Hiện nay, việc làm căn cước công dân gắn chip vẫn còn là vấn đề “nóng” được nhiều người quan tâm. Và hôm nay, bạn hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu những lưu ý khi đi làm CCCD gắn chip tại TP.HCM dành cho người tạm trú ngay nhé.
Theo Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06), hiện nay công an vẫn tiếp tục nhận hồ sơ làm CCCD cho người thường trú ở TP.HCM. Bên cạnh đó, từ ngày 01/05/2021, người có sổ tạm trú ở TP.HCM cũng được làm CCCD tại đây mà không cần phải về nơi thường trú.
Vậy những lưu ý khi đi làm CCCD gắn chip tại TP.HCM dành cho người tạm trú là gì? Bạn hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu ngay nhé.
Địa điểm, thời gian làm CCCD cho người tạm trú ở TP.HCM
Nếu trước kia, công an TP.HCM sẽ nhận hồ sơ làm CCCD cho người tạm trú từ ngày 01/07/2021 thì giờ đây, việc tiếp nhận hồ sơ đã được thực hiện sớm hơn 2 tháng (nghĩa là ngày 01/05/2021). Do đó, theo thông tin từ PC06, bạn cần biết rõ vài thông tin quan trọng khi đi làm CCCD cho người tạm trú, cụ thể:
– Đối tượng được tiếp nhận hồ sơ làm CCCD: Là người tạm trú có hộ khẩu. Nghĩa là người tạm trú có nơi thường trú ở bất kỳ tỉnh, thành nào khác (không phải TP.HCM). Đây chính là điều kiện cần phải đảm bảo khi đi làm CCCD ở TP.HCM cho người tạm trú.
– Địa điểm tiếp nhận hồ sơ: Công an thành phố Thủ Đức và công an 21 quận, huyện khác trên địa bàn TP.HCM sẽ là nơi tiếp nhận hồ sơ cho người tạm trú. Lưu ý, trụ sở phòng PC06 (459 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1, TP.HCM ) sẽ không tiếp nhận hồ sơ này bạn nhé.
Và hiện nay, các cán bộ, thiết bị của PC06 đang được đưa về thành phố Thủ Đức và các quận, huyện khác để hỗ trợ, giúp đỡ địa phương nhằm đạt được tiến độ nhanh chóng nhất. Do đó, 2 xe cấp CCCD lưu động của PC06 vẫn đang tiến hành cấp CCCD trên địa bàn các quận, huyện TP.HCM (ưu tiên cho trường học, bệnh viện,…).
Các loại giấy tờ người tạm trú cần đem theo
Theo đại diện PC06, người tạm trú đi làm CCCD không cần đem theo bất kỳ giấy tờ gì để chứng minh việc đang tạm trú ở TP.HCM. Thay vào đó, người tạm trú cần mang giấy tờ chứng minh về nơi thường trú của bản thân, CMND/CCCD cũ và sổ hộ khẩu để cán bộ tiếp nhận cũng như đối chiếu dữ liệu.
Còn giấy khai sinh hay vài giấy tờ hộ tịch khác chỉ yêu cầu khicán bộ cần để đối chiếu, kiểm tra và xác minh vài thông tin về ngày tháng năm sinh, hộ tịch,… mà trên CMND/CCCD cũ và sổ hộ khẩu không có, không rõ ràng,…
Lưu ý, phòng PC06 thông tin, cán bộ tiếp nhận sẽ không chấp nhận sổ hộ khẩu sao y chứng thực thay cho sổ hộ khẩu bản chính. Theo hướng dẫn từ Bộ Công an, người dân (người tạm trú ở TP.HCM) buộc phải cung cấp sổ hộ khẩu bản chính nhằm đối chiếu thông tin một cách chính xác nhất.
Vì thế, người tạm trú có thể về quê hay nhờ người thân ở quê gửi sổ hộ khẩu bản chính lên TP.HCM (nếu không mang sổ hộ khẩu bản chính trên TP.HCM). Với trường hợp này, người tạm trú nên cân nhắc giữa việc về quê làm CCCD hay đem sổ hộ khẩu lên TP.HCM làm CCCD nhé.
Giữa tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay, người dân phải thận trọng giữ gìn sức khỏe bản thân, gia đình trong lúc về quê cũng như suốt quá trình làm CCCD nha.
Ngoài ra, CCCD gắn chip (hay CMND trước kia) đều có thông tin nơi thường trú của người dân. Do đó, để làm được CCCD, bạn buộc phải có nơi thường trú (sổ hộ khẩu). Nếu không có nơi thường trú (sổ hộ khẩu) kéo theo không có cả CMND thì hiện nay cơ quan chức năng vẫn chưa thể cấp CCCD được.
Tham khảo thêm các địa điểm làm thẻ căn cước công dân gắn chip để tiện cho việc làm thủ tục cấp/trả thẻ.
Một số lưu khi ý khi làm CCCD cho người tạm trú ở TP.HCM
Nếu không có nơi thường trú (hộ khẩu) thì sẽ không thể cấp CCCD. Do đó, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
Trường hợp người dân bị xóa hộ khẩu thì buộc phải nhập hộ khẩu lại, rồi mới được cấp đổi CCCD.
Trường hợp người dân chưa đăng ký thường trú thì cũng cần đăng ký (nhập hộ khẩu) ở các diện như: Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ việc về ở với anh, chị, em ruột;
Người tàn tật mất khả năng lao động; bệnh nhân tâm thần hay bệnh làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
Người chưa thành niên không còn cha, mẹ (hay còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng) về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại…
Các trường hợp này đều phải lấy giấy khai sinh và hồ sơ theo quy định để nhập hộ khẩu, rồi mới tiếp tục làm CCCD.
Trường hợp người chưa có quốc tịch Việt Nam (người nước ngoài, người không quốc tịch,…) kéo theo không có những giấy tờ hộ tịch, nhân thân (khai sinh, hộ khẩu, CMND,…) thì không có cơ sở cụ thể để cơ quan chức năng cấp CMND/CCCD theo quy định.
Tham khảo thêm: Thủ tục đăng ký tạm trú chi tiết, đầy đủ nhất để tiến hành đăng ký theo đúng các quy định của pháp luật.
Tham khảo những lưu ý và thủ tục cấp CCCD gắn chip trên truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé!
Hy vọng qua chia sẻ trên, bạn đã biết được những lưu ý khi đi làm CCCD gắn chip tại TP.HCM dành cho người tạm trú rồi nhé. Nếu bạn vẫn chưa làm CCCD thì hãy tham khảo và nhanh chóng đi làm ngay thôi nào.
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH