Thai ngôi mông là gì? Giải đáp các thắc mắc liên quan

Bạn đang xem bài viết: Thai ngôi mông là gì? Giải đáp các thắc mắc liên quan tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thai ngôi mông là một trong những hiện tượng có thể gây ảnh hưởng xấu tới việc sinh nở của mẹ bầu. Cùng chuyên mục Thai kỳ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu chi tiết về thai ngôi mông qua bài viết dưới đây ba mẹ nhé!

1Thai ngôi mông là gì?

Thai ngôi mông là gì? Thai ngôi mông là hiện tượng gần đến ngày dự sinh nhưng thai nhi chưa quay đầu xuống, phần đầu nằm tại đáy tử cung và phần mông vẫn hướng xuống tử cung của mẹ. Đây là tư thế thai ngôi ngược, thường khiến mẹ bầu có nguy cơ cao phải sinh mổ.

Thai ngôi mông là gì

Đến ngày dự sinh, em bé vẫn chưa quay đầu xuống đường sinh của mẹ

2Các loại thai ngôi mông

Có 3 kiểu thai ngôi mông chính:

  • Thai ngôi mông đủ (thai môi ngông hoàn toàn): Mông của em bé sẽ hướng xuống dưới cổ tử cung của mẹ, hai đầu gối gập lại tạo thành tư thế bắt chéo chân.
  • Thai ngôi mông thiếu kiểu mông (thai ngôi mông không hoàn toàn): Mông của em bé sẽ hướng xuống dưới cổ tử cung của mẹ, hai chân duỗi thẳng lên phía trước mặt và hai bàn chân được đặt sát nhau.
  • Thai ngôi mông thiếu kiểu chân: Một hoặc có thể là hai chân của em bé hướng xuống dưới cổ tử cung của mẹ.
Có thể bạn quan tâm: Ngôi thai là gì? Cách nhận biết các dạng ngôi thai

3Nguyên nhân thai ngôi mông

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào có thể chỉ ra chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng thai ngôi mông. Tuy nhiên, có một số biến chứng có khả năng gây ảnh hưởng nhiều đến vị trí của ngôi thai, cụ thể như:

  • Thai ngôi mông có nguy cơ cao xảy ra ở những thai phụ mang đa thai, thai nhi gặp vấn đề về nhau thai hoặc sinh non.
  • Nước ối trong tử cung quá nhiều hay quá ít.
  • Hình dạng bất thường của tử cung hoặc u xơ cổ tử cung cũng có thể cản trở việc em bé xoay đầu xuống dưới vào những tháng cuối.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng thai ngôi mông

Mẹ mang đa thai có khả năng cao gặp hiện tượng thai nhi ngôi mông

Có thể bạn quan tâm: Tình trạng dây rốn quấn cổ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

4Thai ngôi mông có phổ biến không?

Trong suốt thời kỳ mang thai, em bé sẽ thường xuyên thay đổi vị trí trong bụng mẹ. Trước khi đến ngày dự sinh, phần lớn thai nhi sẽ quay đầu xuống đường dẫn sinh, tuy nhiên vẫn có khoảng 4% thai nhi quay chân hoặc quay mông xuống dưới.

5Thai nhi ngôi mông có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, thai ngôi mông là hiện tượng rất nguy hiểm bởi:

  • Việc đưa thai nhi khỏi bụng mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong trường hợp xấu nhất, nước ối sẽ vỡ trước khi có cơn đau chuyển dạ và theo nước ối, cuống nhau thai sẽ bị cuốn ra ngoài từ đó khiến em bé bị thiếu oxy.
  • Nguy cơ kẹt đầu hậu có thể làm thai nhi sang chấn hoặc chết.
  • Với trường hợp thai ngôi mông thiếu kiểu chân, mẹ sẽ có nguy cơ cao bị sa tử cung. Đồng thời, em bé cũng có thể gây áp lực lên dây rốn làm quá trình lưu thông máu bị hạn chế. Theo đó, nếu sinh thường, em bé sẽ có thể bị dị tật ở chân.
Có thể bạn quan tâm: Vỡ ối là gì? 6 Điều quan trọng mẹ cần làm sau khi nước ối vỡ

6Thai nhi ngôi mông mẹ nên làm gì?

  • Thực hiện bài tập “độ nghiêng ngôi mông”: Mẹ bầu nằm xuống, sử dụng gối êm để hỗ trợ và nâng hông lên cao khoảng 3 – 4 cm so với mặt phẳng. Mẹ nên duy trì tư thế này khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày để kích thích em bé quay đầu.
  • Sử dụng tai nghe có phát nhạc và đặt ở phía dưới bụng: Phương pháp này có thể giúp thai nhi quay đầu về vị trí có âm thanh.
Thai ngôi mông mẹ nên làm gì

Kích thích em bé quay đầu bằng cách đặt tai nghe có chứa âm thanh phía dưới bụng

7Bác sĩ xử trí như thế nào đối với thai ngôi mông?

Khi phát hiện tình trạng thai ngôi mông, các bác sĩ thường sẽ can thiệp thông qua phương pháp xoay thai (ECV). Theo đó, mẹ sẽ được tiêm một loại thuốc để giúp bụng mềm hơn. Tiếp theo, các bác sĩ sẽ dùng tay để xoay đầu em bé (thực hiện phía bên ngoài thành bụng).

Trung bình, tỷ lệ xoay đầu em bé thành công sẽ khoảng 65%. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như thể tích nước ối, vị trí và cân nặng của thai nhi. Trong trường hợp phương pháp ECV không giúp em bé quay đầu, các bác sĩ buộc sẽ tiến hành phải mổ lấy thai.

Có thể bạn quan tâm: Nhau cài răng lược là gì? Tình trạng này có nguy hiểm không?

8 Thai nhi ngôi mông có sinh thường được không?

Mặc dù sinh thường không được khuyến khích khi gặp hiện tượng thai ngôi mông, tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ. Thai nhi ngôi mông có thể được xem xét thực hiện sinh thường ở một số trường hợp sau:

  • Thai nhi đủ tháng và ở tư thế thai ngôi mông đủ hoặc thiếu kiểu mông
  • Cân nặng của thai nhi không quá nhỏ hoặc quá lớn (thường từ 2500 -3200 gram và còn phụ thuộc là con so hay con rạ)
  • Thai nhi không mắc các dị tật bẩm sinh như não úng thủy hoặc bụng cóc,…
  • Đầu của thai nhi cúi tốt, không ngửa nguyên phát
  • Nhịp tim của thai nhi ổn định và được theo dõi chặt chẽ một cách liên tục
  • Quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi, cổ tử cung mở đủ lớn để em bé chào đời
  • Xương chậu của mẹ không quá hẹp

Tuy nhiên tốt nhất, tất cả mọi trường hợp thai nhi ngôi mông đều nên được sinh trong bệnh viện thông qua phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Thai ngôi mông có được sinh thường không

Tốt nhất, trong mọi trường hợp thai ngôi mông, nên sinh mổ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé

9Thai ngôi mông nên mổ ở tuần bao nhiêu?

Đến giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, đặc biệt là từ tuần thứ 32 trở đi, em bé sẽ tự động quay đầu xuống đường dẫn sinh để chuẩn bị chuẩn bị sẵn sàng cho việc chào đời. Nếu thai ngôi mông tiếp tục kéo dài đến tuần thứ 37, em bé sẽ không thể tự mình quay đầu nữa. Điều này đồng nghĩa với việc mẹ phải sinh mổ, tình trạng này thường chiếm khoảng 3-4% số ca sinh con đủ tháng.

10Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Thai ngôi mông có thể gây nguy hiểm tới cả sức khỏe của mẹ và bé. Vậy nên trong suốt quá trình mang thai, mẹ nên lựa chọn địa chỉ khám thai uy tín để các bác sĩ có thể phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời khi phát hiện các bất thường thai nhi.

Bài viết của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn/ Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

Lan Anh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Anh Thư

Xem thêm:

  • Hướng dẫn mẹ 10 tư thế chuyển dạ nhanh giúp giảm đau khi sinh thường
  • 12 Dấu hiệu sắp sinh mẹ cần biết để đến bệnh viện kịp thời
  • Máu báo chuyển dạ là gì? Hướng dẫn mẹ cách nhận biết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thai ngôi mông là gì? Giải đáp các thắc mắc liên quan của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *