Hôm nay, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ cung cấp cho các bạn tất tần tật các thông tin về Retinaldehyde – retinoid với độ kích ứng thấp.
Có lẽ chị em phụ nữ đều biết Retinoids được coi là ‘thần dược’ có tác dụng trẻ hóa và điều trị mụn cho làn da. Tuy nhiên, lại không phải ai cũng có thể sử dụng được các hợp chất của Retinoids trên da của mình bởi các hợp chất này có khả năng kích ứng rất cao, đồng thời nảy sinh nhiều vấn đề khác.
Retinaldehyde được ứng dụng vào mỹ phẩm trở thành liệu pháp trị mụn và chống lão hóa cho làn da nhạy cảm thay thế cho các hoạt chất của Retinoids.
Retinaldehyde là gì?
Retinaldehyde là một dạng tiền chất của retinol, cũng là một dạng của vitamin A. Chỉ cần một bước sử dụng, cơ thể có thể chuyển đổi Retinaldehyde thành acid retinoic hoặc retinol (tiếp theo là chuyển thành retinyl palmitate).
Nhờ vào đặc tính động học này, retinaldehyde có khả năng điều trị da tương tự với tretinoin và còn giảm tác dụng phụ của thành phần này.
Ta thường bắt gặp Retinaldehyde trong sản phẩm trị mụn và chống lão hóa như serum, kem dưỡng,..
Retinaldehyde có tỷ lệ kích ứng thấp hơn?
Như vậy, liệu Retinaldehyde có thật sự vừa mang trong mình tác dụng của retinoid mà tỷ lệ kích ứng lại thấp hơn retinoid?
Điều này đã được kiểm chứng bởi một nghiên cứu ở Đức thực hiện bởi Dr. Fluhr và các cộng sự của mình. Nghiên cứu được đăng lên tạp chí Dermatology vào năm 1999 đã so sánh nguy cơ kích ứng của Retinol, Retinaldehyde và Acid Retinoid.
Kết luận của nghiên cứu này nói rằng, khả năng dung nạp vào da của Retinol và Retinaldehyde tốt hơn Acid Retinoid.
Một nghiên cứu khác ở Pháp được thực hiện bởi Dr. Boisnic và cộng sự (cũng được công bố trên tạp chí Dermatology vào năm 1999) đã quan sát khả năng của chất Retinaldehyde trong việc đảo ngược các tổn thương trên da gây ra bởi bức xạ UVA.
Họ kết luận rằng chất này có thể thúc đẩy sự tái tạo của sợi đàn hồi và đảo ngược sự hư hỏng của collagen gây ra bởi UVA. Đặc tính này tương tự với tác dụng sinh học của Tretinoin.
Vì vậy, đối với những người có làn da nhạy cảm và kích ứng với Retinoid, thì sử dụng Retinaldehyde là một sự lựa chọn đáng thử. Dù các sản phẩm chứa Retinaldehyde trên thị trường hiện này đều có nồng độ từ 0.05%-0.1% nhưng nồng độ và tần suất sử dụng tối ưu chất này vẫn cần được nghiên cứu cụ thể hơn.
Điều trị mụn bằng Retinaldehyde
Ngoài có tác dụng trẻ hóa làn da, Retinaldehyde còn có khả năng điều trị mụn ngang bằng, thậm chí là cao hơn Retinoid.
Bởi so với liệu pháp trị mụn truyền thống được sử dụng trong hàng thập kỷ của các Retinoid như Acid Retinoic (Tretinoin, Retin-A), thì sự chuyển đổi từ Retinaldehyde thành Acid Retinoic hoàn toàn có tác dụng tương tự như các Retinoid hoạt tính.
Một lý do nữa là nhờ tỷ lệ gây kích ứng thấp, nên Retinaldehyde có khả năng kết hợp với các liệu pháp trị mụn có khả năng kích ứng cao.
Thực tế cho thấy, hai nghiên cứu được nêu ra ở trên đã chứng minh được hiệu quả trị mụn của Retinaldehyde 0.1% với Axit Glycolic 6%.
Ngoài ra, Dr. Pechere và cộng sự công tác tại bệnh viện Geneva University, Switzerland đã chứng tỏ rằng Retinaldehyde có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn cả Retinol và Acid Retinoic (công bố trên tạp chí Dermatology 2002).
Bởi chất này có thể chống lại vi khuẩn P. acnes – vi khuẩn tham gia vào quá trình hình thành và phát triển mụn.
Mụn luôn là nỗi ám ảnh nặng nề của các bạn nữ. Hi vọng các thông tin truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn cung cấp ở trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về Retinaldehyde trong quá trình điều trị mụn và giữ gìn làn da của mình nhé!
Xem thêm:
>> Điểm qua các hoạt chất làm giảm thâm, bọng mắt
>> 7 hoạt chất vàng trong làng mỹ phẩm bạn nên biết
>> Tìm hiểu về hoạt chất Peptide và lợi ích của peptide trên da
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH