Tháng củ mật nghĩa là gì? Những điều kiêng kỵ bạn nên biết

Tháng củ mật nghĩa là gì? Những điều kiêng kỵ bạn nên biết
Bạn đang xem: Tháng củ mật nghĩa là gì? Những điều kiêng kỵ bạn nên biết tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng một lần nghe thấy cái tên “tháng củ mật” đúng không nào? Vậy tháng củ mật nghĩa là gì? Vì sao lại có tên gọi như vậy? Hãy cùng Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đi tìm lời giải đáp “tất tần tật” trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Tháng củ mật có nghĩa là gì? Tháng củ mật là tháng mấy?

Trong quan niệm của dân gian xưa, tháng 12 âm lịch (hay còn là tháng Chạp) được gọi là tháng củ mật. Nhiều người thường nghĩ rằng, “tháng củ mật” là tên gọi kết hợp của một loại củ nào đó cùng với mật mà thôi. Thế nhưng liệu rằng điều này có chính xác?

thang cu mat nghia la gi

Ảnh: sưu tầm

Thực chất, “củ mật” không phải là tên gọi của một loại củ nào mà đây vốn là một từ Hán Việt. Từ “củ” trong từ “củ sát” có nghĩa là là xem xét, đốc trách, kiểm soát. Còn từ “mật” trong từ “cẩn mật” được sử dụng với nghĩa kín đáo, không để lộ, sơ hở. Vậy tháng củ mật có nghĩa là gì? “Tháng củ mật” theo nghĩa Hán Việt có thể hiểu là “kiểm soát cẩn thận”. Đây cũng là ý nghĩa được nhiều người Việt sử dụng từ xưa đến nay để gọi tháng 12 Âm lịch.

2. Vì sao lại gọi là “tháng củ mật”?

Sau khi đã tìm hiểu tháng củ mật nghĩa là gì, chắc hẳn bạn đọc cũng sẽ băn khoăn vì không biết vì sao lại gọi tháng 12 âm lịch là tháng củ mật đúng không? Về tên gọi đặc biệt này, có thể lý giải như sau:

Tháng củ mật chính là thời điểm tháng 12 âm lịch – đây là dịp cuối năm, sát với Tết Nguyên Đán nên hầu như người người nhà nhà đều tất bật, đi lại thường xuyên. Trong khi mọi người đều bận bịu với công việc, lơ là và không còn cảnh giác thì đây cũng là thời điểm những tên trộm cắp “đói ăn” và bắt đầu đi kiếm con mồi của mình. Chính vì vậy, vào tháng củ mật người ta thường nhắn nhủ nhau phải cảnh giác, đề phòng trộm cắp, mất của cải.

thang cu mat nghia la gi

Ảnh: sưu tầm

Bên cạnh đó, tháng củ mật còn muốn nói đến những điều không may mắn, những xui xẻo, “tai bay vạ gió”, sự cố mà bạn có thể gặp phải trong tháng cuối năm này. Do đó, bạn cũng nên cẩn thận với sức khỏe, hao người tốn của và hạn chế những sự cố khi đi lại để không gặp phải những sự cố đáng tiếc vào dịp cuối năm. Như vậy, chắc hẳn bạn đọc cũng đã tìm hiểu được tháng củ mật nghĩa là gì và vì sao người ta lại gọi tháng 12 là tháng củ mật rồi đúng không nào?

Có thể bạn quan tâm: 

3. Vì sao tháng 12 âm lịch lại gọi là tháng Chạp?

Tháng 12 âm lịch không chỉ được biết đến là tháng củ mật mà còn được gọi với cái tên quen thuộc là tháng Chạp. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi, tháng Chạp có nghĩa là gì chưa? Sở dĩ, có tên gọi đặc biệt như vậy là có bắt nguồn từ bên Trung Quốc. 

Ảnh: sưu tầm

Theo như văn hóa của người Trung Quốc, vào tháng 12 âm lịch – khi thời tiết bắt đầu bước vào tháng cuối của mùa đông, nhiệt độ thường rất lạnh và hanh khô. Vì thế, người ta thường bắt đầu ướp thịt khô để dành ăn quanh năm. Từ đó, bên Trung Quốc họ còn gọi tháng 12 âm lịch là tháng Lạp Nguyệt (từ “lạp” có nghĩa là “có xuất xứ từ thịt”). Sau này, hai chữ “Lạp nguyệt” này, người Việt đã đọc chệch từ Lạp thành Chạp. Tên gọi tháng Chạp cũng từ đó ra đời.

4. Những điều cần kiêng kỵ trong tháng củ mật

Để giúp hạn chế những điều phiền toái hay những “tai bay vạ gió” trong tháng củ mật, dưới đây là một vài điều cần tránh mà bạn nên lưu ý:

  • Khi đi xa về nhà, không nên để nhà cửa tối tăm: thay vào đó, trước khi mở cửa vào nhà bạn nên gõ 3 tiếng vào cửa, sau nửa phút lại gõ thêm 3 tiếng nữa. Khi vào đến nhà nên bật hết đèn trong nhà, đun nấu trong bếp để nhà không bị lạnh lẽo.
  • Không nên nhặt tiền, của cải đánh rơi ở ngoài đường: người ta thường kiêng kị trong tháng củ mật không nên nhặt tiền, của cải ở ngoài đường vì đây thường là tiền cúng lễ để xua đi vận rủi. Nếu bạn nhặt về cũng chính là mang vận rủi theo mình.
  • Không gây mâu thuẫn, tránh thị phi: đây là thời điểm tháng cuối của năm nên bạn cần hạn chế việc gây mâu thuẫn để không bị ảnh hưởng đến vận trình năm mới.
  • Khi đi lại ở ngoài đường bạn nên gửi xe ở những nơi có người trông coi: nên khóa càng, khóa cổ và gắn các thiết bị chống trộm để hạn chế việc bị mất xe trong tháng củ mật.
  • Hạn chế những bữa tiệc tùng triền miên: việc ăn nhậu vào dịp tất niên quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như ngộ độc thực phẩm, chảy máu dạ dày, ngộ độc,… Hơn nữa, uống quá nhiều rượu bia còn khiến bạn thiếu tỉnh táo, dễ bị trộm cắp, lừa đảo, đi lại không an toàn.

(Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo)

Trên đây, Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã cung cấp cho các bạn những thông tin về tháng củ mật. Mong rằng, sau khi đọc xong bài viết trên bạn sẽ biết được tháng củ mật nghĩa là gì? Vì sao lại có tên gọi đặc biệt như vậy. Đây cũng là thời điểm “ngày cùng tháng tận” của năm nên bạn hãy đề phòng, cẩn thận để không gặp phải những sự cố, mất mát đáng tiếc nào nhé!

Có thể bạn quan tâm: