỏ lượng sữa trong ngày thành nhiều lần sử dụng và có thể uống 200 ml/lần.
- Trẻ em: Chỉ uống nhiều nhất 300 ml sữa mỗi ngày và nên được bố mẹ chia nhỏ tổng lượng sữa ra để uống thành nhiều lần trong ngày, mỗi cữ không quá 150 ml sữa.
Thùng 48 hộp sữa tươi TH true MILK ít đường 180 ml
3.2. Thời gian uống sữa
Ngoài uống đúng liều lượng thì bạn còn nên lưu ý về thời gian uống sữa như sau:
- Buổi sáng: Bạn nên ăn sáng trước khi uống sữa 30 phút, vì nếu uống sữa khi bụng đói sẽ dễ gây đau bụng. Ngoài ra, việc uống sữa sau khi ăn cũng giúp cơ thể hấp thu canxi có trong sữa tốt hơn.
- Buổi tối: Uống sữa trước khi ngủ 30 phút, không nên ngủ liền sau khi uống vì dễ gây chướng bụng, đầy hơi. Đợi một lúc để lượng sữa được tiêu hóa bớt rồi đi ngủ sẽ giúp bạn có một giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Ngoài uống đúng liều lượng thì bạn còn nên lưu ý về thời gian uống sữa
4Dinh dưỡng khi trẻ uống sữa bị tiêu chảy
Nếu bé uống sữa bị tiêu chảy, đau bụng thì các mẹ hãy thay đổi chế độ ăn cho con. Ưu tiên những loại thức ăn lỏng, mau tiêu như cháo, bột ăn dặm cho bé và chia nhỏ thành nhiều bữa để trẻ dễ hấp thu dinh dưỡng hơn. Với các bé còn bú sữa mẹ thì lúc này, mẹ nên bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, cũng như ăn nhiều hơn để tăng tiết sữa cho con bú thay cho sữa ngoài.
Nếu tình trạng bé trở nên tệ hơn thì bố mẹ hãy lập tức đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để tìm ra được nguyên nhân chính xác nhất. Vì có thể trong sữa có các chất gây kích ứng cho con, khi đó thì bố mẹ nên thay loại sữa khác phù hợp với cơ thể bé.
Dinh dưỡng khi trẻ uống sữa bị tiêu chảy
- Vì sao bé uống sữa bị nôn trớ? Những dấu hiệu mẹ cần lưu ý
- Bà bầu có nên uống sữa ban đêm? Lợi ích của việc uống sữa bầu ban đêm
- Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh được lâu và đảm bảo an toàn cho bé khi uống
Trên là một số nguyên nhân khiến bạn uống sữa hay bị tiêu chảy, đau bụng cũng như cách khắc phục vấn đề này, hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ website avakids.com hoặc tổng đài 1900.866.874 (7h20 – 22h00) để được hỗ trợ tư vấn ngay nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tại sao uống sữa bị tiêu chảy, đau bụng và cách khắc phục là gì? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.