Tết Nguyên Đán là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là thời điểm đón năm mới âm lịch, còn gọi là Tết m lịch, Tết Ta, Tết Cổ truyền,… Nguyên Đán hiểu là buổi sáng đầu tiên, khởi đầu năm mới.

Hôm nay truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ cùng chia sẻ cho bạn nào chưa hiểu tại sao Tết lại được gọi là Tết Nguyên Đán và nguồn gốc của Tết Nguyên Đán đến từ đâu nhé.

Tết Nguyên Đán là gì?

Tết Nguyên Đán hay được gọi là Tết cổ truyền của người dân Việt Nam ta. Tết được tính theo lịch ngày m và đây cũng là dịp lễ lớn, diễn ra vào đầu năm. Dịp mà tất cả người con xa xứ trở về nhà, về với gia đình.

Tết Nguyên Đán là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc Tết Nguyên ĐánTết Nguyên Đán là gì?

Thuật ngữ “Tết” mà mọi người vẫn hay gọi là một dạng rút gọn để chỉ Tết Nguyên Đán, nó có nguồn gốc từ tiếng Việt cổ có nghĩa là “Lễ hội sáng mồng một”.

Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ đâu?

Chắc bạn không còn xa lạ với sự tích “Bánh chưng bánh giầy”, một câu chuyện dân gian của người Việt ta. Trong đó, Tết Nguyên Đán được có nguồn gốc từ thời Vua Hùng thứ 6. Sau này bánh chưng cũng là món ăn truyền thống của ngày Tết.

Mọi người gói bánh Chưng trong dịp Tết Nguyên ĐánMọi người gói bánh Chưng trong dịp Tết Nguyên Đán

Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng, Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và du nhập vào nước ta vào khoảng thời gian 1000 năm Bắc thuộc. Đến này vẫn có nhiều luồng ý kiến và luôn là chủ đề gây tranh cãi.

Ý nghĩa Tết Nguyên Đán – Tết cổ truyền

Tết Nguyên Đán là thời điểm giao thoa đất trời

Tại sao nói Tết Nguyên Đán là thời điểm giao thoa đất trời? Vì, năm cũ qua đi – năm mới bắt đầu, mọi người sẽ tổng kết và gác lại những dự định của năm cũ dù hoàn thiện hay chưa hoàn thiện và bắt tay vào chuẩn bị cho năm mới chỉn chu, đầy đủ hơn. Đây là lý do tại sao bố mẹ chúng ta thường làm mâm cơm cúng vào Đêm giao thừa.

Mâm cơm cúng Đêm giao thừa dịp Tết Nguyên ĐánMâm cơm cúng Đêm giao thừa dịp Tết Nguyên Đán

Đây cũng là khoảng thời gian giao thoa giữa đất và trời, chúng ta sẽ có cơ hội gần gũi hơn với thần linh. Mâm cơm cúng đó vừa là mâm cơm đầu tiên của gia đình, cũng là tấm lòng gửi tới Thần Nông, Thổ địa, ông Công, ông Táo,những người thân trong gia đình đã khuất,… nhằm mục đích cầu may, mong các Ngài phù hộ cho năm tới làm ăn suôn sẻ và thuận lợi.

Tết Nguyên Đán là dịp tưởng nhớ ông bà tổ tiên

Ngày vui, gia đình sum vầy bên nhau cũng là lúc chúng ta trò chuyện và dành những lời chúc may mắn nhất cho người thân của mình. Đây cũng là khoảng thời gian ta tỏ lòng thành, tưởng nhớ tới ông bà, tổ tiên của ta. Vậy mới là những người con có hiếu.

Tết Nguyên Đán là dịp cầu mong may mắn, tài lộc

Năm cũ qua đi, năm mới bắt đầu đồng nghĩa với việc một khởi đầu mới lại tới. Lý do người ta thường đi chùa đầu năm là để cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe và may mắn cho bản thân, gia đình. Cho nên, dịp Tết Nguyên Đán cũng là dịp mọi người cầu mong may mắn và tài lộc.

Cầu tài lộc, may mắn đầu nămCầu tài lộc, may mắn đầu năm

Tết Nguyên Đán là dịp đoàn tụ gia đình

Dù có đi xa đến đâu, có thường xuyên về hay thi thoảng thì bất cứ người con nào cũng sẽ trở về tổ ấm của mình và đoàn tụ vào dịp Tết Nguyên Đán. Đây cũng chính là dịp để những đứa con báo hiếu cho ông bà, cha mẹ, hâm nóng tình cảm gia đình.

Tết Nguyên Đán là dịp đoàn tụ gia đìnhTết Nguyên Đán là dịp đoàn tụ gia đình

Tết Nguyên Đán là dịp cúng trả lễ thần linh

Những thành quả mà chúng ta đã gặt hái được trong năm qua cũng nhờ một phần thần linh giúp đỡ, phù hộ độ trì cho chúng ta. Vì vậy, mào mỗi dịp Tết Nguyên Đán ta nên làm lễ cúng trả thần linh. Ví dụ như người nông dân có một mùa thu hoạch bội thu, cần phải làm lễ cúng trả lễ cho Thần Nông.

Lễ cúng trả thần linh ngày TếtLễ cúng trả thần linh ngày Tết

Tết Nguyên Đán là dịp sinh nhật mọi người

Nếu sinh nhật của bạn vào đúng dịp Tết thì không còn gì tuyệt vời hơn, niềm vui được nhân đôi. Bởi đây chính là thời điểm mọi người trong gia đình đông đủ nhất và cũng là lúc bạn nhận được nhiều lời chúc nhất và đầu năm, may mắn sẽ luôn đến một cách bất ngờ.

Phong tục truyền thống trong ngày Tết cổ truyền

Phong tục trước Tết

  • Dọn dẹp nhà cửa
  • Trang trí nhà cửa
  • Chuẩn bị mâm ngũ quả
  • Gói bánh chưng
  • Chuẩn bị quần áo mới
  • Chuẩn bị bánh, kẹo, lì xì
  • Chuẩn bị cơm cúng

Phong tục trước TếtPhong tục trước Tết

Phong tục trong Tết

  • Xông nhà lấy may
  • Chúc tết
  • Lì xì
  • Xin câu đối, câu chúc
  • Đi hội
  • Đi chùa cầu may

Phong tục trong TếtPhong tục trong Tết

Tham khảo thêm: Phong tục truyền thống trong ngày Tết cổ truyền của người Việt

Tết nguyên đán 2023 vào ngày nào?

Tết Nguyên Đán năm 2023 tức năm Quý Mão sẽ rơi vào ngày 22/01/2023 dương lịch, Mùng 2 rơi vào ngày 23/01/2023 dương lịch. Vậy là chỉ còn 33 ngày nữa thôi là tới Tết rồi, một năm cũ sắp kết thúc và một năm mới sắp bắt đầu.

Lịch nghỉ Tết Nguyên ĐánLịch nghỉ Tết Nguyên Đán

Tham khảo thêm: Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên Đán 2023?

Vừa rồi truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã chia sẻ cho bạn biết Tết Nguyên Đán là gì và những hoạt động trong ngày đặc biệt này. Cảm ơn bạn đã đọc và hãy luôn theo dõi các bài viết của chúng mình để có thật nhiều thông tin hữu ích nhé!

Chọn mua sản phẩm vệ sinh nhà cửa tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để dọn nhà đón Tết nhé:

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *