Đa số mọi người sẽ vứt đi các món đồ không cần thiết như bìa giấy, vỏ lon, chai nhựa,..Tuy nhiên khi tận dụng những món đồ đấy có thể làm ra những món đồ chơi thú vị cho trẻ nhỏ, cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu cách tận dụng đồ bỏ đi để làm đồ chơi cho bé nhé!
Đối với những gia đình có con nhỏ, việc phải mua nhiều đồ chơi cho bé cũng là một việc rất tốn kém vì đa số các bé chỉ chơi 2 – 3 lần là chán ngay. Tuy nhiên, chỉ cần biết tận dụng những món đồ sau đây kết hợp cùng một chút độ khéo tay thì bạn sẽ có thể dễ dàng làm cho bé những món đồ chơi thú vị mà không phải tốn tiền mua cho bé ở các siêu thị hay cửa hàng đồ chơi nữa.
Sử dụng bìa các tông để làm các tuyến đường giao thông
Chỉ cần 1 thùng các tông bỏ đi ( có thể là thùng chứa tivi, máy giặt, tủ lạnh bỏ đi ) là bạn đã có thể làm cho con một tuyến đường giao thông thu nhỏ để bé có thể thỏa sức sáng tạo.
Cách làm cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần cắt bỏ phần ngoài của thùng sau đó bạn chỉ cần vẽ lên mặt trong các con đường và tô màu các cảnh vật xung quanh, nếu bạn khéo tay hơn nữa thì bạn có thể tận dụng các phần bìa vừa cắt đi để làm các mô hình ngôi nhà, cây cối hay các cột đèn giao thông để trang trí thêm cho khu vui chơi mới của bé.
Bạn cũng có thể bỏ vào trong đó các món đồ chơi khác của bé như các con vật, thú bông hay các mô hình xe và búp bê để bé có thể thoải mái xây dựng một thành phố thu nhỏ của riêng bé.
Làm xe cút kít bằng bìa giấy
Xe cút kít cũng là một món đồ chơi rất được các bé yêu thích và bạn hoàn toàn có thể làm chúng chỉ bằng những tấm bìa giấy bỏ đi.
Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 thùng bìa giấy bỏ đi ( có thể là thùng sữa, mì hoặc bánh kẹo), dùng 1 tấm bìa khác cắt thành 2 bánh xe hình tròn sau đó dùng 1 ống nhựa để kết nối hai bánh xe vào phía trước thùng giấy. Sau đó bạn kiếm thêm 2 ống nhựa khác để lắp vào hai bên thùng giấy làm thành phần tay cầm là xong.
Chỉ với các bước đơn giản trên là bạn đã có thể làm cho bé chiếc xe cút kít dễ thương để cho bé có thể thoải mái “ vận chuyển “ các món đồ chơi của mình rồi.
Làm trò ném vòng từ chai nhựa
Lại là một món đồ chơi rất đơn giản mà chắc chắn ai cũng sẽ làm được. Bạn chỉ cần kiếm các chai nước ngọt 1,5 lít bỏ đi ( coca-cola, pepsi,….) hoặc nếu không có chai lớn thì bạn dùng các chai nhỏ cũng được, sau đó thì bạn đổ vào bên trong đầy cát rồi đóng nắp chai lại thế là xong. Nếu muốn món đồ chơi của con sặc sỡ hơn thì bạn có thể vẽ trang trí thêm các nhân vật hoạt hình hoặc vẽ các hình ảnh vui nhộn cho bé.
Với món đồ chơi này, bé chỉ cần đứng từ xa dùng những chiếc vòng bằng cao su để ném lọt qua các chai, món đồ chơi này vừa giúp bé giải trí vừa còn có thể tăng sự khéo léo của trẻ nhỏ nữa đấy.
Làm trò chơi thú ăn kẹo từ can dầu ăn
Bạn rửa sạch 2 can dầu ăn 5 lít bỏ đi rồi dùng dao nhọn khoét thành hình chiếc miệng cười to, sau đó bạn vẽ trang trí thêm mắt mũi và tô màu cho con thú.
Tiếp theo bạn vo những tờ giấy nhỏ thành hình tròn để làm kẹo nữa là xong.
Để chơi trò chơi này thì bé chỉ cần ném những viên kẹo giấy vào miệng của hai con thú, bạn có thể chơi cùng bé để xem ai ném vào được nhiều hơn. Trò chơi này cũng rất bổ ích vì sẽ giúp bé rèn kĩ năng nhắm trúng mục tiêu.
Làm trống cho bé từ lon sữa
Bạn có thể cho bé nhà bạn làm quen với các loại nhạc cụ bằng món đồ chơi này bằng những lon sữa bột bỏ đi.
Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch lon sữa bột đã dùng sau đó dùng các loại giấy màu bao kín xung quanh, bạn có thể dùng bút màu vẽ thêm các hình ảnh con vật hay hoa lá để thêm sặc sỡ. Nếu bạn khéo tay, bạn có thể đục thêm 2 lỗ ở 2 bên trống sau đó luồn 1 sợi dây qua rồi buộc lại để tạo thành dây đeo cho bé.
Để làm gậy đánh trống, bạn chỉ cần kiếm 2 chiếc đũa sau đó xiên vào 2 hạt gỗ ở đầu đũa là đã có được một cặp gậy đánh trống cho bé rồi.
Với món đồ chơi này, bé nhà bạn sẽ học được cách làm quen với các loại nhạc cụ và trong tương lai bé có thể sẽ trở thành một tay trống cừ khôi đấy.
Với các hướng dẫn trên, bạn sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề chi phí để mua đồ chơi cho bé nữa, chỉ cần tận dụng những món đồ bỏ đi cũng có thể tạo nên những món đồ chơi thú vị và bổ ích cho bé. Chúc các bạn làm thành công nhé!
Xem ngay các bài viết hay khác:
- Đồ chơi tái chế bằng chai nhựa, mẹ khéo tay khiến bé thích mê
- Cách chọn đồ chơi cho trẻ từ 6 – 10 tuổi
- Cách chọn đồ chơi cho trẻ dưới 1 tuổi
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH