Tăng huyết áp là một trong những vấn đề sức khỏe hiện nay nhiều người mắc phải. Để có cái nhìn rõ hơn về tăng huyết áp cũng như những nguyên nhân và cách khắc phục, hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây!
1Bệnh tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp (hay cao huyết áp) là hiện tượng áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn so với bình thường. Bạn có thể mắc cao huyết áp không có bất kỳ triệu chứng gì, nhưng lâu dài sẽ xuất hiện các biến chứng trầm trọng như đau tim, đột quỵ.
Sử dụng máy đo huyết áp tự động Microlife B6 Advanced dễ dàng theo dõi huyết áp tại nhà, phòng ngừa tăng huyết áp
Khi đo bằng máy đo huyết áp, người ta xác định 2 số đo là huyết áp tâm thu (số đứng trước) và huyết áp tâm trương (số đứng sau), ví dụ như 120 trên 80 (viết là 120/80 mmHg). Bạn bị cao huyết áp khi một hoặc cả hai chỉ số quá cao so với bình thường.
- Huyết áp bình thường: hầu như thấp hơn 120/80mmHg.
- Cao huyết áp (tăng huyết áp): đạt mức 140/90mmHg trở lên trong một thời gian dài.
- Tiền cao huyết áp: từ 120/80mmHg đến dưới 140/90mmHg.
2Triệu chứng thường gặp của bệnh tăng huyết áp
Hầu hết những người bị cao huyết áp không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào mặc dù bệnh đang khá nghiêm trọng. Rất ít người trong số họ có một số triệu chứng thường gặp của tăng huyết áp như đau đầu, khó thở hoặc chảy máu cam.
Tuy nhiên, các dấu hiệu và triệu chứng không rõ ràng và thường không xảy ra cho đến khi bệnh đã đạt đến giai đoạn nghiêm trọng hay có thể đe dọa tính mạng.
Đau đầu là một trong các triệu chứng thường thấy của bệnh cao huyết áp
3Các giai đoạn của bệnh cao huyết áp
Huyết áp bình thường
Chỉ số huyết áp bình thường là khi chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 120mmHg và tâm trương nhỏ hơn 80mmHg. Đối với người đo có độ huyết áp trong mức này thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp.
Chỉ số huyết áp bình thường rơi vào khoảng từ 120/80mmHg
Tiền tăng huyết áp
Chỉ số đo huyết áp lớn hơn 120/80mmHg là một dấu hiệu cảnh báo, chỉ số đo huyết áp tâm thu nằm trong khoảng từ 120 – 129mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg có nghĩa bạn đang ở giai đoạn tiền cao huyết áp.
Nếu không can thiệp kịp thời, tình trạng sẽ tiến vào giai đoạn cao huyết áp rất nhanh, đồng thời đẩy mạnh tốc độ xảy ra biến chứng suy tim và đột quỵ.
Tăng huyết áp độ 1
Bạn sẽ được chẩn đoán đang ở giai đoạn 1 của cao huyết áp khi chỉ số đo huyết áp tâm thu đạt từ 140 – 159mmHg hoặc huyết áp tâm trương nằm trong khoảng 90 – 99mmHg.
Để xác định chính xác bạn có đang ở giai đoạn 1 của cao huyết áp hay không, cần đo nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định và lấy mức trung bình từ các chỉ số đo huyết áp đó.
Tăng huyết áp độ 1 có chỉ số tâm thu từ 140 – 159mmHg
Tăng huyết áp độ 2
Giai đoạn 2 của cao huyết áp cho thấy bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn. Ở giai đoạn này, chỉ số đo huyết áp của sẽ từ 160/100mmHg trở lên.
Nếu bạn bước vào giai đoạn 2, bác sĩ sẽ khuyên dùng một hoặc nhiều loại thuốc để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, không nên chỉ dựa vào thuốc mà còn phải tập các thói quen sống lành mạnh để quá trình điều trị hiệu quả
Thông thường, ở giai đoạn này sẽ gặp phải những triệu chứng như: tức ngực, khó thở, suy giảm thị giác, đi tiểu ra máu, chóng mặt, đau đầu và các triệu chứng của đột quỵ, chẳng hạn như tê liệt hoặc mất kiểm soát cơ mặt và tứ chi.
Một số triệu chứng tăng huyết áp độ 2
Tăng huyết áp độ 3
Trong trường hợp bạn đo huyết áp trên từ 180mmHg hoặc chỉ số từ 110mmHg trở lên, bạn hãy ngồi nghỉ 5 phút và đo lại một lần nữa. Nếu kết quả vẫn ra kết quả như vậy, bạn đã mắc phải tăng huyết áp độ 3, cần liên hệ bác sĩ ngay.
Tăng huyết áp độ 3 huyết áp có huyết áp trên từ 180mmHg hoặc chỉ số từ 110mmHg trở lên
4Nguyên nhân tăng huyết áp là gì?
Có hai loại cao huyết áp với các nguyên nhân khác nhau:
Cao huyết áp vô căn:
Hay được biết là tăng huyết áp nguyên phát với không có nguyên nhân cụ thể. Một số nguyên nhân dễ mắc bệnh: ăn mặn, hút thuốc, uống rượu bia nhiều, thừa cân, ít vận động thể lực, nhiều căng thẳng.
Cao huyết áp thứ cấp:
Được biết đến là tăng huyết áp thứ phát. Loại tăng huyết áp này thường có xu hướng xuất hiện đột ngột và gây ra huyết áp cao hơn so với cao huyết áp vô căn.
Một số tình trạng bệnh và thuốc có thể gây tăng huyết áp thứ phát:
- Bệnh nội tiết: u tủy thượng thận, cường aldosteron, hội chứng Cushing, cường giáp,…
- Bệnh tim mạch: hẹp eo động mạch chủ.
- Một số loại thuốc: thuốc tránh thai, corticoid, NSAIDs,…
Rượu, bia là một trong những yếu tố gây cao huyết áp vô căn
5Phương pháp hỗ trợ cải thiện bệnh tăng huyết áp hiệu quả
Tập thể dục thường xuyên
Bạn nên dành ra 30 – 40 phút cho việc tập luyện thể thao với các bộ môn như: Yoga, bơi lội, đạp xe đạp, chạy bộ,… đều đặn mỗi ngày. Nhờ vậy, bạn sẽ có thân hình săn chắc giúp cho huyết áp trong cơ thể ổn định hơn.
Giảm lượng muối
Việc ăn muối với liều lượng quá nhiều là nguyên nhân phổ biến gây huyết áp cao. Bạn nên thay đổi thói quen ăn uống giảm lượng đồ mặn, đồ chiên xào, ăn nhiều rau củ và trái cây tươi.
Tuy nhiên, đối với người có huyết áp thấp thì nên có lượng muối nhiều hơn một chút kết hợp uống nhiều nước nhé!
Giảm cân
Một số nghiên cứu cho rằng việc giảm cân sẽ giúp cho huyết áp giảm tự nhiên. Để giảm cân bạn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng nhiều món mau no với lượng ít calorie như rau, củ quả,…
Chế độ ăn cân bằng với nhiều rau quả giúp bạn giảm cân và hỗ trợ giảm huyết áp tự nhiên
Kiêng bia rượu và cà phê
Bia rượu và cà phê là những loại đồ uống ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh tăng huyết áp. Bạn nên giảm xuống uống không quá 1 ly cà phê hay 1 ly bia mỗi ngày.
Bạn nên kiêng rượu bia để tránh việc huyết áp tăng cao
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến cả cân nặng lẫn huyết áp. Bạn nên duy trì chế độ ăn uống với đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, hạn chế chất béo, dầu mỡ và hạn chế ăn mặn.
Bên cạnh đó, bạn nên chọn những loại thực phẩm chứa nhiều canxi, potassium hoặc các vitamin A, C, D giúp cho huyết áp được duy trì ở mức bình thường.
Bạn nên duy trì chế độ ăn uống với đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết và cân bằng
Duy trì tâm lý thoải mái, ổn định
Buồn phiền, lo lắng, thường xuyên tức giận hay bị áp lực đều là những yếu tố khiến cho tim mạch bị tác động không tốt, dễ làm huyết áp tăng cao.
Do đó, thiền là một trong những cách giúp bạn có thể tiết chế được cảm xúc, tinh thần luôn được thoải mái tránh ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.
Thiền là một trong những cách giúp bạn có thể tiết chế được cảm xúc, tinh thần luôn được thoải mái
Xem thêm:
- Đo huyết áp là gì? Tại sao phải đo huyết áp? Cách đo huyết áp chính xác
- 10 điều cần nhớ để cân bằng huyết áp
- Máy đo huyết áp là gì? Có bao nhiêu loại? Loại nào thích hợp để dùng trong gia đình nhất?
Với những thông tin trên, mong rằng bạn có cái nhìn cụ thể hơn về bệnh tăng huyết áp để phòng tránh cũng như bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình nhé!